Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Xét nghiệm mỡ máu là gì? Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là bình thường?

Ngày 30/11/2022
Kích thước chữ

Xét nghiệm mỡ máu là một trong những xét nghiệm quan trọng trong quá trình khám chữa bệnh. Vậy xét nghiệm mỡ máu là gì và chỉ số mỡ máu bình thường là bao nhiêu? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh mỡ máu ngày một gia tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đặc biệt là các bệnh lý về tim mạch, huyết áp.

Xét nghiệm mỡ máu là gì?

Các xét nghiệm nhằm kiểm tra nồng độ Cholesterol, Triglyceride HDL-C, LDL-C... trong máu thì được gọi là xét nghiệm mỡ máu (blood lipid test). Đây là một trong các xét nghiệm rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tim mạch.

Mỡ máu (lipid máu) là thành phần cấu tạo nên một số hormone, được chuyển hóa bởi acid mật. Lipid máu ngoài giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn có vai trò trong cấu trúc tế bào, đặc biệt là cấu trúc màng tế bào.

Mỡ máu có thành phần chính là Cholesterol, chúng giúp chúng ta phát triển và hoạt động khỏe mạnh. Trong cấu trúc màng tế bào, tiền chất tạo vitamin D và một số hormone... đểu có sự hiện diện của Cholesterol. Tuy nhiên, Cholesterol lại rất có hại khi xảy ra sự rối loạn giữa các loại Cholesterol và bệnh lý điển hình là xơ vữa động mạch.

Xét nghiệm mỡ máu là gì? Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là bình thường?1 Xét nghiệm mỡ máu có ý nghĩa uan trọng trong việc khám chữa bệnh

Do Cholesterol là chất mỡ không hòa tan trong nước nên buộc phải kết hợp với protein để dễ dàng di chuyển trong máu. Bởi vậy, khi xét nghiệm mỡ máu ngoài việc định lượng số Cholesterol, người ta còn phân tích lượng Cholesterol theo các loại Lipoprotein. Mỡ máu tăng cao khi loại LDL-C (lipoprotein tỷ trọng thấp) tăng và HDL-C ( Lipoprotein tỷ trọng cao) giảm, gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não...

Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm mỡ máu

Cholesterol kết hợp với LDL có ký hiệu LDL-C gây hại sức khỏe. Cholesterol vận chuyển trong máu và sẽ bị lắng đọng ở thành mạch máu, từ đó hình thành các mảng xơ vữa động mạch.

Cholesterol kết hợp với HDL ký hiệu HDL-C thì lại có lợi cho sức khỏe. Chúng sẽ phá hủy các xơ vữa động mạch giúp mạch máu lưu thông tốt hơn. Khi có kết quả xét nghiệm mỡ máu, bạn cần lưu ý các chỉ số sau:

Chỉ số

Bình thường

Cao

1/ Cholesterol toàn phần

< 200 mg/dL

(< 5,2 mmol/dL)

> 240 mg/dL

(> 6,2 mmol/dL)

2/ LDL – Cholesterol (LCL-c)

< 130 mg/dL

(< 3,3 mmol/dL)

> 160 mg/dL

(> 4,1 mmol/dL)

3/ Triglyceride

< 160 mg/dL

(< 2,2 mmol/dL)

> 200 mg/dL

(> 2,3 mmol/dL)

4/ HDL – Cholesterol (HDL-c)

< 50 mg/dL

(> 1,3 mmol/dL)

> 40 mg/dL

(> 1 mmol/dL)

Các yếu tố ảnh hưởng xét nghiệm mỡ máu

Cholesterol lưu thông trong tuần hoàn hình thành qua 2 nguồn gốc: nguồn ngoại sinh từ thức ăn và nguồn nội sinh do gan và ruột tổng hợp. Theo đó, chế độ ăn uống của người bệnh có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Bệnh nhân ăn thực phẩm giàu cholesterol như trứng trước khi làm xét nghiệm mỡ máu sẽ làm tăng nồng độ cholesterol trong máu dẫn đến kết quả xét nghiệm sai lệch. 

Bên cạnh đó, các chỉ số xét nghiệm mỡ máu cũng dễ bị tác động bởi một số yếu tố khác như:

  • Lượng mỡ máu mùa đông cao hơn khoảng 8% so với mùa hè.
  • Độ tuổi của người bệnh: Đối tượng thường tăng cholesterol trong máu là người nghiện thuốc lá, người cao tuổi (> 45 tuổi) người cao huyết áp > 140/90 mmHg hoặc người đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, tim mạch.
  • Ảnh hưởng từ một số loại thuốc: Thuốc an thần, steroid tăng chuyển hóa, disulfiram, lansoprazol, levodopa, lithium, thuốc ngừa thai uống, pergolide, phenobarbital, phenytoin, ticlopidin, venlafaxine, vitamin D, adrenalin....
Xét nghiệm mỡ máu là gì? Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là bình thường?2 Xét nghiệm mỡ máu được thể hiện qua các chỉ số về Cholesterol

Những lưu ý trước khi xét nghiệm mỡ máu

Nhịn ăn

Để kết quả xét nghiệm mỡ máu chính xác, người bệnh không được ăn bất kỳ loại thực phẩm nào trong vòng từ 8 - 12 giờ. Bởi nếu ăn phải những thực phẩm có chứa nhiều lipid và các chất dinh dưỡng này sẽ chuyển hóa thành đường glucose trong máu dẫn đến chỉ số này tăng, từ đóp làm cho có sự sai lệch trong kết luận bệnh. 

Bệnh nhân không uống rượu bia, sữa, nước ngọt… trước khi xét nghiệm

Bệnh nhân tuyệt đối không được uống bất cứ loại nước có cồn nào rượu bia, thức uống có ga, có cồn hoặc chất kích thích,… trước khi xét nghiệm 24 giờ. Các loại nước này sẽ tác động đến chỉ số sinh hóa máu nên kết quả xét nghiệm không chính xác.

Uống đủ nước

Do phải để bụng rỗng nên việc bổ sung đủ nước là rất quan trọng để tránh nguy cơ cơ thể bị mệt trong lúc chờ đợi. Hơn nữa, uống đủ nước cũng giúp bệnh nhân giảm căng thẳng, lo âu, mệt mỏi khi chờ đợi kết quả xét nghiệm mỡ máu.

Xét nghiệm mỡ máu là gì? Chỉ số mỡ máu bao nhiêu là bình thường?3 Nên uống đủ nước trước khi làm xét nghiệm

Thời điểm lấy máu xét nghiệm

Tùy vào thời điểm lấy máu mà các chất sẽ có nồng độ khác nhau. Ví dụ, vào buổi sáng từ 6 đến 8 giờ thì nồng độ glucose là cao nhất và sẽ giảm dần vào buổi chiều và nửa đêm. Do vậy, lấy máu xét nghiệm tốt nhất nên lấy vào buổi sáng.

Hy vọng nội dung trên giúp bạn bớt lo ngại khi xét nghiệm mỡ máu để chuẩn bị tốt hơn. Việc tuân thủ đúng những chỉ dẫn giúp bạn thoải mái hơn và cho kết quả xét nghiệm chính xác. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy tìm kiếm và lựa chọn địa chỉ đáng tin cậy để thực hiện đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất.

Như Nguyễn

Nguồn: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcPhạm Nguyễn Hoàng Kim

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên ngành Dược lâm sàng, với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực dược phẩm. Là Dược sĩ Long Châu đạt được chứng chỉ bệnh học cấp quốc tế. Hiện đang là giảng viên tại Trung tâm Đào tạo FPT Long Châu.

Xem thêm thông tin