Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vi khuẩn trên bàn tay – Những điều bạn cần biết sớm

Ngày 16/08/2024
Kích thước chữ

Vi khuẩn có mặt ở mọi nơi, ngay cả trên cơ thể con người. Đối với vi khuẩn trên bàn tay, có những loại vi khuẩn vô hại nhưng cũng có loại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu thêm về các loại vi khuẩn có mặt trên bàn tay.

Bàn tay là bộ phận tiếp xúc với rất nhiều bề mặt, đồ vật hàng ngày nên việc tồn tại vi khuẩn trên bàn tay là điều hết sức bình thường. Để tìm hiểu thêm về vi khuẩn ở bàn tay, bạn hãy theo dõi ngay những thông tin được chia sẻ dưới đây.

Tìm hiểu chung về vi khuẩn trên bàn tay

Phân động vật và phân người là những nguồn vi khuẩn cùng các loài sinh vật gây bệnh như vi khuẩn E. Coli O157, Salmonella,… Những loài vi khuẩn này được lây truyền qua bàn tay và gây bệnh tình trạng tiêu chảy.

Không chỉ vậy, vi khuẩn trên bàn tay còn là phương tiện lây truyền vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng hô hấp, bệnh tay chân miệng,… từ người này sang người khác. Nghiên cứu cho thấy cứ mỗi 1cm2 diện tích da người sẽ tồn tại khoảng 40.000 vi khuẩn, số lượng này đặc biệt nhiều hơn ở bàn tay, gồm cả lòng bàn tay, ngón tay, móng tay,…

Vi khuẩn trên bàn tay – Những điều bạn cần biết sớm 1
Vi khuẩn trên bàn tay có nguy cơ xâm nhập và làm hại sức khỏe

Thông thường, vi khuẩn ở bàn tay có thể tồn tại ở bề mặt này tối thiểu 3 giờ nên nguy cơ vi khuẩn lây nhiễm từ bàn tay tiến đến xâm nhập và gây bệnh cho cơ thể. Chỉ với những hành động nhỏ như không rửa tay sau khi đi vệ sinh, bốc thức ăn bằng tay,… đã tạo điều kiện cho hàng nghìn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.

Bên cạnh đó, thói quen không thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cũng khiến vi khuẩn trên vi khuẩn có cơ hội tấn công sức khỏe, gây bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng,… Những bệnh này lại chính là nguyên nhân chủ yếu khiến 3.5 triệu trẻ em trên toàn cầu tử vong mỗi năm. Các bệnh ngoài da, bệnh tay chân miệng, giun sán,… cũng lây nhiễm nhiều qua việc tiếp xúc bàn tay với nguồn lây bệnh, có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi ở trẻ em.

5 loại vi khuẩn ở bàn tay gây hại cho sức khỏe

Như vậy, vi khuẩn trên bàn tay rất nguy hiểm với sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ. Dưới đây là 5 loại vi khuẩn được mệnh danh là “đáng sợ nhất” khi trú ngụ ở bàn tay, tăng nguy cơ nhiễm bệnh và xuất hiện các triệu chứng bệnh cụ thể.

Vi khuẩn Salmonella

Salmonella là loại vi khuẩn có hình que thuộc họ Enterobacteriaceae, cùng họ với loại vi khuẩn cực phổ biến là E. Coli dẫn đến tiêu chảy. Salmonella được tìm thấy trên toàn thế giới, chúng cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh như sốt thương hàn, sốt rét, ngộ độc thực phẩm,…

Vi khuẩn trên bàn tay – Những điều bạn cần biết sớm 2
Vi khuẩn Salmonella có thể gây sổ rét, ngộ độc thực phẩm,...

Loại vi khuẩn trên bàn tay này chủ yếu tồn tại ở trứng sống, thịt gia cầm chưa được nấu chín, rau sống,… Tốc độ lây truyền của Salmonella rất nhanh chóng khi người đó ăn phải những thực phẩm có chứa loại vi khuẩn này hoặc tiếp xúc với chất thải của động vật hoặc người mắc bệnh. Chỉ cần có vi khuẩn Salmonella tồn tại trên bàn tay, bạn hoàn toàn có thể nhiễm bất cứ lúc nào mà không có sự đề phòng.

Triệu chứng thường gặp ở người nhiễm vi khuẩn trên bàn tay Salmonella là tiêu chảy, sốt, đau bụng trong khoảng 8 – 12 giờ sau khi ăn thức ăn hoặc tiếp xúc với nguồn lây bệnh.

