Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Liệt là tình trạng một hoặc một nhóm cơ nào đó trên cơ thể bị mất chức năng, làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Các loại liệt khác nhau sẽ gây ra những ảnh hưởng khác nhau đối với người bệnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các loại liệt thường gặp.
Liệt xảy ra khi một hoặc một nhóm cơ trên cơ thể bị mất chức năng. Liệt có thể xảy ra ở một phần hoặc toàn bộ cơ thể. Trạng thái này cũng có thể xảy ra tạm thời hoặc vĩnh viễn. Liệt có thể chỉ ảnh hưởng nhẹ nhàng nhưng cũng có thể khiến người bệnh mất khả năng sống độc lập. Cùng tìm hiểu về các loại liệt và nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.
Liệt hay liệt vận động là tình trạng không ít người gặp phải. Nguyên nhân gây liệt chủ yếu là do những tổn thương não bộ. Liệt có thể chỉ ảnh hưởng nhẹ nhàng đến chức năng vận động của một nhóm cơ nhỏ nào đó nhưng cũng có thể dẫn đến mất khả năng đi lại, không kiểm soát được đại tiểu tiện, mất chức năng tình dục, sống phụ thuộc hoàn toàn vào người khác… Tùy vị trí bị liệt và mức độ nhiệt mà người bệnh phải hứng chịu những ảnh hưởng khác nhau của liệt.
Nếu phân loại theo mức độ liệt, ta có các loại liệt sau:
Liệt một chi là tình trạng liệt xảy ra ở một tay hoặc một chân duy nhất. Nguyên nhân chính dẫn đến liệt 1 chi thường là bại não, hậu quả của đột quỵ, ung thư hay các bệnh khác. Bệnh có thể xảy ra vĩnh viễn nhưng cũng có thể giảm khi cơ thể dần phục hồi.
Liệt thần kinh mặt hay còn gọi là liệt dây thần kinh số 7 hoặc liệt Bell là dạng liệt mặt nguyên phát, liệt mặt ngoại biên một bên đột ngột. Người bệnh có thể bị liệt cả nửa trên và nửa dưới mặt.
Liệt nửa người còn gọi là bán thân bất toại xảy ra khi các cơ của một bên cơ thể bị mất chức năng. Nguyên nhân gây liệt nửa người thường do chấn thương sọ não, thiếu máu 1 bên não, bại não, tổn thương cột sống.
Trong số các loại liệt còn có liệt chi dưới - liệt các cơ từ thắt lưng trở xuống. Dạng liệt này cũng có thể ảnh hưởng đến ruột và bàng quang. Dù hiếm gặp nhất nhưng chứng liệt này lại thường nghiêm trọng nhất. Nguyên nhân liệt chi dưới thường là tổn thương tủy sống dưới thắt lưng, tai nạn, đột quỵ, u não,…
Liệt tứ chi là liệt cả 2 chân, 2 tay và các vùng cơ thuộc phần thân cơ thể từ cổ trở xuống. Nguyên nhân liệt tứ chi thường là u cột sống, u não, chấn thương sọ não,… Hầu hết các trường hợp, liệt tứ chi xảy ra vĩnh viễn. Ngoài ra cũng có trường hợp liệt do đột quỵ các cơ có thể dần phục hồi sau quá trình phục hồi chức năng.
Ngoài ra, theo cách phân loại khác ta còn có tình trạng liệt hoàn toàn và liệt không hoàn toàn.
Trong hầu hết các trường hợp, các loại liệt đều có nguyên nhân là đột quỵ. Sau các cơn đột quỵ, các tế bào não bị tổn thương nên ảnh hưởng đến các cơ gây ra liệt. Ngoài ra, liệt có thể là biến chứng của một cố căn bệnh cụ thể như:
Bao myelin là một bộ phận của tế bào thần kinh, rất quan trọng trong việc dẫn truyền thần kinh. Khi cơ thể bị suy giảm myelin, việc gửi và nhận tín hiệu của các tế bào thần kinh sẽ gặp khó khăn dẫn đến yếu cơ và liệt. Các bệnh lý có ảnh hưởng đến bao myelin thường gặp nhất như: Bệnh đa xơ cứng, viêm đa dây thần kinh hủy myelin mãn tính, viêm dây thần kinh thị giác, hội chứng hủy myelin do thẩm thấu,...
Loại tế bào đảm nhận nhiệm vụ điều khiển hoạt động của các cơ bắp chính là tế bào thần kinh vận động. Trong đó, các tế bào thần kinh vận động trên có nhiệm vụ gửi tín hiệu từ não đến tủy sống. Các tế bào thần kinh vận động dưới nhận tín hiệu từ tủy sống rồi gửi đến các cơ bắp. Từ đó, các cơ bắp để điều khiển hoạt động của cơ thế.
Tuy nhiên, có một số bệnh về thần kinh vận động, ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào thần kinh vận động và dẫn đến các loại liệt như: Xơ cứng bì nguyên phát, teo cơ cột sống, xơ cứng teo cơ một bên,…
Ngoài những căn bệnh phổ biến trên, còn một số căn bệnh khác cũng có thể gây liệt như:
Điều trị các loại liệt bằng phương pháp nào? Điều trị trong bao lâu và khả năng phục hồi ra sao? Câu trả lời phụ thuộc vào từng loại liệt và từng tình trạng cụ thể của người bệnh. Sau khi thăm khám và tìm ra nguyên nhân gây liệt, các bác sĩ mới có thể đưa là hướng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Thông thường, điều trị liệt sẽ có những phương pháp như:
Các bác sĩ có thể chỉ định kết hợp nhiều phương pháp điều trị cùng một lúc để cải thiện chức năng cho người bệnh. Hiện nay, các loại liệt đều có thể chữa khỏi hoặc không, thậm chí sau khi chữa khỏi vẫn có thể tái phát lại. Để phòng tránh bị liệt, những người được chẩn đoán nhược cơ nên tăng cường bổ sung kali trong chế độ ăn uống, phòng tránh các bệnh liên quan đến nhiễm trùng, duy trì lối sống lành mạnh…
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.