Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Xuất huyết dạ dày là căn bệnh phổ biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, để lại nhiều biến chứng cho người bệnh. Chính vì thế, rất nhiều người thắc mắc xuất huyết dạ dày có ăn được sữa chua không? Vì sữa chua là một trong những thực phẩm tốt giúp bổ sung men tiêu hóa cho cơ thể.
Sữa chua vốn được biết tới là một món ăn rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nhưng do các đặc điểm bệnh lý mà những bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày cần phải tránh ăn những thực phẩm có chứa acid. Vậy xuất huyết dạ dày và đau dạ dày có ăn được sữa chua không? Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp các bạn có được lời giải đáp chính xác.
Xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu niêm mạc dạ dày, khiến người bệnh đi ngoài ra máu hoặc nôn ra máu. Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng của bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Bên cạnh đó, xuất huyết dạ dày còn có thể xảy ra do người bệnh quá lạm dụng các loại thuốc chống viêm, uống nhiều bia rượu trong thời gian dài hoặc sử dụng thuốc chống đông quá liều lượng…
Chứng bệnh này vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, nếu được chữa trị kịp thời thì người bệnh vẫn có thể hoàn toàn kiểm soát được bệnh, không gặp phải di chứng gì. Để kiểm soát và cải thiện tình trạng xuất huyết dạ dày, bên cạnh việc điều trị đúng phác đồ thì bệnh nhân cần phải xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học giúp phục hồi vị trí niêm mạc bị xuất huyết.
Vậy xuất huyết dạ dày có ăn được sữa chua không? Để trả lời cho thắc mắc này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem trong sữa chua có những thành phần gì?
Sữa chua là chế phẩm được lên men từ sữa bò tươi và các loại sữa hạt khác như óc chó, hạnh nhân, đậu nành… Sữa chua chứa ít chất béo hơn so với sữa thông thường, cung cấp lượng lớn probiotics cho cơ thể. Probiotics (hay còn gọi là lợi khuẩn) là các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, hỗ trợ ức chế hại khuẩn, tăng cường sức khỏe, đồng thời đẩy lùi các triệu chứng gây khó chịu ở đường ruột và dạ dày cho người bệnh.
Không chỉ chứa lượng lợi khuẩn dồi dào mà sữa chua còn cung cấp cho cơ thể lượng lớn protein, DHA, canxi, vitamin D và nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng khác. Vì đã trải qua quá trình lên men nên đường lactose ở trong sữa chua sẽ dễ tiêu hóa hơn nhiều so với sữa bò thông thường. Chính vì thế, người bị xuất huyết dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng sữa chua trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Xuất huyết dạ dày có ăn được sữa chua không? Câu trả lời là "có". Tuy nhiên, những bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày rất dễ bị nóng rát dạ dày, đau vùng thượng vị, buồn nôn hoặc nôn mửa nếu sử dụng sữa chua không đúng cách. Chính vì thế, nếu người bệnh có ý định dùng sữa chua vào chế độ ăn uống hàng ngày thì cần tuân thủ theo quy tắc dưới đây:
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại sữa chua với thành phần, hàm lượng dinh dưỡng, hương vị khác nhau. Bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày hoặc mắc các vấn đề về đường ruột như nhiễm trùng đường ruột thì nên sử dụng loại sữa chua nguyên chất, không đường hoặc ít đường. Trong trường hợp người bệnh bị hội chứng khó hấp thu lactose hoặc dị ứng với sữa bò thì nên sử dụng loại sữa chua có thành phần từ sữa thực vật như yến mạch, hạnh nhân, sữa đậu nành… Những loại sữa chua này chứa ít chất béo, dễ tiêu hóa hơn so với sữa chua làm từ sữa bò.
Bên cạnh đó, khi lựa chọn sữa chua, bệnh nhân cũng nên ưu tiên những sản phẩm organic thay vì các sản phẩm chứa nhiều chất bảo quản, hương liệu, phẩm màu. Những thành phần này sẽ gây áp lực lên đường ruột, khiến người bệnh bị đầy hơi, chướng bụng nhiều hơn.
Sữa chua chứa rất nhiều Probiotics. Vì thế, người bệnh xuất huyết dạ dày chỉ nên sử dụng từ 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày. Nếu bạn dùng quá nhiều có thể làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột, gây ra tình trạng đau bụng, tiêu chảy.
Những lợi khuẩn có trong sữa chua rất dễ bị tiêu hủy bởi dịch vị dạ dày. Việc dùng sữa chua không đúng cách, không đúng thời điểm sẽ khiến 90% lợi khuẩn trong sữa chua bị mất đi, chỉ còn khoảng 10% lợi khuẩn có thể di chuyển được tới ruột non. Do đó, để bảo tồn lượng lợi khuẩn có trong sữa chua, bạn nên ăn sữa chua sau mỗi bữa ăn khoảng 1 tiếng. Lúc này, lượng dịch vị ở trong dạ dày ít nên lợi khuẩn dễ dàng di chuyển tới đường ruột. Qua đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất từ thức ăn.
Nếu người bệnh đang sử dụng thuốc kháng sinh thì nên ăn sữa chua sau khi uống thuốc từ 2 – 3 tiếng. Tuyệt đối không ăn sữa chua cùng với thuốc sẽ khiến các lợi khuẩn có trong sữa chua bị tiêu diệt hoàn toàn. Ngược lại, bạn có thể kết hợp ăn sữa chua với dưa hấu, bánh mì, xoài... để tăng thêm dưỡng chất trong sữa chua.
Khi ăn sữa chua, người bệnh xuất huyết dạ dày cần tránh sử dụng chung với các loại đồ ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, thịt ủ muối, xúc xích, pate đóng hộp… Các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều acid sulfurơ, nếu kết hợp với acid amin ở trong sữa chua thì rất dễ tạo thành hoạt chất gây ung thư. Do đó, người bệnh nên ăn sữa chua chung với các loại thực phẩm chứa chất xơ và tinh bột.
Sữa chua là nguồn thực phẩm lành mạnh, rất tốt cho những người có hệ tiêu hóa kém hoặc bị chứng xuất huyết dạ dày. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất thì người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:
Trong trường hợp người bệnh bị viêm túi mật, bệnh tiểu đường, viêm tụy… Hoặc không được dùng sữa chua cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Nếu trường hợp bắt buộc phải dùng thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách dùng cụ thể. Nên chọn các loại sản phẩm dành riêng cho người bị bệnh này để tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.
Như vậy, qua bài viết trên, Nhà thuốc Long Châu đã giải đáp cho bạn đọc thắc mắc xuất huyết dạ dày có ăn được sữa chua không? Chúc bạn đọc có một sức khỏe tốt và đừng quên theo dõi nhà thuốc Long Châu thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức về sức khỏe hữu ích khác nhé!
Xem thêm: Nên dùng loại thuốc điều trị xuất huyết dạ dày nào?
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.