Vịt quay bao nhiêu calo? Cách chế biến vịt quay ít béo
Ngày 27/04/2023
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Vịt quay là món ăn ưa thích của nhiều người trong các bữa ăn của gia đình, bạn bè. Thịt vịt không chỉ ngon miệng mà còn chứa nhiều sắt, protein và các vitamin cần thiết cho cơ thể. Để biết ăn vịt quay có tốt cho sức khỏe không, bạn hãy tìm hiểu vịt quay bao nhiêu calo.
Vịt quay được chế biến có hương vị thơm ngon với lớp da bên ngoài giòn rụm, thấm đều gia vị. Thịt vịt bên trong mềm, không bị khô. Bạn có thể ăn kèm vịt quay với nước sốt, cà chua, dưa leo, các loại rau sống để đỡ ngán hơn. Với các nguyên liệu trên, vịt quay bao nhiêu calo là thắc mắc của nhiều người.
Giá trị dinh dưỡng trong thịt vịt
Thịt vịt là thực phẩm giàu dinh dưỡng gồm các thành phần sau:
Trong 100g thịt vịt chứa khoảng 25g protein, cao hơn nhiều so với hàm lượng protein có trong thịt bò, heo, dê, cá và trứng.
Thịt vịt còn chứa các chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho, sắt, axit nicotinic, vitamin A, B1, B2, D, E.
Thịt vịt cung cấp cholesterol HDL dồi dào, rất tốt cho cơ thể và có tác dụng làm giảm mức độ cholesterol LDL xấu đến cơ thể.
Ngoài ra, thịt vịt còn cung cấp khoáng chất selen, giúp chống viêm, ngăn ngừa tổn thương ở các tế bào và chống oxy hóa.
Trong 100g da vịt chứa khoảng 18g protein, 6g chất béo không bão hòa, 2g chất béo bão hòa.
Trong 100g gan vịt cung cấp khoảng 19g protein, 4g carbs và 1g chất béo bão hòa, 5g chất béo không bão hòa.
Thịt vịt có tốt cho sức khỏe không?
Tốt cho dạ dày: Thịt vịt giúp tiết ra dịch mới, tốt cho dạ dày. Thịt vịt giúp trừ nhiệt bổ hư, bổ phụ tạng.
Tốt cho tim mạch: Thịt vịt chứa omega-3 và omega-6, có lợi trong việc hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Hỗ trợ chống xơ vữa động mạch: Trong máu thịt vịt chứa các thành phần giống như dầu oliu và nhiều axit oleic, có tác dụng chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch.
Tốt cho hệ thần kinh: Thịt vịt chứa nhiều vitamin nhóm B, giúp chuyển hóa năng lượng, giảm nguy cơ thiếu máu, tăng khả năng nhận thức cho não bộ, hỗ trợ sản xuất hormone, ADN, các tế bào hồng cầu.
Tốt cho người suy nhược cơ thể: Thịt vịt có tính ngọt, mát. Ăn thịt vịt giúp bạn cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể như váng đầu, ù tai, chóng mặt, tăng huyết áp, ho khan.
Vịt quay bao nhiêu calo?
Kết hợp các nguyên liệu như dầu ăn, mật ong, nước tương, đường, tiêu thì 1 con vịt quay nặng 2kg cung cấp khoảng 7.750 calo.
Trong đó 100g thịt vịt quay chứa khoảng 387,5 calo.
Hàm lượng calo còn phụ thuộc vào từng phần của thịt vịt. Trong 100g da vịt chứa lượng calo lên đến 211 calo. Nếu bạn ăn thịt vịt quay đã bỏ da thì lượng calo nạp vào cơ thể sẽ giảm xuống còn khoảng 176,5 calo/100g.
Ăn vịt quay có tăng cân không?
So với thịt vịt luộc, thịt vịt quay chứa hàm lượng calo và chất béo dồi dào và cao hơn. Chất béo của vịt quay còn đến từ các gia vị ướp thịt như dầu ăn, sữa đặc, mật ong.
Trung bình, một người trưởng thành cần nạp vào cơ thể khoảng 2.000 calo/ngày để duy trì năng lượng, tương ứng mỗi bữa ăn cần khoảng 667 calo. Để ăn no bằng một bữa vịt quay, ít nguy cơ gây tăng cân, bạn có thể ăn một miếng vịt quay khoảng 200g, tương đương với khoảng 775 calo nạp vào cơ thể. Dĩ nhiên các bữa ăn còn lại bạn phải giảm lượng calo.
