Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngày nay, xét nghiệm ADN trước sinh đã được ứng dụng tại rất nhiều cơ sở xét nghiệm trên cả nước. Vậy xét nghiệm ADN trước sinh có chính xác không?
Việc xét nghiệm ADN bằng móng tay, máu, tóc,... đã trở nên rất phổ biến. Tuy nhiên, nếu trẻ chưa được sinh ra mà cha mẹ vẫn muốn làm xét nghiệm huyết thống thai nhi thì phải làm như thế nào? Đó chính là mục đích của việc xét nghiệm ADN trước sinh. Tuy nhiên, vẫn có không ít người nghi ngờ về liệu xét nghiệm ADN trước sinh có chính xác không.
Xét nghiệm ADN của thai nhi khi còn trong bụng mẹ thường được dùng chủ yếu để xác minh mối quan hệ huyết thống giữa người cha và người con. Muốn biết người cha giả định có cùng huyết thống với đứa trẻ hay không, mẹ bầu có thể sử dụng 1 trong 3 phương pháp xét nghiệm ADN trước sinh sau:
Với phương pháp này, nhân viên y tế sẽ dùng một cây kim chuyên dụng để chọc qua thành bụng và hút một lượng nước ối nhất định dưới sự hướng dẫn của máy siêu âm. Sau khi hoàn thành, nước ối sẽ được mang đi phân tích.
Xét nghiệm chọc ối là phương pháp xâm lấn nên nó có thể gây ra một số rủi ro nhất định cho sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ có thể cảm thấy đau bụng âm ỉ, thậm chí là vỡ ối, nhiễm trùng, rò rỉ nước ối,... gây sảy thai.
Mẫu phẩm được sử dụng để xét nghiệm sinh thiết gai nhau là mô bánh nhau ở tử cung người mẹ. Lúc này, các bác sĩ cần lấy mẫu bằng kim chuyên dụng hoặc ống chuyên dụng. Tiếp đó, thông qua đường âm đạo hoặc thành bụng của mẹ để lấy mô bánh nhau ra ngoài và tiến hành phân tích huyết thống.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, phương pháp này cũng tồn tại rất nhiều nguy cơ mà mẹ bầu không thể bỏ qua. Sau khi lấy mẫu, mẹ rất dễ bị xuất huyết âm đạo. Trên thực tế, cứ 500 mẹ bầu tiến hành sinh thiết gai nhau thì có 1 trường hợp bị sảy thai.
Đây là phương pháp xét nghiệm kiểu mới được các bác sĩ khuyến khích thực hiện. Một số ưu điểm vượt trội mà phương pháp này mang lại là:
“Xét nghiệm ADN trước sinh có chính xác không?” là thắc mắc của rất nhiều người. Trên thực tế, độ chính xác của các phương pháp xét nghiệm phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng mẫu xét nghiệm.
Nếu quá trình lấy mẫu được thực hiện đúng kỹ thuật, xét nghiệm ADN trước sinh cho kết quả rất chính xác. Cụ thể:
Xét nghiệm ADN thai nhi khi còn trong bụng mẹ là vấn đề vô cùng nhạy cảm vì kết quả không như mong muốn có thể ảnh hưởng đến ý định phá thai của mẹ bầu. Bên cạnh đó, những mẹ bầu mang nhóm máu Rh khi chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau thì nguy cơ sảy thai là khá cao. Vì vậy, các bác sĩ thường xuyên mẹ bầu nên sinh con ra rồi mới thực hiện xét nghiệm huyết thống.
Tuy nhiên, từ tuần thứ 10 trở đi, mẹ bầu đã có thể thực hiện xét nghiệm ADN thai nhi. Độ chính xác khi xét nghiệm trong thời gian này là tương đương với việc xét nghiệm ADN sau khi trẻ được sinh ra. Phương pháp xét nghiệm sẽ phụ thuộc vào thể trạng của người mẹ.
Bên cạnh câu hỏi: “Xét nghiệm ADN trước sinh có chính xác không?”, nhiều mẹ bầu cũng vô cùng đắn đo khi lựa chọn phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi sao cho phù hợp. Thời kỳ mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm nên mẹ bầu cần đảm bảo sức khỏe cho cả bản thân và em bé. Tốt nhất, thai phụ nên lựa chọn những phương pháp xét nghiệm ADN không có xâm lấn. Không những vậy, phương pháp chọc ối và sinh thiết nhau thai còn có chi phí cao hơn, nhưng độ an toàn của xét nghiệm này không đảm bảo hoàn toàn.
Thời gian trả kết quả của mỗi loại xét nghiệm sẽ khác nhau. Với xét nghiệm sinh thiết gai nhau và xét nghiệm máu thì thời gian cho kết quả khá nhanh, trong vòng từ 5 - 10 ngày.
Nếu mẹ bầu thực hiện xét nghiệm chọc ối để kiểm tra huyết thống thì thời gian trả kết quả sẽ từ 3 ngày - 3 tuần. Ngược lại, nếu mẹ bầu muốn sàng lọc các bất thường của thai nhi trước sinh, thời gian xét nghiệm sẽ dài hơn. Nguyên nhân là do các bác sĩ cần thêm thời gian kéo dài để tế bào phát triển. Từ đó mới có thể phát hiện được những bất thường về ADN.
Trên đây là lời giải đáp chi tiết nhất cho thắc mắc: “Xét nghiệm ADN trước sinh có chính xác không?”. Như đã nói ở trên, trong trường hợp bất khả kháng, mẹ bầu mới nên làm xét nghiệm huyết thống khi mang thai để tránh làm gián đoạn quá trình phát triển của thai nhi.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.