Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Xét nghiệm CEA là gì? Tại sao cần xét nghiệm CEA?

Ngày 17/11/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Ung thư là một bệnh lý rất nguy hiểm và tiên lượng tử vong, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Do đó, các xét nghiệm sàng lọc hay nhận định ung thư luôn được quan tâm tiến hành thực hiện để đưa ra những hướng điều trị kịp thời. CEA là một xét nghiệm được sử dụng để chẩn đoán, sàng lọc và tiên lượng các bệnh lý ung thư đại tràng.

Bài viết sau đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp những thông tin cơ bản của xét nghiệm CEA đến bạn đọc và ý nghĩa của xét nghiệm này để cung cấp các chẩn đoán điều trị kịp thời khi bị ung thư trực tràng khi thực hiện xét nghiệm CEA.

Xét nghiệm CEA là gì? Tại sao cần xét nghiệm CEA?

Xét nghiệm CEA (Carcinoembryonic Antigen) là một xét nghiệm máu được sử dụng để kiểm tra mức độ có mặt của CEA, một loại protein thường xuất hiện trong cơ thể. Đây là một loại kháng nguyên chỉ dấu các dấu ấn ung thư của các loại ung thư trực tràng, ung thư dạ dày, tuyến tụy, vú hay ung thư phổi.

Xét nghiệm CEA nên được thực hiện sớm để sàng lọc, chẩn đoán và có hướng điều trị sớm để hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe.

Giá trị xét nghiệm CEA sẽ tăng lên khi trong cơ thể có các dấu hiệu cảnh bảo ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng. Độ nhạy của CEA với các ung thư trực tràng dao động từ 65% đến 74%.

Xét nghiệm CEA nên được thực hiện do: Khi bị ung thư trực tràng trong giai đoạn sớm, điều trị kết hợp với phẫu thuật sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ sống khi bị ung thư trực tràng không cao. CEA là một xét nghiệm xác định các khối u để hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị hiệu quả:

  • Xét nghiệm CEA có thể được sử dụng để tầm soát ung thư trực tràng ở những đối tượng có yếu tố di truyền như hội chứng Lync, hội chứng đa polyp di truyền. CEA kết hợp với CA 19 - 9 và CA 125, từ đó làm tăng độ nhạy của phương pháp sàng lọc của CEA.
  • Xét nghiệm CEA giúp xác định các giai đoạn, tiên lượng hay đánh giá các hiệu quả điều trị.
  • Xét nghiệm CEA giúp theo dõi, phát hiện các khối u còn sót lại sau phẫu thuật, hay ung thư tái phát sau khi điều trị ung thư đại tràng.
Xét nghiệm CEA - Phương pháp chẩn đoán các bệnh ung thư +1
Xét nghiệm CEA là một phương pháp xét nghiệm phát hiện bệnh ung thư

Xét nghiệm CEA được chỉ định trong trường hợp nào?

Một số trường hợp nên thực hiện xét nghiệm CEA như:

  • Kiểm tra ung thư đại trực tràng: Xét nghiệm CEA có thể được sử dụng để giúp chẩn đoán và theo dõi ung thư đại trực tràng. Mức độ CEA trong máu thường tăng cao ở những người mắc bệnh ung thư đại trực tràng, và xét nghiệm CEA có thể giúp theo dõi sự phát triển của bệnh.
  • Đánh giá hiệu quả điều trị ung thư: Xét nghiệm CEA cũng có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả điều trị ung thư. Nếu mức độ CEA giảm sau khi điều trị, điều này có thể cho thấy bệnh nhân đang phản ứng tích cực với liệu pháp.
  • Chẩn đoán ung thư phổi: Xét nghiệm CEA có thể được sử dụng như một phương pháp bổ trợ để chẩn đoán ung thư phổi. Mặc dù không phải tất cả các trường hợp ung thư phổi đều dẫn đến tăng mức CEA trong máu, nhưng xét nghiệm này có thể đóng vai trò trong việc phát hiện sớm và theo dõi bệnh.
  • Đánh giá bệnh viêm đại tràng vi khuẩn: Xét nghiệm CEA cũng có thể được sử dụng để đánh giá mức độ viêm đại tràng vi khuẩn, một tình trạng viêm nhiễm trong ruột. Mức độ CEA có thể tăng cao trong bệnh viêm đại tràng vi khuẩn, xét nghiệm này có thể hỗ trợ trong chẩn đoán và theo dõi bệnh.
  • Xét nghiệm được thực hiện để xem xét mức độ lan rộng của các khối ung thư trong cơ thể.
Xét nghiệm CEA - Phương pháp chẩn đoán các bệnh ung thư +2
Xét nghiệm CEA có thể giúp cảnh báo dấu hiệu ung thư đại tràng

Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm CEA là gì?

