Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

U bạch huyết là gì? Nguyên nhân và cách điều trị u bạch huyết

Ngày 26/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

U bạch huyết là những u nang chứa dịch bên trong, đây không phải ung thư. U bạch huyết thường hình thành ở trẻ em, tập trung vị trí đầu và cổ. Những u nang này hình thành khi dịch bạch huyết bị ứ đọng và dịch không thoát mạch được. Hầu hết các u bạch huyết không cần điều trị, nhưng có thể phẫu thuật loại bỏ u mạch bạch huyết nếu cần.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

U bạch huyết là gì?

U bạch huyết (Lymphangioma), hay còn gọi là u mạch bạch huyết, là khối u chứa dịch do các mạch bạch huyết phát triển quá mức. Các mạch bạch huyết có nhiệm vụ di chuyển dịch bạch huyết và bạch cầu qua các mô và máu. Nếu mạch bạch huyết bị tắc nghẽn, dịch sẽ tích tụ tại chỗ tắc nghẽn để tạo thành u nang.

Hầu hết các khối u bạch huyết tồn tại khi trẻ em được sinh ra. U bạch huyết có thể hình thành ở bất kỳ chỗ nào trên cơ thể, nhưng chủ yếu ở đầu và cổ. U mạch bạch huyết không phải ung thư hiếm gặp dưới da.

U bạch huyết thường ảnh hưởng đến trẻ dưới 5 tuổi. Tình trạng này phổ biến nhất ở trẻ em được chẩn đoán mắc các bệnh di truyền bao gồm:

  • Hội chứng Down;
  • Hội chứng Noonan;
  • Tam nhiễm sắc thể 13;
  • Trisomy 18;
  • Tam nhiễm sắc thể 21;
  • Hội chứng Turner.

U bạch huyết rất hiếm và chỉ chiếm 4% tổng số khối u mạch máu (khối u hình thành từ các tế bào tạo nên mạch máu hoặc mạch bạch huyết) và 25% tổng số khối u mạch máu không phải ung thư trẻ em ở Hoa Kỳ.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của u bạch huyết

Các triệu chứng của u mạch bạch huyết tùy theo kích thước và vị trí của u nang, bao gồm:

  • U nang tuyến (u nang bạch huyết) biểu hiện là khối sưng tấy màu đỏ hoặc xanh, chứa đầy dịch, tập trung ở cổ, háng (bẹn) hoặc nách.
  • U mạch bạch huyết dạng hang là khối sưng tấy màu đỏ hoặc xanh, thường thấy trên lưỡi nhưng có thể hình thành ở bất cứ đâu trên cơ thể.
  • U bạch huyết bao quy đầu là các cụm mụn nước có kích thước bằng mụn nhọt, dịch trong suốt hoặc hồng đỏ, nâu đen được tìm thấy trên miệng, vai, cổ, tay chân.

Tất cả các u nang đều chứa dịch bên trong nang, do đó nếu u nang vỡ ra thì dịch sẽ rò rỉ ra ngoài.

U bạch huyết hầu như luôn lành tính (không gây ung thư) và hiếm khi đe dọa tính mạng. Các trường hợp đe dọa tính mạng phụ thuộc vào kích thước và vị trí của u nang, đặc biệt nếu u nang chèn ép mắt, miệng hoặc phổi thì sẽ ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan này.

Các triệu chứng của u bạch huyết nói chung bao gồm:

  • Nhiều sẩn mụn nước trong hoặc mờ;
  • Mụn nước bị xuất huyết;
  • Mụn nước tập trung thành từng cụm;
  • Các sẩn màu tím nhìn giống mụn nước;
  • Mụn cóc hoặc các sang thương nhìn giống mụn cóc nổi ở bộ phận sinh dục;
  • Phù bạch huyết ở vùng nách, bẹn và bộ phận sinh dục;
  • Ngứa, đau, rát, nhiễm trùng và các mụn sẩn nổi trên da ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
U bạch huyết là gì? Nguyên nhân và cách điều trị u bạch huyết 4
U bạch huyết thường có ở thai nhi hoặc trẻ dưới 5 tuổi

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần lưu ý khi trẻ mắc u bạch huyết:

  • U mạch bạch huyết thay đổi về kích thước hoặc hình dạng.
  • U mạch bạch huyết thay đổi màu sắc.
  • U mạch bạch huyết sưng, nóng, đỏ, đau.
  • Vị trí phẫu thuật bị nhiễm trùng (rò rỉ mủ màu vàng hoặc trong).
  • U mạch bạch huyết chèn ép lên cơ quan của cơ thể.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bệnh nhân mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến u bạch huyết

Nguyên nhân gây ra u mạch bạch huyết vẫn chưa được xác định rõ nhưng u bạch huyết được hình thành từ trong thai nhi là do hệ bạch huyết phát triển không đúng cách.

Hệ bạch huyết là mạng lưới các mạch, mô và cơ quan chứa dịch bạch huyết kèm tế bào bạch cầu. Hệ thống bạch huyết điều chỉnh lượng dịch trong cơ thể để giúp hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động bình thường.

Trường hợp dịch trong mạch bạch huyết bị tắc nghẽn thì sẽ tạo thành các u nang chứa dịch bị tồn đọng.

U bạch huyết là gì? Nguyên nhân và cách điều trị u bạch huyết 5
U bạch huyết là do sự bất thường của hệ bạch huyết

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải u bạch huyết?

