Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Ngũ cốc yến mạch là loại thực phẩm bổ dưỡng và vô cùng thơm ngon. Trong đó, yến mạch cán dẹt được nhiều người yêu thích. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về lợi ích và các món ngon chế biến từ yến mạch cán dẹt nhé!
Ngũ cốc yến mạch được chia thành 3 loại chính là: Yến mạch cán dẹt, cắt đôi và cán vỡ. Điều này khiến cho hương vị và kết cấu của yến mạch trở nên đa dạng, thú vị hơn. Trong đó, yến mạch cán dẹt là loại yến mạch phổ biến nhất. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về lợi ích, cách bảo quản và chế biến món ăn từ yến mạch cán dẹt nhé!
Yến mạch cán dẹt, cắt đôi và cán vỡ rất dễ gây nhầm lẫn cho người sử dụng. Do đó, bạn có thể phân biệt 3 loại yến mạch này dựa vào các đặc điểm sau:
Yến mạch cán dẹt hay còn có tên gọi khác là yến mạch cán mỏng. Loại yến mạch này được chế biến bằng cách hấp lên ở nhiệt độ phù hợp. Sau đó, cán dẹt ra nhưng cần đảm bảo hạt yến mạch vẫn giữ được hình dạng nguyên vẹn.
Đặc trưng của yến mạch cán dẹt là hương vị nhẹ và kết cấu nhanh mềm khi nấu chín. Chính vì vậy mà thời gian chế biến cũng nhanh hơn, thường chỉ mất từ 2 - 5 phút nên thường được sử dụng để làm một trong những bữa sáng lành mạnh, dễ làm.
Yến mạch cán vỡ là yến mạch nấu nhanh do loại hạt này đã được nấu chín một phần. Sau khi sấy khô, yến mạch cũng được ép mỏng, nhưng sẽ mỏng hơn nhiều so với yến mạch cán dẹt. Vì vậy, khiến cho kích thước của hạt thường bị nhỏ và vụn.
Trên thực tế, yến mạch cán vỡ là yến mạch nguyên chất, không chứa bất cứ thành phần sữa bột, đường hay hương liệu. Thông thường, chế biến yến mạch cán vỡ chỉ cần đun nấu sau 1 vài phút.
Yến mạch cắt đôi còn được biết đến là bột yến mạch Ai-len. Đây là loại yến mạch được chế biến bằng cách tách lớp vỏ trấu bên ngoài, sao cho hạt vẫn được giữ nguyên. Theo đó, nhà sản xuất sẽ không chế biến hay cắt nhỏ bằng máy nghiền để hạt giữ được kết cấu và hàm lượng dinh dưỡng nhiều nhất có thể.
Chính vì kết cấu cứng và dày nên việc nấu chín yến mạch cắt đôi sẽ mất nhiều thời gian hơn, khoảng 15 - 30 phút. Để rút ngắn thời gian chế biến, bạn có thể ngâm yến mạch với nước nguội trước khi chế biến.
Yến mạch cán dẹt chứa giá trị dinh dưỡng rất cao, bao gồm:
Chính vi hàm lượng dưỡng chất dồi dào mà yến mạch cán dẹt mang tới rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Theo đó, yến mạch cán dẹt cung cấp một lượng lớn chất xơ, vitamin B, vitamin E, khoáng chất và chất béo lành mạnh. Đặc biệt, chất xơ hòa tan beta-glucan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ngừa ngừa sự tái hấp thu cholesterol của ruột non. Từ đó, kích thích quá trình đào thải chất thải qua đường ruột, giúp hạn chế tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.
Bên cạnh đó, avenanthramides có trong yến mạch cán dẹt còn có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm cũng như kháng histamin hiệu quả. Không những vậy, hầu hết các loại yến mạch cán dẹt đều có chứa một lượng nhỏ GI và natri. Khi đi vào cơ thể, người dùng sẽ cảm thấy no lâu hơn, năng lượng cũng được duy trì hiệu quả. Đây chính là cách hiệu quả để bạn ổn định đường huyết và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Cũng giống như những sản phẩm yến mạch khác, yến mạch cán dẹt nên được bảo quản trong môi trường khô ráo, thoáng mát. Đồng thời, tránh để yến mạch tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, gây biến đổi chất. Nếu bảo quản yến mạch cán dẹt trong tủ lạnh, thời gian sử dụng có thể kéo dài từ 18 - 24 tháng.
Nếu đã mở bao bì, bạn nên đựng yến mạch cán dẹt trong hộp kín hoặc trong tủ đông. Khi phát hiện yến mạch đã xuất hiện mùi hôi, mốc xanh, mốc đen hoặc chứa côn trùng, bạn nên bỏ ngay lập tức.
Yến mạch cán dẹt rất dễ chế biến, lại thơm ngon nên được rất nhiều người yêu thích. Bạn có thể tạo ra nhiều món ăn thơm ngon từ yến mạch theo các công thức đơn giản sau:
Bài viết trên đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh yến mạch cán dẹt. Hãy học ngay những cách chế biến yến mạch cán dẹt kể trên để xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho gia đình nhé!
Xem thêm:
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.