Một số yếu tố có thể làm tăng nồng độ CEA trong một số loại ung thư khác nhau như:

  • Đại trực tràng.
  • Buồng trứng, cổ tử cung.
  • Phổi, thực quản, dạ dày, ruột non, gan mật, vú tụy.

Ngoài ra, giá trị CEA có thể tăng lên trong một số trường hợp khác như:

  • Ung thư đường mật, ung thư xương, gan, các khối u ác tính, ung thư biểu mô tuyến tiền liệt, phổi.
  • Một số trường hợp khác như hút thuốc, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng hay viêm tụy.
Xét nghiệm CEA - Phương pháp chẩn đoán các bệnh ung thư +3
Trong ung thư phổi giá trị CEA sẽ tăng cao

Tiến hành xét nghiệm CEA như thế nào?

Một số bước cần thực hiện để tiến hành xét nghiệm CEA như:

  • Trao đổi với bác sĩ về các tình trạng sức khỏe, thuốc đang sử dụng. Nếu có hút thuốc, cần phải thông báo bác sĩ và nên ngừng thuốc trước một thời gian hoặc ngừng thuốc.
  • Sau đó, dùng băng quấn quanh cánh tay, làm sạch kim tiêm và các chất xác khuẩn.
  • Lấy máu tĩnh mạch, gắn ống xilanh để lấy máu.
  • Sau khi lấy đủ máu, lấy bông đặt vào vị trí kim chích và dán lại.
Xét nghiệm CEA - Phương pháp chẩn đoán các bệnh ung thư  + 4
Xét nghiệm CEA khá đơn giản, tương tự như các xét nghiệm máu thông thường

Kết xét nghiệm CEA có ý nghĩa gì?

Xét nghiệm CEA sẽ đem lại một số ý nghĩa như:

  • Giá trị CEA bình thường sẽ khác nhau tùy thuộc vào các đối tượng, thường < 3 ng/ml.
  • Các kết quả xét nghiệm CEA sẽ được thể hiện cùng với hỏi bệnh, xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh vì CEA tăng trong một số tình trạng khác khi không phải bị ung thư.
  • Kích thước khối u không được phản ánh chính xác bằng nồng độ CEA trong máu. Tuy nhiên, nếu khối u nhỏ, giai đoạn đầu, giá trị xét nghiệm CEA thấp hoặc bình thường. Kết quả sẽ tăng cao nếu khối u đang phát triển, di căn.
  • Ở những người ung thư, giá trị CEA sẽ về giá trị bình thường sau khi điều trị thành công sau 1 - 4 tháng. Nếu CEA > 20 ng/ml, có thể gợi ý ung thư chưa được chữa khỏi và có thể đã di căn sang một số vị trí khác trong cơ thể.
  • Nồng độ CEA sẽ tương ứng với tiên lượng bệnh. Trong ung thư đại trực tràng, giá trị CEA cao trước phẫu thuật có thể liên quan đến tỷ lệ tái phát hoặc tử vong cao. Ngược lại, nếu giá trị CEA giảm sau phẫu thuật, sẽ được dự đoán tăng cơ hội cải thiện bệnh và giảm nguy cơ tái phát.
Xét nghiệm CEA - Phương pháp chẩn đoán các bệnh ung thư +5
Kết quả xét nghiệm CEA có thể cho ra bình thường hoặc không bình thường

Hi vọng thông qua bài trên đây của nhà thuốc Long Châu về xét nghiệm CEA sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh ung thư, phương pháp xét nghiệm cũng như các cách đọc kết quả xét nghiệm sàng lọc dấu hiệu ung thư. Cần đến ngay các cơ sở y tế và được thực hiện các xét nghiệm CEA để có thể được sàng lọc, chẩn đoán tốt để loại trừ các trường hợp ung thư di căn, ảnh hưởng đến tính mạng. 

Xem thêm: Xét nghiệm ANA là gì? Khi nào cần thực hiện?

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm