Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm dây thần kinh ngoại biên gây tổn thương cho hệ thần kinh ngoại biên - một hệ thống dây thần kinh liên kết với các cơ, da và các cơ quan khác trong cơ thể. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lý này là gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Viêm dây thần kinh ngoại biên có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, từ đau nhức, cảm giác tê liệt, đến mất cảm giác và khả năng vận động. Hiểu rõ về căn bệnh này và tìm hiểu về các biện pháp điều trị có thể đem lại hy vọng cho bệnh nhân.
Viêm dây thần kinh ngoại biên còn được gọi là viêm thần kinh ngoại biên, là kết quả của tổn thương xảy ra tại dây thần kinh ngoại biên, gây ra các triệu chứng như đau, tê, yếu, mất cảm giác,... thường xuất hiện ở chân, tay. Bệnh này có thể được phân loại thành viêm đa rễ dây thần kinh, viêm đa dây thần kinh, hoặc viêm một hoặc vài dây thần kinh ngoại biên.
Dây thần kinh ngoại biên đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận và truyền tải thông tin từ não bộ và tủy sống đến các cơ quan và bộ phận khác trong cơ thể. Cơ thể con người có nhiều loại dây thần kinh ngoại biên khác nhau, do đó triệu chứng viêm dây thần kinh ngoại biên hoặc dấu hiệu viêm dây thần kinh ngoại biên sẽ phụ thuộc vào dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Một số loại dây thần kinh ngoại biên:
Dưới đây là những triệu chứng điển hình của viêm dây thần kinh ngoại biên mà người bệnh cần lưu ý để nhận biết và kịp thời đến cơ sở y tế để khám và điều trị:
Một trong những triệu chứng phổ biến của viêm dây thần kinh ngoại biên là cảm giác đau và tê ở các ngón chân và tay. Khi dây thần kinh ngoại biên bị viêm, người bệnh có thể trải qua cảm giác ngứa và sưng ở chân và tay trước khi xuất hiện tình trạng tê và mất cảm giác ở ngón chân hoặc tay.
Người bị viêm dây thần kinh ngoại biên có thể gặp đau ở các khớp vai, chân và tay, kèm theo triệu chứng tê bì như cảm giác điện giật. Điều này ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, tình trạng yếu đi và thậm chí liệt nếu nặng hơn có thể xảy ra.
Đối với tim mạch: Một số dấu hiệu thường gặp liên quan đến viêm dây thần kinh ngoại biên bao gồm nhịp tim nhanh, đau ngực, choáng váng và thậm chí ngất khi đứng dậy đột ngột.
Đối với hệ tiêu hóa: Người bị viêm dây thần kinh ngoại biên có thể trải qua cảm giác no, ợ nóng và đôi khi buồn nôn.
Bên cạnh đó, các triệu chứng khác của viêm dây thần kinh ngoại biên cũng có thể xảy ra, bao gồm cảm giác ngứa ngáy, đau nhức toàn thân và ảnh hưởng đến chức năng của các bộ phận như cơ quan sinh dục và bàng quang.
Hiện tại, chứng viêm dây thần kinh ngoại biên có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau. Điển hình, có thể kể đến ba nguyên nhân sau đây:
Chấn thương hoặc tác động trực tiếp vào khu vực dây thần kinh hoặc từ bên ngoài dây thần kinh là một nguyên nhân phổ biến. Ví dụ như tai nạn giao thông, té ngã khi chơi thể thao, vận chuyển đồ nặng và những tác động lặp đi lặp lại như sử dụng điện thoại di động, gõ máy tính, sử dụng nạng, cúi gập hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài.
Một nguyên nhân khác có thể là thai nhi chèn ép, khiến mẹ bầu dễ bị viêm dây thần kinh ngoại biên.
Các bệnh như thủy đậu, giang mai, bạch hầu, HIV/AIDS có thể dẫn đến nhiễm trùng và gây ra viêm dây thần kinh ngoại biên. Ngoài ra, tình trạng thiếu các vitamin như B1, B6, B12, E, PP và niacin, nhiễm chì hoặc arsenic cũng có thể gây viêm dây thần kinh ngoại biên.
Các tình trạng bệnh khác như suy giáp, urê máu cao, ung thư, thoái hóa tinh bột, rối loạn globulin máu, bệnh liên quan đến mô liên kết, thận, gan, tủy xương cũng có thể gây ra viêm dây thần kinh ngoại biên. Ngoài ra, các bệnh tự miễn như viêm đa rễ dây thần kinh mất myelin mạn tính, hội chứng Guillain-Barré, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ và các bệnh di truyền như Charcot-Marie-Tooth cũng có thể gây tổn thương và viêm dây thần kinh ngoại biên.
Nghiện rượu trong khoảng thời gian từ 10 năm trở lên và việc sử dụng isoniazid cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm dây thần kinh ngoại biên.
Viêm dây thần kinh ngoại biên cũng có thể là một biến chứng của bệnh đái tháo đường. Bệnh đái tháo đường là một bệnh lý nội tiết khó phát hiện, có diễn biến thầm lặng và có thể gây ra các biến chứng.
Ngoài ra, một số người mắc bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên mà không rõ nguyên nhân cụ thể.
Mặc dù viêm thần kinh ngoại biên không phải là một nguy hiểm trực tiếp đối với tính mạng, nhưng các triệu chứng của bệnh gây ra sự khó chịu, đau đớn, tê yếu và ảnh hưởng đến sức khỏe, làm giảm chất lượng cuộc sống. Trường hợp không được điều trị tích cực, căn bệnh này có thể dẫn đến những biến chứng và hệ lụy nguy hiểm như:
Mặc dù viêm dây thần kinh ngoại biên có thể gây ra nhiều khó khăn và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, nhưng khoa học kỹ thuật ngành y khoa đang ngày càng phát triển và mang lại hy vọng cho tương lai.
Xem thêm: Những phương pháp điều trị bệnh thần kinh ngoại biên
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.