Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Xét nghiệm Anti HCV nonreactive trong chẩn đoán viêm gan C

Ngày 25/04/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Viêm gan C là một trong những bệnh lý về gan nhiều người mắc phải. Bệnh có thể lây truyền dễ dàng và để lại những biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, việc phát hiện bệnh sớm vô cùng quan trọng. Và Anti HCV nonreactive là một xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác căn bệnh này.

Tỷ lệ nhiễm viêm gan C ở Việt Nam đang chiếm khoảng 1,1% dân số. Căn bệnh này có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau và tốc độ lây lan khá nhanh. Khi bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng. Để có thể điều trị bệnh kịp thời và hạn chế lây nhiễm trong cộng đồng, bệnh cần được phát hiện sớm. Xét nghiệm viêm gan C hay xét nghiệm Anti HCV nonreactive sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác căn bệnh này.

Bạn đã biết gì về bệnh viêm gan C?

Viêm gan C là một căn bệnh truyền nhiễm được gây ra bởi virus Hepatitis C (viết tắt là HCV). Virus Hepatitis C tấn công và phá hủy các tế bào gan một cách âm thầm lặng lẽ. Thời điểm mới nhiễm virus, người bệnh gần như không xuất hiện triệu chứng. Theo thống kê, có khoảng 70% bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng. Đây chính là điều kiện thuận lợi để virus làm tổn thương gan nghiêm trọng và khi xuất hiện triệu chứng bệnh, việc điều trị đã trở nên khó khăn.

Ngoài ra, virus này còn có thể lây lan nhanh chóng qua đường máu, truyền từ mẹ sang con, lây lan qua đường tình dục. Sau khi xâm nhập cơ thể người lành, virus có thời gian 12 - 40 ngày ủ bệnh rồi bắt đầu nhân lên nhanh chóng.

Xét nghiệm Anti HCV nonreactive trong chẩn đoán viêm gan C 1
Xét nghiệm Anti HCV nonreactive giúp phát hiện bệnh sớm, phòng ngừa biến chứng

Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể phải đối mặt với các biến chứng như:

  • Viêm gan mãn tính: Theo thống kê, có đến 30% bệnh nhân viêm gan chuyển sang giai đoạn viêm gan mãn tính.
  • Theo thống kê, có khoảng 25% bệnh nhân mắc viêm gan C mãn tính tiến triển thành ung thư gan.
  • Một số không nhỏ bệnh nhân bị viêm gan cấp tính làm ảnh hưởng lớn đến chức năng gan.
  • Viêm gan C có thể diễn tiến thành xơ gan. Khi đó, chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng. Bệnh nhân có thể gặp các biến chứng hôn mê gan, xuất huyết đường tiêu hóa…
  • Khoảng 1 - 5% bệnh nhân mắc viêm gan C bị tử vong.

Xét nghiệm Anti HCV nonreactive là gì và có ý nghĩa gì?

Để giảm nguy cơ biến chứng hay làm lây lan virus Hepatitis C, việc phát hiện bệnh sớm ở người mang virus này là rất quan trọng. Xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh viêm gan C là xét nghiệm Anti HCV hay xét nghiệm chỉ số Anti HCV.

Anti HCV là kháng thể được hệ miễn dịch tạo ra để chống lại virus Hepatitis C. Sau khi virus này xâm nhập cơ thể khoảng 1 - 2 tuần, cơ thể sẽ sinh ra kháng thể và kháng thể này tiếp tục tồn tại sau đó. Xét nghiệm Anti HCV nonreactive bản chất là đi tìm sự có mặt của kháng thể chống virus gây bệnh viêm gan C để sàng lọc bệnh lý này.

Xét nghiệm Anti HCV nonreactive trong chẩn đoán viêm gan C 2
Xét nghiệm phát hiện kháng thể của virus gây viêm gan C nên được thực hiện càng sớm càng tốt

Ai nên xét nghiệm Anti HCV nonreactive?

