Bệnh viêm khớp tưởng chừng chỉ xảy ra ở người lớn nhưng với trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh. Chính vì vậy, để biết được cách phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời, bạn cần nắm rõ những thông tin về chứng viêm khớp vai ở trẻ em tại phần dưới bài viết sau.
Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp vai ở trẻ em
Người lớn thường quan niệm trẻ không bị bệnh khớp mà chỉ có người già mới bị nên trẻ em khi mắc bệnh khớp rất hay bị bỏ qua vì. Do đó, các dấu hiệu đau nhức, mỏi, sưng tấy đỏ… tại vị trí các khớp cũng rất dễ bị xem nhẹ. Tình trạng viêm khớp thiếu niên có thể viêm một khớp hoặc viêm nhiều khớp (viêm đa khớp). Với trẻ viêm một khớp rất khó phát hiện nên thường chẩn đoán bệnh muộn hơn so với thể viêm đa khớp. Chính vì thế hậu quả để lại thường nặng nề, lâu dài, cản trở sự phát triển của trẻ.
Theo đó, chứng viêm khớp vai ở trẻ em có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau đây:
- Xương khớp vai bị chấn thương: Theo ý kiến của các chuyên gia xương khớp, các chấn thương vùng vai dù nhiều hay ít cũng đều gây tác động lên hệ thống xương khớp và khiến cho bộ phận này dần trở nên yếu đi. Bên cạnh đó, nếu như trẻ không được điều trị đúng cách và kịp thời thì rất có nguy cơ trẻ bị viêm khớp vai.
- Do yếu tố di truyền: Theo một số nghiên cứu khoa học cho thấy, nếu như trong gia đình trẻ có người mắc bệnh lý về viêm khớp thì nguy cơ trẻ bị viêm khớp vai sẽ rất cao. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do trẻ vốn dĩ được di truyền kháng sinh đặc hiệu với tên là HLA từ trong gia đình. Dạng kháng sinh này có khả năng chống lại bệnh tật và có tính nhạy cảm nên trẻ thường có nguy cơ cao bị viêm khớp.
- Cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, virus: Khi trẻ đang còn nhỏ, hệ miễn dịch và sức đề kháng vẫn chưa thể phát triển toàn diện. Chính vì vậy, trẻ rất dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.
Viêm khớp vai ở trẻ em
Triệu chứng viêm khớp vai ở trẻ em
Khi bị viêm khớp vai, trẻ nhỏ sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
Đau nhức vùng vai: Những cơn đau nhức tại vùng vai thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi trẻ thức dậy và sau khi ngủ trưa. Điều này khiến cho các cử động tại vùng vai của trẻ bị hạn chế rất nhiều.
Sưng tấy: Giống như viêm khớp vai ở người lớn, trẻ nhỏ khi bị viêm khớp vai cũng có thể xuất hiện tình trạng sưng tấy tại vùng vai. Khi sờ vào vai, bạn sẽ thấy vai có cảm giác hơi nóng ran và sưng đỏ tại khu vực khớp bị tổn thương.
Cứng khớp: Không những bị sưng tấy, đau nhức, viêm khớp vai còn khiến cho khớp vai của trẻ bị căng cứng, quá trình hoạt động vùng vai cũng vì thế mà khó khăn hơn so với bình thường.
Sốt cao: Sốt cao cũng là triệu là triệu chứng dễ nhận thấy khi trẻ bị viêm khớp vai. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do chứng viêm nhiễm kéo dài kèm theo tình trạng bị sưng hạch bạch huyết càng khiến cho nhiệt độ của cơ thể trẻ tăng cao. Những cơn sốt do viêm khớp vai không giống với bệnh sốt thông thường bởi chúng có thể kéo dài trong vài tuần liên tiếp.
Phát ban: Khi bị viêm khớp vai, trẻ thường bị nổi các nốt mẩn li ti ở trên các bộ phận như bụng, ngực, chân, tay… Do các triệu chứng này rất giống với căn bệnh nổi mề đay nên các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý và không được chủ quan khi trẻ gặp tình trạng này.
Cơ thể mệt mỏi, mất ngủ: Tình trạng đau nhức, sưng viêm các khớp có thể khiến cho trẻ dần bị mất ngủ, cơ thể luôn mệt mỏi.
Trẻ biếng ăn, ăn không ngon: Không những khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi, mất ngủ, viêm khớp vai còn có thể khiến cho trẻ ăn không ngon miệng, cơ thể chậm phát triển và sụt cân. Chính vì vậy, nếu tình trạng này không được khắc phục kịp thời thì trẻ sẽ rất dễ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, làm suy giảm hệ miễn dịch và rối loạn tăng trưởng.
Trẻ quấy khóc do bệnh gây ra sự khó chịu
Chẩn đoán viêm khớp vai ở trẻ em
Để có thể kiểm tra cũng như chẩn đoán được chính xác nguyên nhân dẫn đến viêm khớp vai trẻ em, ngoài việc khai thác các câu hỏi có sự liên quan đến các triệu chứng lâm sàng thì các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu. Theo đó, một số xét nghiệm thường được sử dụng đó là:
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là phương pháp có mục đích thu những kết quả có sự liên quan đến tốc độ máu lắng hồng cầu. Thông qua tốc độ mà tế bào hồng cầu được lắng đọng ở trong ống nghiệm, bác sĩ sẽ xác định được một cách nhanh chóng và chính xác mức độ của chứng viêm khớp vai ở trẻ.
Trên thực tế, nếu như tỷ lệ hồng cầu bị lắng đọng nhiều thì sự viêm nhiễm tại các khớp sẽ càng lớn và ngược lại. Không những vậy, việc xét nghiệm máu còn giúp bác sĩ có thể biết được trẻ có mắc các bệnh lý liên quan đến thận, gan hoặc tim mạch hay không.
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh
Nếu như việc xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ chẩn đoán được chứng đau nhức xương khớp có liên quan đến viêm khớp vai hay không thì thông qua việc chẩn đoán hình ảnh bằng tia X-quang, bác sĩ có thể phân loại được nhóm bệnh viêm khớp ở trẻ nhỏ và xác định được tình trạng thương tổn tại các khớp.
Bên cạnh đó, việc chụp X-quang cũng tạo nên nguồn tư liệu quan trọng để các bác sĩ có thể theo dõi được sự phát triển của hệ xương khớp ở trẻ sau này.
Chụp X -quang
Viêm khớp vai ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Do đó, ngay khi phát hiện ra các triệu chứng, bạn hãy lựa chọn cho trẻ phương pháp điều trị phù hợp nhất nhé.
Lê Hồng
Nguồn tham khảo: Tổng hợp