Bị táo bón ăn rau gì thì tốt? Top 5 các loại rau, đậu cải thiện tiêu hóa
Ngày 13/09/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Bị táo bón ăn rau gì thì tốt đang là vấn đề được nhiều người tìm kiếm và quan tâm trong những năm gần đây. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về một số loại rau tốt cho tình trạng táo bón trong bài viết dưới đây nhé!
Táo bón là bệnh lý tiêu hoá phổ biến, chiếm khoảng 20% dân số toàn cầu. Một người được cho là táo bón khi tần suất đại tiện của người đó ít hơn 3 lần/tuần. Vậy bị táo bón ăn rau gì để cải thiện tình trạng sức khoẻ này? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc này nhé!
Nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón
Trước khi tìm hiểu về vấn đề bị táo bón ăn rau gì thì tốt, bạn cần hiểu rõ về đặc điểm và nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Táo bón là tình trạng đặc trưng bởi sự bất thường trong việc đại tiện với tần suất ít hơn 3 lần/tuần. Bên cạnh đó, một số các triệu chứng sau cũng là dấu hiệu của tình trạng táo bón: Đại tiện khó khăn, phân thường khô cứng, phải rặn mạnh mới đẩy ra ngoài được, cảm giác đi tiêu không hết,…
Nguyên nhân gây táo bón thường đa dạng và phân chia thành 2 loại chính:
Nguyên phát: Thường là các yếu tố liên quan đến nhu động ruột như giảm hoạt động tại đại tràng hay rối loạn chức năng sàn chậu. Các tình trạng này hay xảy ra ở nữ giới tạo cảm giác chướng bụng nhẹ, cảm giác không thể đi tiêu sạch hoàn toàn.
Thứ phát: Phổ biến nhất là do chế độ dinh dưỡng hay lối sống không khoa học như uống không đủ nước, chế độ dư thừa các thực phẩm giàu chất béo, thiếu bổ sung chất xơ từ rau củ,… Bên cạnh đó, các bệnh lý như cường cận giáp, suy giáp, tăng canxi máu hay vấn đề về tâm lý cũng gây ra tình trạng táo bón.
Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị táo bón
Như đã đề cập, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học cũng là một trong những nguyên nhân gây ra táo bón. Chính vì thế, người táo bón cần tinh chỉnh thực đơn hàng ngày, tham khảo các chuyên gia dinh dưỡng các loại thực phẩm cần bổ sung và kiêng để tránh tình trạng bệnh lý của mình biến chuyển xấu hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, các loại thực phẩm giúp nhuận tràng, đặc biệt là chất xơ sẽ hỗ trợ quá trình điều trị táo bón khá hiệu quả. Tuy nhiên, không phải bất kì loại rau nào cũng thực sự giúp ích trong việc điều trị táo bón. Vì thế, vấn đề bị táo bón ăn rau gì và nên kiêng gì đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Bị táo bón ăn rau gì thì tốt?
Các loại rau xanh luôn được ưu tiên lựa chọn trong thực đơn của người bị táo bón bởi chúng giúp tăng hoạt động tại đại tràng, hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hoá. Một số loại rau liệt kê dưới đây thường được các chuyên gia khuyên bổ sung vào thực đơn khi nhận được câu hỏi bị táo bón ăn rau gì thì tốt.
1. Mồng tơi, rau dền đỏ
Mồng tơi và rau dền đỏ chắc chắn không còn xa lạ trong đời sống chúng ta với nhiều cách chế biến đa dạng. Theo Đông y, cả 2 loại rau này có tính hàn và giải độc thanh nhiệt, hoạt tràng rất tốt. Ngoài ra, rau dền đỏ còn các tác dụng lợi tiểu, sát trùng nên thường được dùng để chữa bệnh kiết lỵ.
2. Rau khoai lang
Hầu hết chúng ta đều biết củ khoai lang có tác dụng rất tốt đến hệ tiêu hoá. Tuy nhiên, ít người để ý rằng rau khoai lang cũng có khả năng cải thiện tình trạng táo bón rất tốt. Điều này là nhờ vào hàm lượng chất xơ cao cộng thêm tính vị ngọt mát theo Đông y giúp hỗ trợ nhuận tràng.
3. Cây họ đậu
Bên cạnh nguồn đạm thực vật dồi dào, các cây họ đậu cũng chứa rất nhiều chất xơ. Theo ước tính, có đến khoảng 10g chất xơ trong 100g loại đậu bất kỳ. Ngoài ra, các cây họ đậu cũng có một số thành phần khác giúp giảm tình trạng táo bón như folat, vitamin B6, kẽm, kali,…
4. Đậu bắp
Bên cạnh thành phần chất xơ chiếm 2,5g trong 100g đậu bắp, vitamin A có trong thực phẩm này cũng có thể giúp giảm tình trạng táo bón. Bởi công dụng chính của vitamin A là tăng hoạt động của màng nhầy tại ruột kết, giúp cải thiện tiêu hoá.
5. Rau diếp cá
Tuy có vị chua và mùi hơi tanh, rau diếp cá lại được ứng dụng khá nhiều vào các bài thuốc trị táo bón. Điều này là nhờ vào tính mát, lợi tiểu của loại rau này, giúp thanh nhiệt cơ thể. Rau diếp cá sẽ có hiệu quả tốt nhất khi ăn sống trực tiếp. Nếu không chịu được mùi tanh của loại rau này, bạn có thể chế biến thành nước ép hoặc phơi khô rỗi hãm với nước sôi, trà uống hàng ngày.
Cách phòng ngừa và điều trị táo bón hiệu quả
Bên cạnh việc sử dụng thuốc nhuận tràng và bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, bạn cũng cần phải cân nhắc điều chỉnh lối sống sinh hoạt lành mạnh để giảm tình trạng táo bón cũng như phòng ngừa sự tái diễn của bệnh lý này.
Uống nhiều nước: Phân khô cứng do cơ thể thiếu nước cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón. Do đó, việc bổ sung lượng nước theo khuyến cáo nên là lựa chọn ưu tiên hàng đầu: 40ml nước/kg cân nặng ở người lớn khỏe mạnh.
Tập luyện thể lực thường xuyên: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được tình trạng táo bón có liên quan đến sự lười vận động ở người bệnh. Việc tập thể dục sẽ giúp cải thiện nhu động ruột, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Rèn thói quen đi tiêu vào thời điểm cố định: Thói quen đi vệ sinh vào một thời điểm trong ngày sẽ giúp bạn tránh phải nhịn tiêu khi đang làm việc. Thói quen này tốt nhất là nên được thực hiện sau bữa ăn vào những lúc đủ thời gian cho việc đại tiện.
Cân nhắc bổ sung lợi khuẩn probiotic: Các lợi khuẩn có trong sữa chua, kim chi, men vi sinh, dưa cải bắp,… cũng được khuyên dùng ở người đang gặp tình trạng táo bón.
Tóm lại, các loại chất xơ có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón kéo dài và được áp dụng ở hầu hết các đối tượng bệnh nhân. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng cũng cần phải kết hợp với thói quen sinh hoạt lành mạnh để đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị và ngăn ngừa tình trạng táo bón tái phát.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề táo bón ăn rau gì thì tốt. Theo dõi thêm các bài viết mới tại trang web của Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm kiến thức về các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe khác nhé!
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.