Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
U tuyến yên là khối u lành tính ở tuyến yên, hầu hết nằm ở thùy trước của tuyến yên. Đây chưa phải là ung thư nhưng vẫn ảnh hưởng đến chức năng bình thường của tuyến yên và gây ra một số bệnh lý nhất định. Bác sĩ có thể điều trị u tuyến yên bằng phẫu thuật, xạ trị hoặc kết hợp phẫu thuật với xạ trị.
Tuyến yên là một tuyến nhỏ có kích thước bằng hạt đậu, nối với vùng dưới đồi ngay sau mũi. Tuyến yên có hai thùy: Thùy trước và thùy sau. Mỗi thùy tiết ra các hormone khác nhau.
Tuyến yên giải phóng một số hormone quan trọng cho cơ thể, bao gồm:
U tuyến yên là khối u lành tính (không phải ung thư) ở tuyến yên. Không giống như ung thư, u tuyến yên không lan sang các cơ quan khác của cơ thể. Nhưng khi u tuyến yên phát triển tăng dần kích thước, có thể gây áp lực lên các cấu trúc gần đó và gây ra nhiều triệu chứng khác nhau.
U tuyến yên thường biểu hiện bằng tình trạng tăng kích thước tuyến yên. Điều này có thể gây tăng áp lực hoặc làm tổn thương các cơ quan gần đó, bao gồm:
Vấn đề về thị lực
Khoảng 40% đến 60% số người bị u tuyến yên có dấu hiệu suy giảm thị lực (mờ hoặc nhìn đôi). U tuyến yên sẽ chèn ép giao thoa thị giác (nơi hai thần kinh thị giác giao nhau) của bạn, dẫn đến khiếm khuyết về trường thị giác như mất thị lực ngoại vi (mất thị lực khi nhìn nghiêng).
Đau đầu
Những người bị u tuyến yên thường than phiền tình trạng đau đầu. Điều này có thể là do u tuyến yên lớn gây áp lực lên các mô gần đó, nhưng đau đầu là một triệu chứng phổ biến do đó mọi người cũng có thể bị đau đầu vì những nguyên nhân khác.
Thiếu hụt hormone
U tuyến yên có thể gây ra tình trạng thiếu hụt một hoặc nhiều hormone do tổn thương mô tuyến yên. Điều này có thể gây ra hoạt động kém của tuyến yên, còn được gọi là suy tuyến yên.
Tùy vào hormone nào của tuyến yên bị thiếu hụt sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau.
Tăng tiết hormone
Ngoài làm thiếu hụt hormone, một số trường hợp u tuyến yên có thể gây ra tình trạng tăng tiết hormone, gây dư thừa. Tình trạng này có thể gây ra các bệnh lý sau:
U tuyến prolactin: Đây là loại u tuyến yên thường gặp nhất. Tình trạng này sẽ tạo ra nhiều hormone prolactin còn gọi là tăng prolactin máu. Nồng độ prolactin cao làm ảnh hưởng chức năng sinh sản bình thường gây triệu chứng vô sinh, tiết dịch sữa từ núm vú khi không mang thai.
U tuyến somatotroph: U tuyến somatotroph sẽ làm tăng sản xuất hormone tăng trưởng (còn gọi là somatotropin). Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh to đầu chi, một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng do cơ thể có quá nhiều hormone tăng trưởng.
U tuyến corticotroph: U tuyến corticotroph sẽ tăng sản xuất hormone vỏ thượng thận (ACTH). ACTH kích thích tuyến thượng thận của bạn tạo ra hormone steroid, bao gồm cả cortisol. U tuyến corticotroph gây ra hội chứng Cushing, gồm các triệu chứng dễ bị bầm tím, yếu cơ, vết rạn da rộng ở bụng, huyết áp cao, đái tháo đường tuýp 2…
U tuyến thyrotroph: U tuyến thyrotroph gây tình trạng sản xuất quá nhiều hormone kích thích tuyến giáp (TSH) và rất hiếm gặp. TSH kích thích tuyến giáp sản xuất và giải phóng hormone tuyến giáp. TSH dư thừa sẽ dẫn đến dư thừa hormone tuyến giáp, gây ra bệnh cường giáp và làm tăng quá trình trao đổi chất của bạn.
U tuyến gonadotroph: U tuyến gonadotroph sản xuất quá nhiều gonadotropin, là hormone hoàng thể (LH) và hormone kích thích nang trứng (FSH). Những khối u tuyến này có thể gây ra kinh nguyệt không đều, hội chứng quá kích buồng trứng ở nữ giới, ở nam giới nó có thể gây ra tinh hoàn to, giọng nói trầm hơn, hói ở thái dương và mọc lông mặt nhanh.
Nếu không được điều trị, một số u tuyến yên (chủ yếu là u tuyến yên kích thước lớn và u tuyến yên tăng tiết hormone) có thể gây ra các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng.
Một biến chứng rất hiếm gặp của u tuyến yên khi không được điều trị là xuất huyết tuyến yên. Xuất huyết tuyến yên thường do chảy máu bên trong u tuyến yên. Tuyến yên của bạn bị tổn thương khi khối u đột nhiên to ra, gây chảy máu vào tuyến yên hoặc chặn nguồn cung cấp máu cho tuyến yên. U tuyến càng lớn thì nguy cơ xuất huyết tuyến yên càng cao.
Khi bạn có bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng dưới đây, hãy gọi cấp cứu và đến bệnh viện ngay lập tức:
Đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn về nguyên nhân chính xác gây u tuyến yên. Nhưng một số u tuyến yên được thấy có liên quan đến những thay đổi ngẫu nhiên hoặc đột biến trong gen. Những thay đổi này khiến các tế bào trong tuyến yên của bạn phát triển ngoài tầm kiểm soát, tạo thành khối u (tăng trưởng).
U tuyến yên cũng liên quan đến một số bệnh lý di truyền nhất định, bao gồm:
Nguyên nhân chính gây ra u tuyến yên vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có thể liên quan đến yếu tố di truyền và hormone.
Mặc dù tuyến yên không phải là một phần của não mà chỉ gắn liền với não. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn xếp u tuyến yên vào nhóm khối u não.
Để chẩn đoán xác định u tuyến yên, bạn cần thực hiện các xét nghiệm hình ảnh như MRI và xét nghiệm hormone theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ là người chẩn đoán xác định bạn có mắc u tuyến yên hoặc các bệnh khác hay không.
Xem thêm thông tin: Chẩn đoán và điều trị u tuyến yên
Thường không cần thiết, vì u tuyến yên chủ yếu là lành tính và có thể chẩn đoán qua hình ảnh và xét nghiệm hormone.
Bạn có thể theo dõi thường xuyên bằng các xét nghiệm hormone và hình ảnh để kiểm tra sự phát triển của u hoặc tác dụng phụ của điều trị.
Xem thêm thông tin: Chăm sóc bệnh nhân sau mổ u tuyến yên như thế nào?
Hỏi đáp (0 bình luận)