Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Cơ hoành có vai trò đặc biệt với chức năng thông khí ở phổi và khả năng hô hấp của con người. Vỡ cơ hoành thường là hậu quả của chấn thương. Và tình trạng này chắc chắn gây nhiều biến chứng nguy hiểm với hệ hô hấp cũng như với sức khỏe tổng thể.
Vỡ cơ hoành là tình trạng tổn thương khiến cơ hoành mất toàn vẹn, thường xuất phát từ nguyên nhân chấn thương bụng kín sau tai nạn. Chấn thương tác động mạnh sẽ tạo áp lực lớn và đột ngột lên ổ bụng. Khi đó, vòm hoành căng lên và bị vỡ. Vậy tình trạng cơ hoành bị vỡ nguy hiểm thế nào? Điều trị ra sao?
Cơ hoành là vân cơ rộng, dẹt, hình vòm, tạo thành một vách gân - cơ ngăn cách ổ bụng và lồng ngực. Cơ hoành có vai trò vô cùng quan trọng với hệ hô hấp của con người. Khi cơ hoành co thì vòm hoành hạ xuống. Việc này giúp lồng ngực giãn, áp lực trong lồng ngực giảm, không khí được hít vào trong và ngược lại. Vì vậy, khi cơ hoành bị chấn thương chắc chắn hoạt động của hệ hô hấp sẽ bị ảnh hưởng.
Vỡ cơ hoành là tình trạng cơ hoành bị tổn thương dẫn đến mất toàn vẹn. Tình trạng này thường gặp nhất trong chấn thương bụng kín do tai nạn giao thông, tai nạn lao động (chiếm 80-90% trường hợp). Các vết thương xuyên qua bụng do bị vật nhọn đâm cũng là một nguyên nhân. Khi gặp chấn thương mạnh, áp lực ổ bụng sẽ bị tăng cao một cách đột ngột khiến vòm hoành căng quá mức và bị vỡ.
Thông thường, cơ hoành bên phải được gan che chắn nên ít vỡ hơn cơ hoành bên trái.
Khi có chấn thương, ngoài tổn thương cơ hoành, người bệnh có thể gặp thêm các tổn thương khác như tràn khí màng phổi, dập phổi, gãy xương sườn, tổn thương gan… Các tổn thương này có thể che lấp tổn thương cơ hoành khiến tình trạng vỡ cơ hoành khó được phát hiện. Qua vị trí cơ hoành bị vỡ rách, các tạng trong ổ bụng có thể chui ngược lên trên lồng ngực dẫn đến thoát vị hoành.
Theo cách phân chia của Hiệp hội phẫu thuật chấn thương Mỹ (AAST), vỡ cơ hoành được phân thành 5 mức độ, tương ứng với mức độ nghiêm trọng tăng dần. Cụ thể là:
Mức độ | Tình trạng tổn thương |
Mức độ I | đụng dập |
Mức độ II | rách ≤ 2 cm |
Mức độ III | rách 2-10 cm |
Mức độ IV | rách > 10 cm , mất mô ≤ 25 cm2 |
Mức độ V | rách và mô mất > 25 cm2 |
Đi kèm với tổn thương cơ hoành thường là các tổn thương phối hợp với tỷ lệ gặp phải như sau:
Loại tổn thương phối hợp | Tỷ lệ mắc |
Gan | 48% |
Tràn máu, tràn khí màng phổi | 47% |
Lách | 35 % |
Xương sườn | 28% |
Ruột | 23% |
Thận | 16% |
Xương chậu | 14% |
Động mạch chủ | 4% |
Tủy sống | 4% |
Vỡ cơ hoành không chỉ ảnh hưởng đến chức năng của hệ hô hấp mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng người bệnh có thể gặp phải sau khi cơ hoành bị vỡ như:
Theo thống kê, tỷ lệ tử vong trong vòng 24 giờ sau vỡ cơ hoành đi kèm các chấn thương ngực bụng khác chiếm tỷ lệ khoảng 25%.
Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp giảm mức độ nguy hiểm và nguy cơ biến chứng ở bệnh nhân bị vỡ cơ hoành. Theo đó, chúng ta không nên bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo cơ hoành bị vỡ như:
Vỡ cơ hoành được đánh giá là một chấn thương nặng và bệnh nhân cần được điều trị đa chấn thương. Phương pháp điều trị thường là:
Hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân bị vỡ cơ hoành gồm các khâu:
Các bác sĩ cũng sẽ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân để:
Vỡ cơ hoành là chấn thương nguy hiểm có tỷ lệ biến chứng và tử vong cao. Vì vậy, nếu không may có tai nạn gây chấn thương ngực, nạn nhân cần được đưa đi cấp cứu càng sớm càng tốt.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.