Thai nhi hoặc trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc phải u bạch huyết. U bạch huyết thường có từ khi bẩm sinh, do đó những trẻ sinh ra từ người mẹ mắc các bệnh di truyền thì có nguy cơ cao mắc u bạch huyết.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải u bạch huyết

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc u bạch huyết, bao gồm trẻ mắc các bệnh bẩm sinh như: Hội chứng Down, hội chứng Noonan, hội chứng Turner, hội chứng Trisomy 18, tam nhiễm sắc thể 13, tam nhiễm sắc thể 21.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán u bạch huyết

U bạch huyết thường tồn tại ở thai nhi, do đó siêu âm trước khi sinh có thể phát hiện u nang dựa vào kích thước của u mạch bạch huyết. Khi em bé được sinh ra, bác sĩ sẽ kiểm tra u nang bằng siêu âm hoặc MRI để xác định kích thước và nguyên nhân. Nếu u bạch huyết không xuất hiện từ trong thai nhi, thì u có thể hình thành sau khi sinh ra đến khi trẻ khoảng 5 tuổi.

Chẩn đoán u bạch huyết cần phải chẩn đoán phân biệt với các bệnh sau đây:

  • U ác tính ở da;
  • Khối u Dabska;
  • Viêm da dạng herpes;
  • U mỡ ở da;
  • Ung thư biểu mô di căn;
  • U xơ thần kinh loại 1;
  • Giãn mạch bạch huyết;
  • Hội chứng Stewart-Treves.

Phương pháp điều trị u bạch huyết hiệu quả

U mạch bạch huyết thường không cần điều trị vì chúng không phải ung thư. Tuy nhiên, nếu u nang chèn ép lên các cơ quan và ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ thì có thể cân nhắc lựa chọn:

  • Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ khối u nang kích thước lớn chèn ép lên các cơ quan hoặc khi u bạch huyết di căn vào dây thần kinh và cơ.
  • Liệu pháp xơ hóa: Là liệu pháp tiêm thuốc vào chỗ u nang để giảm kích thước khối u.
  • Dùng dòng điện: Dòng điện tần số cao được truyền qua kim sẽ phá hủy các mô bất thường.
  • Dẫn lưu qua da: Sử dụng kỹ thuật dẫn lưu dịch ở u nang thông qua da.
  • Điều trị bằng thuốc: Thường liên quan đến điều trị ung thư, thuốc sirolimus đã được chứng minh là có tác dụng thu nhỏ các u bạch huyết. Tuy nhiên, người ta vẫn đang tiến hành các thử nghiệm lâm sàng để xác định tính hiệu quả của nó.
U bạch huyết là gì? Nguyên nhân và cách điều trị u bạch huyết 6
Phương pháp dùng dòng điện tần số cao để phá hủy mô u nang

U bạch huyết có thể tái phát sau khi phẫu thuật vì phẫu thuật chỉ loại bỏ khối u chứ không thể loại bỏ tất cả các tế bào bạch huyết bị ảnh hưởng khiến u nang phát triển. Các u nang ở da ít tái phát hơn vì u ở da dễ loại bỏ hoàn toàn hơn. Các u nang lớn và nằm sâu trong mô da thì rất khó loại bỏ và có xu hướng tái phát sau khi điều trị.

Nhiễm trùng sau phẫu thuật là biến chứng nguy hiểm và làm chậm việc lành vết thương. Do đó cần phải chăm sóc vết thương cẩn thận để tránh nguy cơ nhiễm trùng.

U bạch huyết hiếm khi nguy hiểm tính mạng nhưng cũng hiếm khi tự khỏi, vì vậy việc điều trị có thể cần thiết trong trường hợp u nang lớn hoặc chèn ép lên bộ phận cơ thể gây đe dọa đến hoạt động của cơ thể. Nếu trẻ có u mạch bạch huyết nhỏ thì có thể không cần điều trị.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của u bạch huyết

Chế độ sinh hoạt: Phần lớn các u mạch bạch huyết không nguy hiểm đến tính mạng và ít gây triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, nếu u nang phát triển kích thước lớn và chèn ép lên các cơ quan thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan đó. Người chăm sóc bé nên chú ý quan sát và theo dõi u bạch huyết ở trẻ. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu quan sát thấy các triệu chứng lâm sàng, sự thay đổi về kích thước, màu sắc hoặc vị trí của u nang hoặc bất thường của các cơ quan khi bị u nang chèn ép.

Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.

Phương pháp phòng ngừa u bạch huyết hiệu quả

U mạch bạch huyết là kết quả của sự bất thường hệ bạch huyết từ khi còn là thai nhi hoặc khi trẻ được sinh ra đến khi khoảng 5 tuổi. Đây thường là tình trạng di truyền hiếm gặp. Do đó, để tầm soát u bạch huyết thì người mẹ nên khám thai định kỳ.

U bạch huyết là gì? Nguyên nhân và cách điều trị u bạch huyết 7
Nên khám thai định kỳ để tầm soát bệnh hiệu quả
Nguồn tham khảo
  • Lymphangioma: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470333/ 
  • Treatment for Lymphangioma: https://stanfordhealthcare.org/medical-conditions/blood-heart-circulation/lymphangioma/treatments.html
  • Lymphangioma: What you need to know: https://www.medicalnewstoday.com/articles/318628
  • Lymphangioma: https://emedicine.medscape.com/article/1086806-overview?form=fpf
  • What Is Lymphangioma?: https://www.healthline.com/health/lymphangioma 

Các bệnh liên quan