Vi khuẩn Listeria

Một loại vi khuẩn trên bàn tay nữa cũng rất nguy hiểm, đó là vi khuẩn Listeria, được tìm thấy trong đất, phân súc vật, nước thải, bùn lầy, rau bị hư hỏng, cỏ xanh chưa phơi khô,… Vi khuẩn Listeria từ đường tiêu hóa xâm nhập vào máu và các mô của người nhiễm khuẩn, dẫn đến các triệu chứng điển hình như sốt, tiêu chảy, buồn nôn, đau cơ, mệt mỏi, ớn lạnh,…

Vi khuẩn E. Coli

E. Coli hay vi khuẩn đại tràng là loại vi khuẩn trên bàn tay khá phổ biến, tồn tại ở nhiều nơi và kí sinh trong đường ruột của động vật. Tuy là vi khuẩn cần thiết cho quá trình tiêu hóa thức ăn nhưng E. Coli cũng có thể gây bệnh tiêu chảy, sốt, thậm chí là rối loạn máu hoặc suy thận.

Vi khuẩn Staphylococcus aureus

Vi khuẩn trên bàn tay Staphylococcus aureus hay còn gọi là tụ cầu khuẩn Gram, đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến nhiễm khuẩn. Loại vi khuẩn này được tìm thấy nhiều dưới da, tóc và trong mũi, họng của người và động vật. Vi khuẩn Staphylococcus aureus trên bàn tay có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm do quá trình chế biến không an toàn hoặc thức ăn không được bảo quản đúng cách. Ở nhiệt độ phòng, vi khuẩn Staphylococcus aureus sinh sản với tốc độ nhanh chóng, tạo chất độc gây hại cho người.

Vi khuẩn trên bàn tay – Những điều bạn cần biết sớm 3
Vi khuẩn Staphylococcus aureus trên bàn tay có thể nhiễm vào cơ thể và gây ngộ độc

Vi khuẩn Bacillus

Nói đến những loại vi khuẩn trên bàn tay nguy hiểm thì nhất định không nên bỏ qua vi khuẩn Bacillus hay còn gọi là trực khuẩn. Loại vi khuẩn này có thể khiến người nhiễm bị ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy và nôn ói. Để tránh nhiễm khuẩn Bacillus, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh và luôn rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

Không rửa tay gây tác hại gì?

Như bạn đã biết, vi khuẩn trên bàn tay có rất nhiều loại, trong đó có cả những loại nguy hiểm, khả năng gây bệnh là rất cao. Đây cũng là lý do bạn cần tuân thủ hướng dẫn về thời điểm và cách rửa tay đúng.

Nhiễm trùng đường tiêu hóa (tiêu chảy) và nhiễm trùng đường hô hấp (viêm phổi) chính là 2 nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất với khoảng hơn 1.8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, số liệu khảo sát cho thấy, khi trẻ được rửa tay thường xuyên và đúng cách có thể giảm nguy cơ viêm phổi và tiêu chảy đến 30%.

Tuy thói quen rửa tay bằng nước rất phổ biến nhưng không loại bỏ được hoàn toàn vi khuẩn trên bàn tay. Rất ít người hiểu ý nghĩa của việc rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh nhưng đây lại là cách tối ưu nhất để loại bỏ vi khuẩn trên bàn tay, tránh đưa chúng vào cơ thể.

Hiện nay, việc hướng dẫn, dạy trẻ cách rửa tay cũng đã được đưa vào đa số trường học nhằm tăng nhận thức của trẻ về việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, chủ động bảo vệ sức khỏe của mình. Khi trẻ ở nhà, bố mẹ cũng nên làm gương và đặt ra quy định về việc rửa tay để giúp con hình thành thói quen tốt.

Vi khuẩn trên bàn tay – Những điều bạn cần biết sớm 4
Nên rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

Vi khuẩn trên bàn tay tuy không hoàn toàn gây hại nhưng vẫn cần loại bỏ, làm sạch đúng cách với xà phòng để góp phần bảo vệ sức khỏe, đặc biệt với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn như tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, quấy khóc,… bố mẹ nên nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ xử lý kịp thời.

Xem thêm: Di truyền vi khuẩn là gì? Cách vi khuẩn chuyển vật chất di truyền

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin