Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Hiện nay, tiêm vacxin viêm màng não phế cầu là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Các bậc cha mẹ có con nhỏ nên nắm vững công dụng, liều dùng và lịch tiêm để cho con đi tiêm phòng hiệu quả.
Viêm màng não phế cầu là bệnh vô cùng nguy hiểm. Bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra. Thời điểm hiện tại, tiêm vacxin viêm màng não phế cầu là lựa chọn hàng đầu để ngăn ngừa và phòng tránh bệnh. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!
Tại Việt Nam, bệnh viêm màng não phế cầu xuất hiện phổ biến ở người lớn và trẻ em dưới 6 tuổi. Người bệnh bị mắc viêm màng não do phế cầu thường để lại những di chứng nặng nề như lác mắt, mù mắt, rối loạn tâm thần, tổn thương dây thần kinh sọ não, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, điếc, câm, liệt một chi, liệt nửa người, liệt hai chi dưới.
Hiện nay, tiêm vacxin viêm màng não phế cầu là các phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất. Vắc xin phế cầu đang là lựa chọn tốt nhất mà bố mẹ có thể sử dụng để nâng cao sức khỏe cho con mình. Đây là loại vacxin có tác dụng phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra trong đó có bệnh viêm màng não phế cầu, giúp cho cơ thể sản sinh kháng nguyên.
Tiêm vacxin phế cầu là cách hữu hiệu nhất để phòng bệnh viêm màng não phế cầu. Hiện nay trên thị trường có 3 loại sau các bậc cha mẹ có thể lựa chọn:
Vacxin phế cầu đang được nhiều bố mẹ quan tâm, tìm hiểu để sử dụng cho con. Vậy vacxin phế cầu có thể phòng được các bệnh lý nào?
Bệnh viêm phổi thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là bệnh lý liên quan đến vi khuẩn phế cầu. Nếu sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch kém, vi khuẩn này có thể gây nhiễm khuẩn hô hấp, nếu nặng có thể gây tử vong. Vì vậy các bậc cha mẹ nên sử dụng vacxin phế cầu để nâng cao sức đề kháng cho bé, phòng ngừa bệnh viêm phổi ở trẻ.
Vacxin phế cầu có tác dụng ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ. Bệnh do vi khuẩn phế cầu xâm nhập vào cơ thể trẻ sẽ lây lan từ họng đến tai qua vòi nhĩ, vì vậy dẫn đến bị viêm, dịch ứ đọng trong tai làm ảnh hưởng tới màng nhĩ, gây những hậu quả nghiêm trọng như thủng, giảm thính giác. Khi tiêm vacxin phế cầu thì kháng nguyên được sinh ra chống lại các tác nhân gây bệnh giúp bảo vệ sức khỏe bé tốt nhất.
Bệnh viêm màng não là tình trạng viêm các màng bảo vệ bao phủ não, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus của chất lỏng xung quanh não và tủy sống thường gây sưng tấy. Đây là căn bệnh nguy hiểm với di chứng để lại rất nặng nề như thần kinh chậm phát triển, tay chân yếu, có thể gây liệt nửa người, thậm chí là tử vong. Vì vậy việc phòng bệnh là điều tất yếu cha mẹ nên làm. Vacxin viêm màng não phế cầu giúp các bé ngăn chặn tác nhân là vi khuẩn phế cầu. Cha mẹ nên cân nhắc cho bé sử dụng tiêm.
Vacxin phế cầu không chỉ phòng ngừa bệnh viêm phổi, viêm tai giữa và viêm màng não mà còn có tác dụng ngăn chặn bệnh lý nguy hiểm là nhiễm trùng máu. Nếu nhiễm bệnh, vi khuẩn xâm nhập vào máu của người bệnh gây nhiễm trùng, nếu không điều trị kịp thời có thể tử vong.
Có thể nói vacxin phế cầu có tác dụng ngăn cản các tác nhân do vi khuẩn phế cầu tấn công hệ miễn dịch của trẻ em ngay từ khi còn nhỏ. Khi sử dụng vacxin có thể phòng các bệnh nhiễm trùng cụ thể trên, giúp trẻ có sức khỏe phòng bệnh tốt nhất.
Khi đã nắm bắt được tác dụng của vacxin phế cầu đối với tình trạng sức khỏe của trẻ nhỏ thì bố mẹ nên chú ý tới thời điểm tốt nhất cho con đi tiêm phòng. Vậy viêm màng não phế cầu tiêm mấy mũi? Theo đó, vacxin viêm màng não phế cầu sẽ có những lịch tiêm cụ thể cho từng độ tuổi của trẻ:
Trẻ ở độ tuổi từ 6 tuần tuổi tới 7 tháng tuổi: Ở độ tuổi này các bé cần tiêm ba mũi chính và một mũi nhắc lại. Mỗi mũi tiêm cách nhau 1 tháng và mũi nhắc lại cách mũi cuối cùng 6 tháng.
Trẻ ở độ tuổi từ 7 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi: Ở độ tuổi này, nếu trẻ chưa tiêm vacxin thì cần tiêm hai mũi chính và một mũi nhắc lại. Trẻ tiêm các mũi tiêm chính cách nhau một tháng và tiêm mũi nhắc lại cách mũi cuối 2 tháng hoặc khi trẻ lớn hơn 1 tuổi.
Trẻ ở độ tuổi từ 12 tháng tuổi đến 5 tuổi: Ở độ tuổi này nếu trẻ chưa tiêm vacxin, trẻ sẽ tiêm một mũi chính và một mũi nhắc lại. Trẻ tiêm mũi nhắc lại cách mũi chính tối thiểu 2 tháng.
Các bậc cha mẹ hãy thật sự lưu ý lịch tiêm trên để các mũi tiêm cho trẻ có thể phát huy được tác dụng của vacxin phế cầu.
Tiêm vacxin luôn là biện pháp thông minh để ngăn ngừa các loại bệnh tật. Tuy nhiên, khi tiêm vacxin viêm màng não phế cầu cho trẻ cần chú ý những trường hợp không nên sử dụng vacxin này. Nếu trẻ có hệ miễn dịch suy giảm hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch thì không nên tiêm vacxin viêm màng não phế cầu vì nếu tiêm có thể làm giảm kháng nguyên của cơ thể trẻ. Những trẻ bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc chảy máu sau khi tiêm bắp thì cũng không nên tiêm vacxin này.
Trong trường hợp trẻ sinh non dưới 28 tuần tuổi khi tiêm cần có sự chỉ định của bác sĩ. Sau khi trẻ tiêm vacxin xong, cha mẹ cần theo dõi từ 48 - 72 giờ đề phòng trường hợp suy hô hấp hoặc ngừng thở. Trẻ cũng không nên tiêm vacxin phế cầu nếu đang bị sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính.
Nếu những trẻ nào bị dị ứng với thành phần của vacxin này cũng không nên sử dụng mà cần trao đổi với bác sĩ. Sau khi trẻ tiêm xong, cha mẹ cần cho trẻ ở lại nơi tiêm 1 tiếng để theo dõi. Thông thường trẻ nhỏ sau khi tiêm xong sẽ có biểu hiện sốt nhẹ, quấy khóc, đau nhức chỗ tiêm, biếng ăn. Trường hợp trẻ có dấu hiệu bất thường thì nên đưa trẻ tới bệnh viện nhanh chóng.
Tiêm vacxin viêm màng não phế cầu là một trong những cách giúp trẻ có một sức khỏe tốt. Chính vì vậy, cha mẹ nên lựa chọn cơ sở uy tín để tiêm vacxin và lựa chọn thời điểm tiêm hợp lý để vacxin phế cầu phát huy tốt hiệu quả.
Xem thêm:
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.