Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi phụ nữ bắt buộc phải sử dụng đồng thời thuốc tránh thai và Panadol. Tuy nhiên, có nhiều lo ngại về tương tác giữa hai loại thuốc này và liệu việc kết hợp chúng có ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc tránh thai hay không?
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng xem xét tác động của việc uống thuốc tránh thai rồi uống Panadol có sao không, có gây tương tác ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ hay không. Đồng thời, tìm hiểu về các yếu tố tác động đến hiệu quả của việc sử dụng hai loại thuốc này và những hướng dẫn để sử dụng chúng một cách an toàn bạn nhé!
Các loại thuốc tránh thai uống, bao gồm cả các loại có chứa một thành phần (progesterone) hoặc sự kết hợp của hai thành phần (estrogen và progesterone), có tác dụng ngăn chặn quá trình rụng trứng, làm đặc chất nhầy cổ tử cung và ngăn tinh trùng vào tử cung.
Tuy nhiên, các loại thuốc tránh thai cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác làm giảm hiệu lực hoặc mất tác dụng của thuốc tránh thai, khiến cho người dùng thuốc tránh thai đều đặn vẫn có thể mang thai.
Thuốc làm mất tác dụng của thuốc tránh thai bao gồm thuốc ngủ, thuốc an thần (như diazepam và phenobarbital), thuốc chống động kinh (như carbamazepin, phenytoin, trimethadione và navalproate), thuốc chống nấm (như griseofulvin), và các loại thuốc trị bệnh lao (như rifampicin).
Thuốc làm giảm hiệu lực của thuốc tránh thai bao gồm các loại thuốc kháng sinh, thuốc kháng HIV, thuốc tăng huyết áp, thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc nhuận tràng, thuốc chống đông máu, than hoạt và các chất hấp phụ (chống ngộ độc) và các loại thuốc chống trầm cảm ba vòng.
Panadol là một loại thuốc không kê đơn, có thành phần hoạt chất chính là paracetamol. Loại thuốc này thường được sử dụng để giảm đau từ nhẹ đến vừa, cũng như làm thuốc hạ sốt và hỗ trợ điều trị các trường hợp cảm lạnh và cảm cúm.
Khác với các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), paracetamol không có tác dụng kháng viêm và được biết đến với độ an toàn cao, không gây ra những tổn thương cho tim mạch và đường tiêu hóa. Do đó, thuốc này thích hợp sử dụng cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú (với liều lượng được khuyến cáo).
Panadol thể tương tác với một số loại thuốc khác nhau, bao gồm Amoxicillin, Aspirin, Tramadol, Atorvastatin, Amitriptyline, Codeine, Amlodipine, Gabapentin, Levothyroxine, Diclofenac, Naproxen, Metformin, Furosemide, Clopidogrel, Pantoprazole, Diazepam, Ibuprofen, Lansoprazole, Levofloxacin, Pregabalin, Prednisone, Ramipril, Omeprazole, Ranitidine, Pantoprazole, Simvastatin và Sertraline.
Panadol cũng tương tác với rượu và thức ăn gây ảnh hưởng xấu đến gan. Tương tác này có thể dẫn đến các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, mệt mỏi, vàng da, ngứa.
Uống thuốc tránh thai rồi uống Panadol có sao không? Sử dụng Panadol ở liều điều trị để giảm đau không có ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc tránh thai. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể sử dụng Panadol và thuốc tránh thai đồng thời mà không cần lo lắng về tác động làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai.
Sử dụng thuốc tránh thai có thể gây ra một số tác dụng phụ phổ biến bao gồm xuất huyết giữa chu kỳ kinh, buồn nôn, thay đổi cân nặng và tâm trạng, trễ kinh, thay đổi ham muốn tình dục, thay đổi dịch tiết âm đạo và rối loạn mắt.
Các triệu chứng khác như căng tức ngực, đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi thường không thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên nếu xuất hiện, chúng thường không kéo dài quá 24 giờ. Trong trường hợp này, sử dụng Panadol có thể giúp giảm triệu chứng đau đầu và đau ngực nhanh chóng.
Để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, hãy tuân thủ các hướng dẫn sau đây:
Mặc dù không quy định giờ uống thuốc cố định cho bất kỳ loại thuốc nào, việc uống thuốc vào cùng một thời điểm hàng ngày được khuyến nghị để tránh quên thuốc. Thường việc uống thuốc vào buổi sáng là tốt nhất, bởi nếu quên, bạn có thể uống bù một viên vào buổi chiều hoặc tối cùng ngày. Thuốc có thể uống trong bữa ăn hoặc không và cần nuốt nguyên viên thuốc.
Nếu bạn muốn thay đổi giờ uống thuốc, hãy bắt đầu khi bạn chuyển qua dùng vỉ thuốc mới và hãy đảm bảo rằng khoảng thời gian trì hoãn uống thuốc không được vượt quá 12 giờ.
Khi bạn đi du lịch và lệch múi giờ, hãy tiếp tục uống thuốc theo múi giờ cũ. Trong trường hợp không thể thực hiện việc này, bạn có thể thay đổi thời gian uống thuốc, nhưng không nên uống trễ hơn 12 giờ so với giờ uống thường ngày.
Nếu bạn đang điều trị một bệnh hoặc sử dụng các loại thuốc khác, nên thảo luận với bác sĩ về việc sử dụng thuốc tránh thai, vì một số nhóm thuốc dưới đây có thể tương tác với thuốc tránh thai và làm thay đổi hiệu quả như: Thuốc chống lao (rifampicin), thuốc chống động kinh (hydantoin, phenobarbital, carbamazepin), các loại kháng sinh penicillin và tetracyclin, các dẫn xuất của chúng, than hoạt và các chất hấp phụ khác, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, vitamin C, cimetidin, promethazin, các sulfamid kháng khuẩn, các loại hormone tuyến giáp, thuốc tăng huyết áp và thuốc nhuận tràng.
Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã có những thông tin hữu ích về việc "Uống thuốc tránh thai rồi uống Panadol có sao không?". Mặc dù cả 2 loại thuốc này có thể sử dụng đồng thời mà không làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai. Tuy nhiên cũng không được lạm dụng cả 2 loại thuốc này vì nguy cơ tác dụng phụ có thể xảy ra. Hãy nhớ rằng trong khi sử dụng thuốc nếu có bất thường nào, liên hệ ngay với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để được tư vấn và xử trí kịp thời.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung
Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.