Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Viêm phế quản có nguy hiểm không? Dẫn đến biến chứng nguy hiểm nào?

Ngày 17/05/2022
Kích thước chữ

Viêm phế quản là căn bệnh mà ai cũng có thể mắc phải, nhất là khi thời tiết thay đổi thất thường, môi trường sống ô nhiễm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh viêm phế quản để phòng ngừa hoặc điều trị tốt nhất.

Viêm phế quản tuy không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Theo các bác sĩ, nếu không được điều trị dứt điểm, căn bệnh này sẽ tạo điều kiện cho virus gây bệnh quay trở lại làm giảm chức năng hô hấp. Để biết viêm phế quản có nguy hiểm không? Thì mời bạn theo dõi tiếp bài viết.

Thông tin chung về viêm phế quản

Viêm phế quản là bệnh của đường hô hấp, xảy ra khi có tình trạng viêm niêm mạc của phế quản, làm cho các đường thở bị thu hẹp. Viêm phế quản gây tích tụ chất nhầy trong các túi khí trong phổi, lâu ngày sẽ giảm chức năng phổi, gây khó thở. Bệnh lý được chia làm hai loại bao gồm: 

Viêm phế quản cấp 

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Lúc này, bệnh khiến đường thở bị sưng tấy và xuất hiện nhiều dịch nhầy.

Viêm phế quản mãn tính

Bệnh được coi là mãn tính khi tình trạng kéo dài nhiều tháng hoặc nhiều năm. Quá trình viêm đường thở diễn ra liên tục nhưng vô cùng âm thầm. khi gặp các chất kích thích có thể bùng phát các đợt viêm phế quản cấp tính. Tình trạng mãn tính phức tạp hơn viêm phế quản cấp tính rất nhiều. Viêm phế quản mãn tính được chia thành 3 dạng:

  • Viêm phế quản mãn tính đơn thuần: Triệu chứng là cơn ho dai dẳng, bệnh tái phát liên tục.
  • Viêm phế quản dạng hen hoặc co thắt: Ho kèm theo cảm giác khó thở, tức ngực, thở khò khè.
  • Viêm phế quản tắc nghẽn: Người bệnh thường xuyên cảm thấy tắc nghẽn đường thở với cường độ cao. Bệnh thường gặp ở người già hoặc người hút thuốc lá. 
Viêm phế quản có nguy hiểm không? Dẫn đến biến chứng nguy hiểm nào? 1 Triệu chứng thường thấy khi viêm phế quản là ho, ho kéo dài, thở khò khè,...

Viêm phế quản có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phế quản có nguy hiểm không và ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào là một trong những vấn đề mà nhiều bệnh nhân quan tâm. Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phế quản là: Ho, sốt, chảy nước mũi, có đờm, khò khè, thở khò khè,… Bệnh không chỉ gây cản trở đến sinh hoạt hàng ngày mà còn dễ dẫn đến những biến chứng tiêu cực gây hại cho sức khỏe.

Viêm phổi

Quá trình viêm nhiễm diễn ra liên tục kèm theo ho có đờm có thể lây lan và gây viêm nhiễm cho phổi. Đồng thời hệ thống miễn dịch suy yếu cũng là điều kiện thuận lợi hơn cho các mầm bệnh như vi khuẩn, virus xâm nhập. Nếu cơ thể bị ngừng hô hấp hoặc tràn khí màng phổi có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm phế quản có nguy hiểm không? Dẫn đến biến chứng nguy hiểm nào? 2 Viêm nhiễm đường thở kéo dài dãn đến viêm phổi 

Hen phế quản

Viêm phế quản nếu không được điều trị kịp thời, gây tổn thương nghiêm trọng đến lớp niêm mạc, lâu dần sẽ phát triển thành bệnh hen suyễn mãn tính. Bệnh khiến người bệnh thở khò khè, khó thở,... Đối với bệnh nhân là trẻ em hoặc người già có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Áp xe phổi

Áp xe phổi là một biến chứng nguy hiểm của viêm phế quản. Nếu kéo dài và không được điều trị sẽ gây tổn thương toàn bộ phổi, người bệnh thường có các triệu chứng như khó thở, huyết áp lên xuống bất thường đồng thời khởi phát các bệnh tim mạch. 

Thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi (COPD) là tình trạng phổi của người bệnh bị xung huyết, có nhiều dịch nhầy trong họng, chảy nước mũi, khó thở,... Dịch nhầy tiết ra là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây hại phát triển bệnh nặng hơn. 

Bệnh tim mạch

Bệnh viêm phế quản tái phát không được điều trị dứt điểm là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus xâm nhập và lan dần đến các cơ quan. Về lâu dài, nó gây ra tình trạng viêm nhiễm, suy giảm hệ thống tim mạch và phát triển thành bệnh tim.

Các điều trị viêm phế quản

Phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản khá đơn giản nhưng đòi hỏi người bệnh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tùy theo tình trạng bệnh và độ tuổi của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị như sau:

Điều trị viêm phế quản cấp

Bệnh viêm phế quản cấp thường do sự tấn công của các loại virus nên bác sĩ chủ yếu kê đơn thuốc, một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh là:

  • Dùng thuốc để tiêu diệt bội nhiễm vi khuẩn hoặc giảm nguy cơ vi khuẩn tấn công và xâm nhập vào cơ thể. 
  • Nếu tình trạng ho kéo dài hoặc có chuyển biến ho dai dẳng, ho có đờm, ho ra máu. Cần giữ ấm cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân thông phế quản bằng cách tống đờm ra ngoài để bệnh nhân thở tốt hơn
  • Nếu bệnh nhân có nhiều triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng nặng, bác sĩ có thể kết hợp thêm các loại thuốc khác.
Viêm phế quản có nguy hiểm không? Dẫn đến biến chứng nguy hiểm nào? 3 Viêm phế quản cấp thường điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Điều trị viêm phế quản mãn tính

Do bệnh thường kéo dài nên việc can thiệp bằng thuốc thường không có hiệu quả lâu dài. Vì vậy, các bác sĩ chủ yếu nhắm đến các bài tập rèn luyện sức bền để xây dựng sức bền, tăng sức đề kháng để giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn. Để phát huy tác dụng thì người bệnh nên cố gắng tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, ngoài ra việc thiết lập một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý giúp người bệnh hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn câu trả lời cho viêm phế quản có nguy hiểm không. Bệnh viêm phế quản nhẹ có thể tự khỏi nếu người bệnh biết cách tự chăm sóc mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, khi bệnh đã nặng thì việc điều trị trở nên khó khăn hơn và có thể dẫn đến biến chứng nên mỗi người phải chủ động bảo vệ sức khỏe của mình và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin