Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Viêm mũi dị ứng máy lạnh: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị

Ngày 15/09/2023
Kích thước chữ

Viêm mũi dị ứng máy lạnh dễ xảy ra với một số người hay tiếp xúc hoặc ngồi nhiều trong môi trường máy lạnh. Vậy làm thế nào để phòng và điều trị tình trạng này, cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Viêm mũi dị ứng máy lạnh là một trong những tình trạng khá phổ biến vào mùa hè ở nước ta. Do vào mùa nắng nóng, nhiều người tiếp xúc với điều hòa trong thời gian kéo dài nên dễ bị dị ứng. Để hiểu rõ hơn về bệnh cũng như biết cách chữa trị bệnh này triệt để, mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tại sao bị viêm mũi dị ứng máy lạnh?

Viêm mũi dị ứng khi nằm điều hòa là tình trạng xoang mũi phản ứng với luồng không khí từ máy lạnh tỏa ra khiến cho người bệnh bị sổ mũi, liên tục hắt hơi và cảm thấy khó chịu. Tình trạng này hay gặp ở những người phải làm việc trong phòng điều hòa nhiều như nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng,...

Viêm mũi dị ứng máy lạnh: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị 1
Viêm mũi dị ứng máy lạnh hay xảy ra với nhân viên văn phòng

Ngoài ra, ngồi máy lạnh trong một môi trường kín cũng có nhiều tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập vào cơ thể. Vi khuẩn, virus, bụi bẩn,... chính là các tác nhân gây hại cho đường hô hấp. Khi chúng xâm nhập vào cơ thể sẽ làm cho bệnh viêm mũi dị ứng thêm trầm trọng hơn.

Biểu hiện của bệnh viêm mũi dị ứng máy lạnh

Bị viêm mũi dị ứng máy lạnh khi lớp niêm mạc của xoang mũi phản ứng lại với luồng khí của máy lạnh. Đối với những người bình thường thì luồng khí từ máy lạnh không ảnh hưởng gì. Nhưng, những người mẫn cảm, người già, trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu sẽ không thể thích nghi được. Từ đó dẫn đến cảm giác khó chịu. Khi mắc bệnh, viêm mũi dị ứng máy lạnh thường có các triệu chứng sau đây:

  • Hắt hơi: Bệnh nhân sẽ bị hắt xì liên tục khi tiếp xúc với khí lạnh từ điều hòa tỏa ra. Đặc biệt hơn là khi đi từ những môi trường nóng sang lạnh.
  • Sổ mũi, chảy dịch mũi: Biểu hiện này khá thường thấy khi bị viêm mũi dị ứng máy lạnh. Người bệnh bị chảy dịch mũi màu vàng đục hoặc trong. Dịch có thể tiết ra nhiều hoặc ít, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
  • Ho, đau họng: Luồng khí từ máy lạnh còn có thể làm ảnh hưởng đến vùng niêm mạc họng. Làm cho bệnh nhân ho và khạc nhổ liên tục.
  • Bị nghẹt mũi: Vì các dịch trong mũi bị tích tụ ở khoang mũi nên bệnh nhân sẽ cảm thấy bị nghẹt mũi. Có thể xảy ra một hoặc cả 2 bên, khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở. Nếu soi sẽ thấy lớp niêm mạc mũi bị phù nề, có màu tím nhạt. Trong hốc mũi sẽ tụ nhiều dịch trong và loãng.
Viêm mũi dị ứng máy lạnh: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị 2
Viêm mũi dị ứng máy lạnh gây nhiều triệu chứng khó chịu

Ngoài ra, người bệnh còn có thể có các triệu chứng khác như sưng vùng mí mắt, mắt thâm quầng, chóp mũi đỏ, trầy da,… Do đó, bạn cần phải đi khám để được bác sĩ chỉ định chữa trị sớm.

Cách điều trị và phòng ngừa chứng viêm mũi dị ứng khi ở điều hòa

Nếu không được chữa trị sớm, viêm mũi dị ứng máy lạnh có thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm màng não,... Bởi thế, người bệnh nên có phương pháp chữa trị càng sớm càng tốt.

Bệnh được chữa trị theo các cách sau:

  • Điều trị ngoại khoa: Nếu tình trạng bệnh lý trầm trọng, uống thuốc không còn hiệu quả thì bạn sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp DNR để chữa trị. Đây là một trong các phương pháp mới với nhiều ưu điểm vượt trội như không gây chảy máu, không đau đớn,...
  • Sử dụng thuốc Tây: Thuốc kháng sinh giúp ức chế hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn, từ đó làm giảm sưng viêm. giảm đau, chảy dịch,…
Viêm mũi dị ứng máy lạnh: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị 3
Thuốc kháng sinh là loại thuốc ức chế hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn gây dị ứng

Kết hợp với biện pháp điều trị, bạn cũng cần phải ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cho bản thân. Một số biện pháp ngăn ngừa bệnh viêm mũi dị ứng điều hòa như sau:

  • Điều chỉnh nhiệt độ máy lạnh ở mức 26 - 28 độ C là phù hợp nhất.
  • Không nên sử dụng điều hòa liên tục kéo dài và phải điều chỉnh luồng gió không thổi trực tiếp vào cơ thể.
  • Thường xuyên vệ sinh môi trường sống, vệ sinh máy lạnh định kỳ.
  • Ăn uống đầy đủ chất và khoa học, tăng sức đề kháng cho cơ thể bằng rau củ quả, thực phẩm giàu kẽm,... Hạn chế sử dụng thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, sữa,...
  • Bổ sung đủ nước mỗi ngày để tăng chất điện giải, làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, ngủ đủ giấc, tập luyện thể dục thể thao.

Viêm mũi dị ứng máy lạnh là cơn ác mộng đối với người có cơ địa mẫn cảm, sức đề kháng yếu. Hãy lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và phối hợp với chế độ chăm sóc cơ thể để nâng cao sức đề kháng để điều trị bệnh thật tốt nhé.

Xem thêm: Bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin