Xét nghiệm MGIT là gì? Ý nghĩa của xét nghiệm MGIT trong việc chẩn đoán bệnh lao
Ngày 26/04/2024
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do Mycobacteria lao gây ra. Mặc dù bệnh lao có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể nhưng bệnh lao phổi là dạng bệnh lao phổ biến nhất (80-85% tổng số trường hợp) và là nguồn lây nhiễm chính cho người dân trong cộng đồng xung quanh. Hiện nay, các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao phổi được cho là phương pháp chẩn đoán sớm bệnh lao được nhiều nơi yêu cầu như: ELISA, sinh học phân tử, nuôi cấy, thậm chí là xét nghiệm MGIT. Vậy xét nghiệm MGIT là gì?
Bệnh lao là một trong những bệnh nguy hiểm thứ hai ở Việt Nam sau HIV. Xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao phổi giúp phát hiện sớm bệnh, từ đó có biện pháp cách ly và điều trị kịp thời. Một trong những phương pháp giúp chẩn đoán bệnh lao sớm đó là xét nghiệm MGIT. Vậy cụ thể xét nghiệm MGIT là gì cũng như tác dụng của nó ra sao, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Khi nào bệnh nhân cần xét nghiệm MGIT để chẩn đoán bệnh lao?
Xét nghiệm MGIT được chỉ định nếu bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng gợi ý nhiễm khuẩn bệnh lao. Ngoài ra, nó còn được thực hiện trên những người có nguy cơ cao mắc phải bệnh lao như:
Người thân mắc bệnh lao, người tiếp xúc thường xuyên và chăm sóc họ.
Bác sĩ, y tá, nhân viên y tế… làm việc trong môi trường có nguy cơ mắc bệnh cao.
Sống ở khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao như trại tị nạn hoặc gần khu vực có bệnh lao.
Đi du lịch hoặc làm việc ở những vùng có dịch bệnh lao lây lan và tỷ lệ lây nhiễm cao.
Môi trường y tế kém, dễ lây lan bệnh dịch.
Người mắc các bệnh làm suy giảm hệ miễn dịch như HIV, viêm gan siêu vi A, B, C.
Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như ma túy, rượu, bia.
Dùng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân với người bệnh lao.
Những đối tượng này sẽ được tiến hành xét nghiệm MGIT để tìm kiếm vi khuẩn trong mẫu bệnh phẩm. Mẫu thường là đờm. Nếu bệnh nhân không ho được, có thể dùng dịch dạ dày hoặc phân (ở trẻ em). Đối với bệnh lao ở các cơ quan khác, mẫu bệnh phẩm có thể là dịch tiết từ các cơ quan này.
Xét nghiệm MGIT là gì?
Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do Mycobacteria lao gây ra. Mặc dù bệnh lao có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể nhưng lao phổi là dạng bệnh lao phổ biến nhất (chiếm 80-85% số ca) và là nguồn lây nhiễm chính cho người dân trong cộng đồng xung quanh. Tính đến tháng 7 năm 2006, Việt Nam đứng thứ 13 trong 22 nước có số ca mắc bệnh lao cao nhất thế giới. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Philippines. Theo báo cáo của WHO, tỷ lệ bệnh nhân tái phát hoặc thất bại điều trị đã tăng cao ở Việt Nam trong năm 2008 (6,4% năm 2004 và 7,7% năm 2008), đặc biệt tỷ lệ mắc bệnh lao ngày càng tăng. Hướng tới chủng M.TB kháng thuốc và đa kháng thuốc. Để phát hiện ra vi khuẩn gây nên bệnh lao, thì có nhiều phương pháp, trong đó có xét nghiệm MGIT hay còn được gọi là xét nghiệm nuôi cấy bệnh lao MGIT.
Xét nghiệm MGIT (Mycobacterium growth indicator tube), là phương pháp giúp phát hiện vi khuẩn Mycobacteria nhanh hơn. Dựa trên nguyên lý xác định chuyển hóa của Mycobacterium tuberculosis bằng kỹ thuật phát quang (Fluorescene) dưới ánh sáng UV. Cường độ phát quang tương ứng với mức độ tiêu thụ oxy, tương ứng nồng độ vi khuẩn phát triển trong môi trường. Vi khuẩn xuất hiện càng nhiều càng tăng độ phát quang.
Phương pháp xét nghiệm MGIT được thực hiện để xác định chính xác sự hiện diện của vi khuẩn Mycobacteria trong mẫu bệnh phẩm. Mẫu đờm được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp. Sau đó, vi khuẩn được phân lập và xác định, đồng thời tạo ra kháng sinh đồ của vi khuẩn lao Mycobacteria. Kết quả dương tính thu được sau 3 đến 4 tuần khi nuôi cấy trên môi trường đặc. Còn nuôi cấy trên môi trường lỏng (MGIT – BACTEC) cho kết quả khả quan sau 2 tuần. Các trường hợp được phát hiện bệnh lao tại bệnh viện, nên được khuyến khích tiến hành xét nghiệm nuôi cấy nếu có thể.
Ý nghĩa của xét nghiệm MGIT trong việc chẩn đoán bệnh lao
Trước những khó khăn trong chẩn đoán liên quan đến bệnh lao phổi âm tính với mẫu đờm, xét nghiệm MGIT hướng đến việc xem xét các mẫu dịch phế quản phế nang (BAL) có thể được soi bằng kính hiển vi soi phết và nuôi cấy vi khuẩn Mycobacteria để đạt được sự cải thiện nhanh chóng. Những bệnh nhân có các đặc điểm X-quang lâm sàng của bệnh lao phổi và có phết đàm âm tính với trực khuẩn kháng axit (AFB) hoặc những người không thể khạc đờm sẽ được tiến hành xét nghiệm này. Các mẫu BAL được thu thập từ chúng sẽ được soi dưới kính hiển vi để nuôi cấy AFB và micro-MGIT.
Kết quả cho thấy, xét nghiệm MGIT chẩn đoán lao phổi hiệu quả hơn tìm AFB bằng ZN ở dịch rửa nội soi phế quản phế nang trong những bệnh nhân nghi lao AFB âm và ít đờm. Xét nghiệm MGIT so với tiêu chuẩn kết hợp chẩn đoán lao có độ nhạy là 72,5%, độ đặc hiệu 71,4%, giá trị dự đoán dương tính 89,3% và giá trị dự đoán âm tính 44,1%. Xét nghiệm MGIT so với tiêu chuẩn Xpert chẩn đoán lao có độ nhạy là 64,3%, độ đặc hiệu 82,4%, giá trị dự đoán dương tính 85,7% và giá trị dự đoán âm tính 58,3%.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu được xét nghiệm MGIT là gì cũng như ý nghĩa của xét nghiệm MGIT trong việc chẩn đoán bệnh lao. Qua những thông tin trên có thể thấy răng xét nghiệm MGIT là một kỹ thuật tiên tiến được sử dụng để chẩn đoán bệnh nhân lao phổi sớm và chính xác bởi độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn so với phương pháp truyền thống. Để từ đó giúp các bệnh nhân lao phổi được điều trị bệnh sớm hơn.
Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.