Dù thịt vịt quay chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nhưng bạn nên ăn với một lượng vừa phải. Nếu ăn nhiều thịt vịt quay, bạn dễ bị thừa calo, dẫn đến tích tụ nhiều mỡ dưới da, gây tăng cân không kiểm soát. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên luyện tập thể thao để cơ thể loại bỏ bớt mỡ, năng lượng dư thừa.
Cách chế biến thịt vịt quay ít béo
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Đầu tiên, chuẩn bị vịt, tỏi băm nhuyễn, dầu hào, đường ăn kiêng, hành khô băm nhuyễn...
Ngũ vị hương, muối, bột canh, hạt tiêu hay nước tương,...
Bước 2: Sơ chế thịt vịt
Dùng hỗn hợp rượu trắng với gừng để khử mùi hôi của vịt bằng cách chà xát cả trong và ngoài thịt vịt.
Giữ nguyên như vậy trong khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước và để ráo. Nếu da vịt bị rách thì dùng chỉ khâu lại. Da vịt càng căng thì khi quay sẽ càng ngon hơn.
Bước 3: Chuẩn bị gia vị
Ướp gia vị bên trong vịt bằng hỗn hợp gồm 1 muỗng canh tỏi băm nhuyễn, 2 muỗng dầu hào, 1 muỗng đường ăn kiêng, 1 muỗng ngũ vị hương, hành khô băm nhuyễn, hạt tiêu trộn đều. Dùng tay xát đều phần hỗn hợp này bên trong vịt. Sau đó đặt vịt lên nơi cao, thoáng để vịt khô lại trong khoảng ít nhất 6 đến 8 tiếng cho vịt thấm gia vị.
Bước 4: Ướp gia vị
Dùng chảo lòng sâu, cho vào 3 muỗng canh mạch nha, 2 thìa tỏi, nước tương, nước, gừng tươi băm nhuyễn và 1 muỗng cà phê giấm rồi nấu sôi hỗn hợp, tắt bếp.
Cho vịt vào chảo, múc hỗn hợp này dội nhiều lần lên lớp bên ngoài vịt.
Sau đó tiếp tục treo vịt lên cho khô. Nếu trời nắng, bạn có thể phơi vịt 2 đến 3 tiếng hoặc 7 đến 8 tiếng.
Bước 5: Quay vịt
Quay vịt trong lò chuyên dụng. Nếu dùng lò vi sóng bạn có thể chỉnh nhiệt độ 160 đến 170 độ C. Nếu vịt nặng khoảng 1 kg thì bạn quay trong vòng 55 phút là chín.
Nên quay thành hai lần, khoảng 20 phút thì lật vịt lại rồi quay tiếp để chín đều.
Sau khi tắt lò, đợi mỡ vịt chảy ra đến khi da vịt khô lại rồi lấy ra.
Lưu ý khi ăn thịt vịt quay
Vịt quay là món ăn bổ dưỡng nhưng không thể ăn một cách tùy tiện. Theo khuyến cáo của các bác sĩ, những người mới phẫu thuật, mắc bệnh gút hoặc hệ tiêu hóa kém thì tốt nhất không nên ăn thịt vịt vì khiến bệnh trở nặng hơn. Ngoài ra, những người sức khỏe kém cũng hạn chế ăn vịt quay vì dễ bị rối loạn cơ xương khớp, sau này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tuổi già.
Đặc biệt, lưu ý rằng không nên ăn thịt vịt cùng với thịt baba vì làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của thịt vịt và sẽ chuyển đạm thành các chất nguy hiểm khác.
Nên ăn vịt quay với các loại thức ăn có vị chua như dưa chua để hương vị thêm đậm đà. Thành phần axit trong thực phẩm chua làm giảm cảm giác buồn nôn khi ăn, đồng thời giảm lượng chất béo đã nạp vào cơ thể nên giúp bạn ăn ngon miệng hơn.
Sau khi tham khảo bài viết trên, bạn đã biết vịt quay bao nhiêu calo và từ đó lên kế hoặc ăn món vịt quay sao cho không bị tăng cân cũng như cách cân bằng lượng calo trong chế độ ăn mỗi ngày.
Quỳnh Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Có thể bạn quan tâm
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.