Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Uống thuốc nhuận tràng bao lâu thì có tác dụng?

Ngày 13/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thuốc nhuận tràng thường là giải pháp nhanh nhất cho tình trạng táo bón. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu xem uống thuốc nhuận tràng bao lâu thì có tác dụng qua bài viết dưới đây.

Thuốc nhuận tràng đã không còn xa lạ với chức năng chính là hỗ trợ điều trị táo bón cho những ai đang gặp phải vấn đề này. Vậy thực tế thì uống thuốc nhuận tràng bao lâu thì có tác dụng? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này nhé!

Tổng quan về thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng trên thị trường hiện nay có nhiều dạng bào chế khác nhau từ thể rắn như viên nén, viên nang, thuốc đạn cho đến các thể lỏng như dung dịch, hỗn dịch,… Ngoài ra, thuốc nhuận tràng còn được biết đến với đa dạng đường dùng từ dạng thuận tiện như đường uống cho đến các loại thuốc đặt trong trực tràng.

Nhìn chung, mỗi loại thuốc nhuận tràng đều được sản xuất với chức năng khác nhau và tùy vào mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Ví dụ như các loại thuốc đặt đường trực tràng sẽ có tác dụng nhanh hơn nhiều so với loại đường uống nhưng cũng đi kèm theo nhiều tác dụng phụ cần lưu ý hơn.

Uống thuốc nhuận tràng bao lâu thì có tác dụng? 1
Thuốc nhuận tràng trên thị trường có nhiều dạng bào chế khác nhau

Uống thuốc nhuận tràng bao lâu thì có tác dụng?

Hiện nay, với sự bùng nổ của lối sống hiện đại ít vận động thì ngày càng nhiều người phải đối mặt với tình trạng táo bón. Do đó, mối quan tâm về việc sử dụng thuốc nhuận tràng để giải quyết vấn đề này cũng ngày một sâu sắc hơn. Một trong những câu hỏi thường gặp là uống thuốc nhuận tràng bao lâu thì có tác dụng. Thực tế thì việc giải đáp cho thắc mắc này còn phụ thuộc vào loại thuốc mà bạn đang có dự định sử dụng.

Thuốc nhuận tràng tạo khối

Bản chất của nhóm này là các polysaccharide thiên nhiên hoặc tổng hợp mà khi gặp nước, chúng sẽ tạo thành khối gel giúp phân được mềm ra và nhu động ruột được kích thích. Thuốc thường có tác dụng trong vòng 1 - 3 ngày.

Thuốc nhuận tràng làm trơn

Loại thuốc này nhuận tràng cơ học với cơ chế bôi trơn vị trí tiếp xúc của khối phân, giúp khối phân dễ dàng di chuyển hơn. Điều này là nhờ vào gốc dầu từ các loại dầu khoáng như parafin, vaseline có trong thuốc. Thời gian để thuốc phát huy tác dụng thường trong khoảng từ 8 - 72 giờ.

Thuốc nhuận tràng kích thích

Thuốc nhuận tràng kích thích đúng với tên gọi của nó với chức năng kích thích đại tràng có bóp và tăng nhu động ruột để đẩy khối phân ra ngoài. Thuốc dạng uống cần khoảng 8 - 12 giờ để tác dụng. Nếu cần giảm triệu chứng nhanh hơn, bạn có thể cân nhắc sử dụng đường đặt hậu môn.

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Thuốc nhuận tràng thẩm thấu thường là các dung dịch ưu trương với cơ chế tăng khả năng hấp thu nước vào lòng ruột giúp khối phân được mềm ra và dễ dàng đào thải hơn. Thuốc có 2 dạng bào chế chính là đường uống có tác dụng sau khoảng 1 - 4 giờ và bơm trực tràng khởi phát nhanh hơn chỉ khoảng 15 - 30 phút.

Nhìn chung, các loại thuốc nhuận tràng đường uống mất khoảng 1 - 3 ngày để phát huy tác dụng và chỉ khoảng 15 - 30 phút đối với các loại có đường đặt hậu môn hay trực tràng. Ngoài ra, bạn cũng chỉ nên sử dụng các loại thuốc này trong thời gian ngắn. Việc dùng thuốc quá lâu có thể ảnh hưởng tiêu cực lên màng nhầy ruột.

Uống thuốc nhuận tràng bao lâu thì có tác dụng? 2
Uống thuốc nhuận tràng bao lâu thì có tác dụng?

Thuốc nhuận tràng nên được sử dụng ở thời điểm nào?

Bên cạnh thắc mắc về vấn đề uống thuốc nhuận tràng bao lâu thì có tác dụng, việc dùng thuốc trước hay sau bữa ăn cũng nhận được nhiều quan tâm. Thực tế thì thức ăn có ảnh hưởng đến tác dụng của một số thuốc nên được khuyến cáo dùng trước ăn. Nhưng cũng có các loại thuốc dễ gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác nên được khuyên dùng sau ăn.

Đối với nhóm thuốc nhuận tràng làm trơn, các chuyên gia đặc biệt khuyến cáo cần được dùng sau ăn. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý tránh dùng thuốc khi chuẩn bị ngủ hoặc ở tư thế nằm bởi thuốc có thể sẽ hút vào và gây viêm phổi. Các loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu chứa lactulose ngược lại được khuyên sử dụng khi đói để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.

Các lưu ý khi dùng thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng hiện nay khá dễ dàng để tìm thấy và sử dụng trên thị trường. Tuy nhiên, bạn cũng cân nhắc một số lưu ý sau để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc.

  • Thuốc nhuận tràng chỉ nên được dùng tối đa trong vòng 7 - 10 ngày. Việc dùng thuốc lâu hơn có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa.
  • Nên sử dụng thuốc nhuận tràng với nhiều nước nhất có thể. Bởi một số loại thuốc nhuận tràng thẩm thấu có thể khiến cơ thể bị mất nước.
  • Chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết, tránh việc lạm dụng thuốc nhuận tràng. Thay vào đó, bạn có thể thay đổi chế độ ăn uống với nhiều chất xơ, hạn chế thực phẩm cay nóng để cải thiện tình trạng táo bón của mình.
  • Thuốc nhuận tràng chỉ có tác dụng tạm thời. Do đó, nếu đã dùng thuốc mà tình trạng táo bón không thuyên giảm thì bạn nên tìm đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám bởi vấn đề có thể là do các bệnh lý khác ở đường tiêu hóa.
  • Ở các đối tượng trẻ nhỏ và nhũ nhi, cần chọn lọc thuốc có thể sử dụng được và hạn chế dùng thuốc nhất có thể. Bởi điều này tiềm ẩn nguy cơ làm mất phản xạ đi cầu bình thường của trẻ.
Uống thuốc nhuận tràng bao lâu thì có tác dụng? 3
Thuốc nhuận tràng chỉ được sử dụng tối đa 7 - 10 ngày

Tóm lại, thuốc nhuận tràng hiện nay được phân thành 5 nhóm chính với các cơ chế giải quyết tình trạng táo bón khác nhau. Thông thường, thời gian phát huy tác dụng của thuốc nhuận tràng còn phụ thuộc vào loại thuốc mà bạn sử dụng, thường là 2 - 3 ngày đối với các thuốc đường uống và 15 - 30 phút với đường đặt hậu môn.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất xoay quanh vấn đề đang được quan tâm là uống thuốc nhuận tràng bao lâu thì có tác dụng. Theo dõi thêm các bài viết mới của Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm kiến thức bổ ích về sức khỏe nhé!

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm