Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm bàng quang là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả trẻ em. Vậy, nguyên do nào dẫn đến bệnh lý viêm bàng quang ở trẻ em? Cùng tìm hiểu thông qua những thông tin trong bài viết bên dưới nhé!
Viêm bàng quang ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm bể thận, viêm thận hay suy thận mãn tính nếu không được điều trị kịp thời. Đây là một bệnh lý cần được các bậc phụ huynh quan tâm và chú ý nhiều hơn ở con trẻ.
Viêm bàng quang ở trẻ em là bệnh lý bị viêm nhiễm ở bàng quang. Nguyên nhân chủ yếu gây nên căn bệnh chính là do sự tấn công của vi khuẩn và không đảm bảo vệ sinh cá nhân.
Theo các số liệu thống kê, mỗi năm có đến 3/100 trẻ em gặp tình trạng nhiễm trùng tiết niệu, đặc biệt là nhiễm trùng bàng quang. Trường hợp nhẹ, bệnh tình có thể hoàn toàn tự khỏi trong vòng vài ngày. Tuy nhiên, các trẻ có bệnh diễn tiến nặng sẽ phát triển thành các đợt viêm. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ thăm khám sớm nhất để đảm bảo sức khỏe cũng như công tác điều trị.
Vi khuẩn được biết là nguyên do phổ biến gây nên căn bệnh viêm bàng quang ở trẻ em. Phần lớn ca mắc viêm bàng quang đều do vi khuẩn E.coli.
Vi khuẩn E.coli đi vào bàng quang thông qua đường niệu đạo và di chuyển lên phía trên. Mặt khác, vẫn có một số trường hợp vi khuẩn có thể xuất phát từ đường tiêu hóa và di chuyển sang đường tiết niệu và cuối cùng là vào vùng bàng quang.
Bên cạnh đó, những trẻ sử dụng một số loại thuốc nhất định cũng có thể gây ảnh hưởng đến bàng quang, điển hình là cyclophosphamide. Ngoài ra, các hóa chất sử dụng hóa trị, xạ trị ung thư cũng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Một số yếu tố có thể trở thành điều kiện tốt để bệnh lý viêm bàng quang xuất hiện hoặc tái phát, có thể kể đến như:
Triệu chứng viêm bàng quang ở trẻ em khá mơ hồ và không rõ ràng. Vì thế, việc nhận biết một đứa trẻ có bị viêm bàng quang hay không là rất khó. Bên cạnh đó, dấu hiệu cơ thể biểu hiện ra bên ngoài của mỗi đứa trẻ cũng sẽ khác nhau. Dù vậy, vẫn có một số triệu chứng điển hình như kêu la, quấy khóc, sợ hãi mỗi khi đi vệ sinh, tâm lý trốn tránh.
Tùy vào độ tuổi, triệu chứng thường thấy của trẻ sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
Trẻ trong giai đoạn dưới 3 tuổi vẫn chưa thể diễn đạt rõ ràng hoặc thậm chí chưa biết nói. Do đó, cha mẹ cần quan tâm đến những triệu chứng như quấy khóc, lười vận động, sốt ở nhiều mức độ khác nhau hoặc bị giảm thân nhiệt. Bên cạnh đó, các bé cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa, chán ăn và nôn trớ.
Trẻ có dấu hiệu đi tiểu với tần suất cao. Tuy nhiên, lượng nước tiểu của mỗi lần là rất ít kèm theo triệu chứng tiểu gắt, tiểu buốt. Bé cảm thấy đau đớn mỗi khi đi tiểu. Theo đó, nước tiểu có màu đục và mùi hôi. Đôi lúc sẽ bắt gặp trường hợp tiểu ra máu. Điều này cho thấy trẻ rất có nguy cơ bị viêm bàng quang xuất huyết.
Để chẩn đoán viêm bàng quang ở trẻ em một cách chính xác, các bác sĩ thường căn cứ vào những triệu chứng cũng như tiền sử bệnh lý của trẻ trước đó.
Phụ huynh cần phối hợp liệt kê đầy đủ chi tiết về thời gian, các dấu hiệu bắt đầu cũng như các yếu tố khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, cần phải thông báo cho các bác sĩ về loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng mà các bé có thể đang sử dụng.
Các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để có thể chẩn đoán chính xác căn bệnh viêm bàng quang này. Cụ thể:
Trẻ nghi ngờ bị nhiễm trùng bàng quang có thể được yêu cầu tổng phân tích nước tiểu. Mục đích của xét nghiệm nhằm kiểm tra nước tiểu có chứa vi khuẩn hay không.
Bên cạnh đó, phương pháp cấy nước tiểu sẽ xác định được cụ thể loại vi khuẩn gây ra sự nhiễm trùng hiện có.
Xét nghiệm thông qua chẩn đoán hình ảnh thường không bắt buộc. Tuy nhiên, đối với trường hợp không có khả năng tìm ra nguyên nhân cụ thể, các bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện phương pháp này. Từ đó, các bác sĩ có thể đánh giá và nắm bắt được diễn tiến cũng như nguyên nhân hình thành bệnh.
Ống nội soi sẽ được đưa qua bàng quang, đi vào niệu đạo. Tại đây, các bác sĩ quan sát đường tiết niệu nhằm tìm ra nguồn gốc của sự viêm nhiễm.
Nếu tình hình trở nên phức tạp, phương pháp xét nghiệm máu sẽ được chỉ định nhằm xác định chính xác trẻ có đang trong tình trạng nhiễm trùng khác hay không.
Phương pháp điều trị viêm bàng quang ở trẻ em phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân gây bệnh. Các bậc phụ huynh cần chú ý quan sát những dấu hiệu cơ thể của con trẻ để có thể đưa ra biện pháp xử lý một cách kịp thời và hiệu quả.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim
Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.