Ngoài mục đích chẩn đoán bệnh, xét nghiệm Anti HCV nonreactive cũng cần thiết trong trường hợp nghi nhiễm hoặc muốn theo dõi sức khỏe gan định kỳ. Các chuyên gia y tế khuyến cáo bất cứ ai trên 18 tuổi đều nên làm xét nghiệm này định kỳ, đặc biệt là:

  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người từng tiếp xúc với máu hoặc người dùng chung kim tiêm với người khác.
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh viêm gan C.
  • Người có chồng, vợ, bạn tình đã được chẩn đoán mắc viêm gan C.
  • Người có bất thường chức năng gan với các triệu chứng kèm theo như: Cơ thể mệt mỏi, vàng da, nước tiểu sẫm màu, ăn không ngon miệng, đau bụng, buồn nôn, nôn ói, đau khớp, sốt, phân màu đất sét…
  • Người đang mắc HIV/AIDS.
  • Người từng chạy thận nhân tạo dài ngày.
  • Người từng bị Covid19 với các triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn… Lý do là sau khi mắc Covid19, có khoảng 15 - 53% bệnh nhân bị tổn thương gan.
Xét nghiệm Anti HCV nonreactive trong chẩn đoán viêm gan C 3
Chức năng gan bị tổn thương nên làm xét nghiệm HCV định kỳ

Quy trình xét nghiệm Anti HCV nonreactive

Xét nghiệm Anti HCV nonreactive được thực hiện bằng mẫu máu của người được xét nghiệm. Trước khi lấy máu, họ không cần nhịn ăn. Tuy nhiên, họ cần thông báo với bác sĩ về loại thuốc họ đang dùng (nếu có). Bác sĩ có thể đánh giá ảnh hưởng của thuốc đến kết quả xét nghiệm và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Nhân viên y tế sẽ lấy máu xét nghiệm từ tĩnh mạch cánh tay người cần xét nghiệm. Sau khi lấy máu, người được xét nghiệm có thể có vết bầm nhẹ hoặc cảm giác hơi đau tại vị trí lấy máu. Tuy nhiên, cảm giác đau sẽ nhanh chóng biến mất và vết bầm (nếu có) cũng sẽ tan đi vào một vài ngày sau đó.

Mẫu máu sẽ được đưa đi phân tích. Chỉ sau khoảng 2 giờ đồng hồ là sẽ có kết quả. Kết quả sẽ được trả về đúng địa điểm quy định. Bệnh nhân đến lấy kết quả xét nghiệm và quay lại phòng khám bác sĩ để bác sĩ đọc kết quả, chẩn đoán bệnh và tư vấn.

Lúc này, kết quả xét nghiệm có thể là 1 trong 3 phương án:

  • Anti HCV Negative: Cơ thể không tồn tại kháng thể kháng lại virus HCV. Người được xét nghiệm chưa từng mắc viêm gan C.
  • Anti HCV Positive: Cơ thể có tồn tại kháng thể kháng lại virus HCV. Điều đó có nghĩa là người được xét nghiệm đang bị viêm gan C hoặc trước đây đã từng mắc viêm gan C nhưng đã khỏi.
Xét nghiệm Anti HCV nonreactive trong chẩn đoán viêm gan C 4
Điều trị viêm gan C càng sớm càng có lợi

Cũng có trường hợp xét nghiệm cho kết quả âm tính hoặc dương tính giả. Có trường hợp khi xét nghiệm có kết quả âm tính nhưng 1 - 2 tháng sau làm lại lại ra kết quả dương tính. Điều này là hết sức bình thường.

Viêm gan C có chữa được không? Ngày nay, viêm gan C đã có thể chữa khỏi. Việc điều trị viêm gan C sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn khi bệnh được phát hiện sớm. Xét nghiệm Anti HCV nonreactive có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong kiểm tra sức khỏe định kỳ, sàng lọc và chẩn đoán bệnh viêm gan C. Mỗi người trong chúng ta đều nên thực hiện ngay xét nghiệm này khi thấy có các yếu tố nguy cơ như ở trên. 

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm