Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp khá phổ biến, nếu không kịp thời điều trị có thể gây ra rất nhiều các biến chứng nặng nề, trong đó phải kể đến đột quỵ và sự hình thành cục máu đông. Một câu hỏi đặt ra: Vì sao rung nhĩ gây huyết khối?
Vì sao rung nhĩ gây huyết khối và cần làm gì để dự phòng huyết khối ở người bệnh rung nhĩ? Đây chắc hẳn vẫn luôn là mối quan tâm của rất nhiều độc giả. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu để có câu trả lời bạn nhé.
Rung nhĩ là một rối loạn nhịp nhĩ với tính chất nhanh và không đều. Khi mắc bệnh rung nhĩ, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như đánh trống ngực, khó thở, mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức hoặc yếu sức.
Các chuyên gia y tế cho biết người bệnh rung nhĩ có nguy cơ hình thành nên huyết khối trong tâm nhĩ rất cao, huyết khối này sẽ trôi theo dòng tuần hoàn và gây tắc mạch, dẫn đến đột quỵ.
Việc chẩn đoán rung nhĩ sẽ căn cứ vào kết quả điện tâm đồ. Mục tiêu của điều trị rung nhĩ là sử dụng thuốc chống đông để dự phòng tắc mạch, sử dụng một số loại thuốc để kiểm soát tần số tim, sử dụng thuốc hoặc phương pháp sốc điện để chuyển về nhịp xoang.
Vì sao rung nhĩ gây huyết khối? Các nghiên cứu chỉ ra điều kiện làm tăng khả năng hình thành huyết khối trong tâm nhĩ đó tần số đập của tâm nhĩ. Theo đó, tâm nhĩ đập càng nhanh thì khả năng hình thành cục huyết khối càng lớn.
Với thắc mắc vì sao rung nhĩ gây huyết khối, các chuyên gia về bệnh tim mạch giải đáp cụ thể như sau: Ở người bệnh rung nhĩ, tim phải co bóp với tần số quá nhanh khiến cho tâm nhĩ giảm khả năng tống máu xuống tâm thất. Hậu quả là máu sẽ ứ đọng luẩn quẩn trong tâm nhĩ từ đó làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông hay còn gọi là huyết khối.
Sau khi được hình thành, các cục máu đông này sẽ từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái và được bơm lên động mạch chủ, theo vòng đại tuần hoàn, gây ra tình trạng tắc mạch ở những vị trí có cục máu đông bị mắc kẹt. Tuỳ thuộc vào vị trí tắc mạch mà huyết khối gây ra các biến chứng nguy hiểm khác nhau. Chẳng hạn như:
Dự phòng huyết khối và biến chứng tắc mạch ở người bệnh rung nhĩ bao gồm 2 vấn đề đó là:
Thuốc chống đông máu có tác dụng làm loãng máu từ đó ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông trong lòng mạch.
Trong rung nhĩ, việc sử dụng thuốc chống đông nhằm mục đích tác động vào một hoặc nhiều khâu trong quá trình đông máu từ đó ngăn chặn sự hình thành cục máu đông. Ngoài ra, thuốc chống đông còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim.
Một số loại thuốc chống đông được sử dụng cho người bệnh rung nhĩ bao gồm:
Trong tất cả các loại thuốc chống đông, thuốc kháng vitamin K là nhóm thuốc có lịch sử lâu đời nhất và Warfarin là thuốc kháng vitamin K đầu tiên được phê duyệt.
Ưu điểm của nhóm thuốc này là trên lâm sàng có nhiều kinh nghiệm trong việc dùng nhóm thuốc này, giá thành của thuốc lại thấp nhất trong các loại thuốc chống đông chính vì thế mà có lợi thế về mặt kinh tế.
Tuy nhiên, khi sử dụng nhóm thuốc này cùng với các loại thực phẩm giàu vitamin K có thể gây ra sự tương tác dẫn đến giảm hiệu quả của thuốc.
Enzyme Thrombin có vai trò khá quan trọng trong quá trình đông máu. Với cơ chế ức chế enzyme Thrombin, các thuốc thuộc nhóm này giúp làm chậm quá trình đông máu từ đó làm giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
Về ưu điểm, so với thuốc kháng vitamin K thì nguy cơ về sự tương tác với các loại thực phẩm cũng như các loại thuốc khác ít hơn. Khi sử dụng thuốc, người bệnh cũng không cần phải làm xét nghiệm máu định kỳ. Thêm vào đó, nguy cơ gây xuất huyết não cũng thấp hơn rất nhiều so với thuốc kháng vitamin K.
Về nhược điểm, thời gian tác dụng của thuốc chỉ trong một khoảng thời gian nhất định, chính vì thế đòi hỏi người bệnh phải sử dụng thuốc đều. Ngoài ra, trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh có thể bị xuất huyết đường tiêu hoá như dạ dày, ruột.
Tương tự như Thrombin, yếu tố Xa cũng là một enzyme rất quan trọng trong quá trình đông máu, do vậy, việc ức chế yếu tố này sẽ giúp ngăn chặn quá trình đông máu từ đó ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông hay huyết khối.
Một số thuốc ức chế yếu tố Xa có thể kể đến như Apixaban và Rivaroxaban. Ưu điểm của loại thuốc này so với thuốc kháng vitamin K cũng giống như thuốc ức chế trực tiếp Thrombin. Tuy nhiên, trên lâm sàng, đây là nhóm thuốc mới do vậy mà kinh nghiệm trong vấn đề sử dụng thuốc ít và trong các trường hợp cấp cứu cần hạn chế sử dụng.
Khi sử dụng thuốc chống đông cho người bệnh rung nhĩ, cần lưu ý một số vấn đề sau:
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản xoay quanh việc sử dụng thuốc chống đông cho người bệnh rung nhĩ để ngăn ngừa sự hình thành huyết khối. Hy vọng, với những chia sẻ của nhà thuốc Long Châu, bạn đọc có thể giải đáp được thắc mắc vì sao rung nhĩ gây huyết khối.
Xem thêm: U nhầy nhĩ trái: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.