Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm da quanh miệng là bệnh da liễu thường gặp ở phụ nữ và trẻ em với triệu chứng nổi những sần mụn mủ quanh miệng. Hiện tượng này không gây nguy hiểm những gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt và còn khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn, khó chịu.
Viêm da quanh miệng là tình trạng phát ban xung quanh vùng miệng, có thể tự khỏi, nhưng có thể tái phát sau đó. Các đợt bùng phát viêm da quanh miệng có thể kéo dài một thời gian dài. Do đó khi nhận thấy các triệu chứng viêm da quanh miệng, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám chuyên khoa và điều trị thích hợp.
Viêm da quanh miệng là tình trạng phát ban đỏ hoặc có vảy xuất hiện ở vùng da xung quanh miệng và có thể lan dần lên mũi hoặc mắt.
Chứng viêm da này có thể gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa, bỏng rát. Bất kỳ đối tượng nào, lứa tuổi nào cũng có thể bị viêm da quanh miệng nhưng thường gặp nhất là ở nữ giới trong độ tuổi từ 16 - 45.
Dù không có phương pháp điều trị thích hợp, viêm da quanh miệng sẽ tự khỏi, nhưng sau đó có thể xuất hiện trở lại và có thể kéo dài hàng tuần, thậm chí là hàng tháng.
Đến nay, vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây tình trạng viêm da quanh miệng là do đâu. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng những nguyên nhân sau đây đã gây ra tình trạng viêm da này:
Phần lớn trường hợp bị viêm da quanh miệng là khá lành tính, có thể tự khỏi sau vài tháng mà không cần điều trị nhưng cũng có thể kéo dài vài năm. Tình trạng viêm da này được phân thành 2 mức độ như sau:
Viêm da quanh miệng thông thường: Tình trạng này có triệu chứng đặc trưng là nổi các nốt sần đỏ, mọc mụn nước, có thể tróc vảy. Đôi khi xuất hiện những tổn thương da ở vùng da quanh hốc mắt và quanh mũi, ngoài vùng miệng ra. Tình trạng này có thể kèm theo biểu hiện châm chích từ nhẹ đến trung bình hay bỏng rát. Sau khi khỏi, những tổn thương này không để lại sẹo.
Viêm da quanh miệng nổi u hạt: Đây là một dạng biến chứng hình thành nhiều vết sần viêm đỏ, nâu, nâu vàng hoặc màu thịt ở vùng da quanh miệng, mắt hoặc mũi của trẻ. Đối tượng thường mắc bệnh là trẻ em trước khi bước vào độ tuổi dậy thì hoặc trẻ da đen ở vùng biển Afro-Caribbean.
Để phân biệt giữa tình trạng viêm da quanh miệng với những dạng tổn thương khác, tránh nhầm lẫn gây khó khăn trong việc điều trị, bạn cần chú ý các biểu hiện như:
Viêm da tiếp xúc dị ứng: Xuất hiện những ban đỏ, sần đỏ, mụn nước, có thể kèm theo vảy da chết hoặc vảy tiết. Bệnh khởi phát ở vị trí ban đầu là ở những vùng da tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố gây dị ứng, người bệnh có cảm giác ngứa và không hiệu quả với thuốc kháng sinh thông thường.
Viêm da dầu: Xuất hiện của các ban đỏ, vảy da ở khu vực rãnh mũi má, đặc biệt là ở những vị trí như rãnh cung lông mày, vùng lưng ngực,... và hiếm khi xảy ra ở quanh miệng.
Viêm da tiếp xúc kích ứng: Biểu hiện đặc trưng của bệnh này là sự hiện diện của mụn nước, ban đỏ, sần, vảy, phù nề gây cảm giác nóng rát nhiều ở vùng da bị tổn thương.
Mụn trứng cá thông thường: Xuất hiện sần mụn mủ hoặc sần viêm có nhân, có thể để lại sẹo và vết thâm sau khi hết mụn.
Mụn trứng cá đỏ: Đây là dạng mụn mủ và sần viêm xuất hiện ở vùng da trung tâm mặt, có khả năng gây nhiễm trùng da hay giãn mạch.
Chốc mép: Nhận biết qua da bị bong tróc ở mép môi hoặc quanh mũi, có các vết trợt, vảy tiết, mụn nước trên da.
Để xác định bệnh viêm da quanh miệng, bác sĩ sẽ áp dụng những biện pháp như sau:
Nếu bệnh nhân đang dùng các loại kem hoặc thuốc xịt mũi chứa steroid thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trong khi điều trị về việc ngừng sử dụng do những loại thuốc này có thể làm các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra nếu tình trạng viêm da dị ứng là do nguyên nhân từ thành phần chứa trong các loại kem dưỡng da, xà phòng hoặc kem đánh răng chứa flour thì bạn cũng nên ngưng sử dụng mà hãy chuyển sang dùng những sản phẩm lành tính hơn hoặc không dùng bất cứ sản phẩm chăm sóc da nào cho tới khi tình trạng viêm da quanh miệng được cải thiện hoàn toàn.
Dưới đây là một số loại thuốc bác sĩ thường kê đơn được áp dụng trong điều trị viêm da quanh miệng:
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cải thiện triệu chứng bệnh bằng cách thay đổi lối sống lành mạnh, cụ thể:
Nhìn chung tình trạng viêm da quanh miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị nhưng nhiều trường hợp nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ tái phát bệnh sẽ rất cao. Vì vậy nếu thấy vùng da quanh miệng của bạn xuất hiện các triệu chứng như trong bài viết đã giới thiệu, hãy gặp bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị.
Xem thêm: Thắc mắc: Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa mẹ kiêng ăn gì?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.