Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Viêm màng não phế cầu tiêm mấy mũi?

Ngày 16/07/2022
Kích thước chữ

Viêm màng não phế cầu là bệnh viêm lớp màng bao quanh não và tủy do vi khuẩn phế cầu gây ra. Bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Vậy viêm màng não phế cầu tiêm mấy mũi để phòng bệnh hiệu quả?

Phế cầu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý về đường hô hấp, nguy hiểm nhất là viêm màng não do phế cầu với tỷ lệ tử vong đến 30%. Bệnh có khả năng lây lan nhanh và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cho nên việc tìm hiểu viêm màng não phế cầu tiêm mấy mũi là thực sự cần thiết.

Bệnh viêm màng não phế cầu là gì?

Viêm màng não phế cầu là bệnh do phế cầu khuẩn gây nên. Bệnh để lại nhiều di chứng nặng nề và có tỉ lệ tử vong cao. Bệnh viêm màng não phế cầu xác định dựa theo đường xâm nhập của vi khuẩn phế cầu vào màng não, bao gồm:

  • Vi khuẩn từ ổ viêm gần màng não, màng tuỷ xâm nhập vào, khuẩn phế cầu xâm nhập vào màng não qua tiếp cận hoặc qua đường bạch huyết.
  • Vi khuẩn từ một ổ viêm ở xa gây nhiễm khuẩn huyết và vi khuẩn vượt qua hàng rào mạch máu – màng não vào màng não.
Viêm màng não phế cầu tiêm mấy mũi 1 Phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng não phế cầu

Nguyên nhân gây viêm màng não phế cầu

Viêm màng não phế cầu là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Vi khuẩn phế cầu Streptococcus pneumoniae là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm màng não do phế cầu. Bệnh chủ yếu lây truyền qua đường hô hấp. Khi vi khuẩn phế cầu xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra suy hô hấp, phù não nặng, áp-xe não, viêm phổi, viêm thận, sốc không hồi phục khi không kịp thời điều trị sẽ làm suy kiệt, trạng thái mất não kéo dài và có thể tử vong.

Những người bệnh đã có sẵn các bệnh nền, bị suy giảm chức năng miễn dịch, trẻ em, người già, người bệnh đái tháo đường, người bị chấn thương vùng não, người mắc AIDS, đang điều trị ung thư là những người dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, những người chưa được tiêm phòng, phụ nữ đang mang thai cũng là những đối tượng cần phải giữ gìn vì rất có thể bị nhiễm bệnh bất cứ lúc nào.

Với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh như trên thì viêm màng não phế cầu tiêm mấy mũi luôn là câu hỏi của rất nhiều người.

Triệu chứng viêm màng não phế cầu

Có khá nhiều triệu chứng của bệnh bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì vậy, người bệnh cần thật sự chú ý khi có những triệu chứng sau của bệnh viêm màng não do phế cầu:

  • Sốt cao liên tục, đau đầu.
  • Rét run, cơ đau nhức mỏi.
  • Ho ra đờm có màu gỉ sắt.
  • Tức ngực, khó thở.
  • Bị đau khi nhìn ánh sáng chói, bị cứng cổ.
  • Sốt cao, gan và lách to.
  • Triệu chứng nặng hơn có thể bị sốc, trụy tim mạch, tụt huyết áp, ít nước tiểu.
  • Trẻ nhỏ cũng có thể gặp các triệu chứng như nôn ói, bỏ bú, ngủ gà ngủ gật, khó chịu, quấy khóc, khó thở, da tím tái, có thể co giật.
Viêm màng não phế cầu tiêm mấy mũi 2 Người bệnh sẽ chịu nhiều di chứng nặng nề tại vùng não nếu không điều trị kịp thời

Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh sẽ chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề như áp-xe não, áp-xe dưới màng cứng, lác mắt, mù, điếc, câm, hội chứng não nước, liệt một chi, liệt hai chi dưới, liệt nửa người, tổn thương dây thần kinh sọ não, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, động kinh. Trẻ em nếu mắc bệnh lớn lên sẽ ảnh hưởng đến việc học tập như tiếp thu kém, chậm phát triển so với các bạn cùng trang lứa.

Cách phòng ngừa bệnh viêm màng não phế cầu

Bệnh viêm màng não do phế cầu là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cần có các biện pháp phòng tránh chủ động ngăn ngừa lây nhiễm ra cộng đồng như:

  • Cần điều trị cách ly nếu phát hiện ra người bệnh hoặc người mới mắc bệnh.
  • Khuyến cáo nên lấy tay che miệng, hạn chế hắt hơi, sổ mũi, ho ra ngoài không khí gây lây lan bệnh.
  • Môi trường sống cần được sạch sẽ và thoáng đãng.
  • Trước khi chế biến thức ăn hoặc sau khi đi vệ sinh cần rửa tay sạch.
  • Tiêm vắc-xin càng sớm càng tốt là cách phòng bệnh viêm màng não do phế cầu, phòng ngừa nhiễm vi khuẩn phế cầu cho mọi người.

Viêm màng não phế cầu tiêm mấy mũi?

Viêm màng não do phế cầu gây hậu quả vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm chủng sớm sẽ giúp giảm thiểu tác hại của các căn bệnh do phế cầu gây ra. Cụ thể như sau:

Trẻ nhỏ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi

Trẻ từ 6 tuần đến 6 tháng tuổi sẽ có liệu trình tiêm 3 liều cơ bản (liệu trình 3 + 1) như sau:

  • Mũi 1: Khi trẻ tròn 6 tuần tuổi (trẻ từ 42 ngày tuổi trở lên).
  • Mũi 2: Tiêm sau mũi đầu tiên 1 tháng (tối thiểu 28 ngày).
  • Mũi 3: Tiêm sau mũi số 2 là 1 tháng (tối thiểu 28 ngày).
  • Mũi 4: Cách mũi tiêm thứ 3 tối thiểu 6 tháng (thường tiêm sau kh trẻ được 1 tuổi, kháng thể sẽ đạt tối ưu hơn).

Nếu tiêm viêm màng não phế cầu thì liều đầu tiên của liệu trình tiêm 3 + 1 có thể bắt đầu từ lúc trẻ được 6 tuần tuổi. Trẻ khi tiêm cần chú ý, 3 mũi đầu tiên sẽ có khoảng cách tối thiểu là 1 tháng, liều nhắc lại ít nhất là 6 tháng kể từ mũi tiêm thứ 3. Nếu trẻ sinh non (từ 27 tuần thai) thì vẫn có thể áp dụng theo liệu trình này.

Viêm màng não phế cầu tiêm mấy mũi 3 Viêm màng não phế cầu tiêm mấy mũi phụ thuộc vào số tuổi đi tiêm phòng của trẻ

Trẻ từ 7 – 11 tháng

  • Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 7 tháng tuổi trở lên.
  • Mũi 2: Cách mũi tiêm đầu tiên 1 tháng (tối thiểu 28 ngày).
  • Mũi nhắc lại: Tiêm viêm màng não phế cầu vào năm tuổi thứ 2, cách mũi tiêm thứ 2 ít nhất 2 tháng.

Trẻ từ 12 tháng đến 5 tuổi

  • Mũi 1: Trẻ sẽ tiêm trong độ tuổi chỉ định.
  • Mũi 2: Cách mũi tiêm thứ 1 ít nhất 2 tháng.

Vậy viêm màng não phế cầu tiêm mấy mũi? Số mũi vắc-xin cần tiêm phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ đến tiêm mũi đầu tiên. Nếu người bình thường tiêm càng muộn, số mũi tiêm sẽ ít hơn nhưng để có kháng thể sớm cho trẻ thì chúng ta cần tiêm phòng cho trẻ càng sớm càng tốt. Theo đó, trẻ nên tiêm trong độ tuổi 6 tuần – 5 tuổi để phòng bệnh hiệu quả.

Xem thêm:

Thanh Hương

Nguồn tổng hợp: Tham khảo

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin