Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Nhóm bệnh/
  4. Bướu giáp đa nhân 2 thùy

Bướu giáp đa nhân 2 thùy: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị

07/09/2023

Thạc sĩ - Bác sĩTrần Thị Mỹ Linh

Đã kiểm duyệt nội dung

Hoàn thành chương trình Thạc sĩ Y học cổ truyền tại Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Cơ - Xương - Khớp và lĩnh vực Xét nghiệm.

Xem thêm thông tin

Bướu giáp đa nhân 2 thùy là tình trạng tuyến giáp phì đại và hình thành nốt phình trong tuyến giáp. Đây là 1 bệnh lý tuyến giáp phổ biến nhất và thường gặp ở phụ nữ. Bướu giáp đa nhân 2 thùy là bệnh lý có thể điều trị được tuy nhiên cần được chẩn đoán và điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung bướu giáp đa nhân 2 thùy

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết hình con bướm ở phía trước cổ. Nó tạo ra các hormone kiểm soát cách cơ thể sử dụng năng lượng. Những hormone này ảnh hưởng đến hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể và kiểm soát nhiều chức năng quan trọng nhất của cơ thể. Ví dụ, chúng ảnh hưởng đến hơi thở, nhịp tim, cân nặng, tiêu hóa và tâm trạng của bạn.

Bướu giáp đa nhân 2 thùy được định nghĩa là sự phì đại bất thường của tuyến giáp. Sự hiện diện của nhiều nốt trên tuyến giáp gây tuyến giáp to bất thường. Tỷ lệ mắc bệnh bướu giáp đa nhân 2 thùy thay đổi tùy theo vị trí và lượng iốt sử dụng trong dân số. Ở những vùng thiếu iốt, tỷ lệ mắc bướu giáp có thể rất cao. Bệnh bướu giáp đa nhân 2 thùy nói riêng và bệnh tuyến giáp nói chung phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.

Phân loại bướu giáp dựa trên nồng độ hormone tuyến giáp bao gồm:

  • Bướu giáp đa nhân 2 thùy độc: Bướu giáp này sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho bạn.
  • Bướu giáp đa nhân 2 thùy không độc: Nếu bạn có tuyến giáp to nhưng mức hormone tuyến giáp bình thường thì đó là bướu giáp không độc. Có nghĩa là bạn có bướu giáp đa nhân 2 thùy nhưng không bị cường giáp hoặc suy giáp.

Triệu chứng bướu giáp đa nhân 2 thùy

Những dấu hiệu và triệu chứng của bướu giáp đa nhân 2 thùy

Hầu hết những người bị bướu giáp đa nhân 2 thùy không có dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác ngoài tình trạng sưng ở cổ. Các triệu chứng khác phụ thuộc vào có kèm theo tình trạng cường giáp hoặc suy giáp hay không, tốc độ phát triển của bướu giáp và nó có cản trở hô hấp hay không.

Các triệu chứng thường gặp của bướu giáp đa nhân 2 thùy bao gồm:

  • Một khối u ở phía trước cổ của bạn;
  • Cảm giác căng cứng ở vùng cổ họng;
  • Khàn giọng;
  • Nếu bướu giáp to có thể chèn vào đường thở gây các triệu chứng: Khó nuốt, khó thở khi gắng sức, ho, ngáy.

Trong một số trường hợp, bướu giáp đa nhân 2 thùy có thể kèm theo bệnh lý suy giáp. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh suy giáp bao gồm:

  • Mệt mỏi;
  • Sợ lạnh;
  • Ngủ nhiều;
  • Da khô;
  • Táo bón;
  • Yếu cơ;
  • Giảm tập trung và trí nhớ.

Trong một số trường hợp, bướu giáp đa nhân 2 thùy có thể kèm theo bệnh lý cường giáp. Các triệu chứng của bệnh cường giáp bao gồm:

  • Giảm cân;
  • Nhịp tim nhanh;
  • Sợ nóng;
  • Đổ mồ hôi quá nhiều;
  • Kích động, bồn chồn, lo lắng;
  • Yếu cơ;
  • Tiêu chảy;
  • Khó ngủ;
  • Cao huyết áp.
Bướu giáp đa nhân 2 thùy 4.jpg
Các triệu chứng thường gặp của bướu giáp đa nhân 2 thùy

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ mắc bướu giáp đa nhân 2 thùy như nổi một khối sưng to ở cổ, cảm giác căng tức ở cổ họng,… hoặc trong gia đình có người thân mắc bệnh lý tuyến giáp thì nên gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân bướu giáp đa nhân 2 thùy

Bướu giáp đa nhân 2 thùy có thể do những nguyên nhân sau:

Bướu giáp đa nhân 2 thùy 10.jpg
Thiếu iốt là nguyên nhân phổ biến nhất gây bướu giáp đa nhân 2 thùy
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh bướu giáp đa nhân 2 thùy

Bướu giáp đa nhân 2 thùy ảnh hưởng đến phụ nữ có thai như thế nào?

Bướu giáp đa nhân 2 thùy có thể ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai nếu không được điều trị đúng cách. Nếu bệnh không được kiểm soát, nó có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như co giật, sảy thai, sinh non và trẻ sinh ra có thể bị nhẹ cân. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai bị cường giáp, cần theo dõi và điều trị chặt chẽ dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa. Một số thuốc điều trị cường giáp có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, vì vậy việc điều trị cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Xem thêm thông tin: Bướu cổ ở phụ nữ mang thai và những điều cần lưu ý

Bướu giáp đa nhân 2 thùy có nguy cơ gây ung thư tuyến giáp không?

Bướu giáp đa nhân 2 thùy cần phải phẫu thuật không?

Thực phẩm nào giàu i-ốt nên bổ sung cho người bệnh bướu giáp?

Bướu cổ đa nhân 2 thùy có thể tự khỏi được không?