Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Truyền nhiễm/
  4. Chân madura

Chân madura là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩĐỗ Tuấn Tài

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, từng có thời gian công tác tại khoa Khám bệnh - Trung tâm Y tế quận Tân Phú Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện là bác sĩ tại Trung tâm tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Chân madura (Madura foot hay Mycetoma) là một căn bệnh gây ra bởi một số loại vi khuẩn và nấm được tìm thấy trong đất và nước. Vi khuẩn và nấm có thể xâm nhập vào cơ thể qua vết nứt da, thường là ở bàn chân. Chân madura có thể do vi khuẩn (actinomycetoma) hoặc nấm (eumycetoma) gây ra. 

Nội dung chính

Tìm hiểu chung chân madura

Chân madura là gì?

Chân madura (Madura foot hay Mycetoma) là một bệnh lý mạn tính, gây ra bởi một số loại vi khuẩn (actinomycetoma) hoặc nấm (eumyectoma). Vi khuẩn và nấm có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết nứt trên da, thường là vết nứt ở bàn chân. Đây là một bệnh lý nhiễm trùng gây phá hủy dần các mô dưới da, lan rộng gây ảnh hưởng đến da, mô sâu, cơ, xương khớp và gân.

Bệnh chân madura xảy ra ở môi trường nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc trưng bởi mùa mưa ngắn và mùa khô kéo dài. Tỷ lệ lưu hành của bệnh chân madura vẫn chưa được biết rõ, nhưng căn bệnh này lưu hành ở các khu vực Châu Phi, Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ Latinh.

Chân madura gây ra nhiều hậu quả bất lợi về y tế, sức khoẻ và kinh tế xã hội cho người bệnh, cộng đồng và dịch vụ y tế khu vực. Để tránh khả năng mắc bệnh cao do gánh nặng của bệnh chân madura, việc chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả là cần thiết. Đồng thời, người sống tại khu vực lưu hành bệnh hoặc đi du lịch đến khu vực này được khuyên không nên đi chân trần, việc mặc quần áo và mang giày dép có thể tránh được các vết thương bị đâm thủng.

Triệu chứng chân madura

Những dấu hiệu và triệu chứng của chân madura

Các triệu chứng của bệnh chân madura do vi khuẩn và do nấm thường có đặc điểm tương tự nhau. Tuy nhiên, bệnh chân madura do vi khuẩn có xu hướng hung hãn và phá huỷ và xâm lấn xương sớm hơn. Nhìn chung, các đặc điểm của bệnh chân madura bao gồm:

  • Bắt đầu với một vết sưng cục bộ trên vùng da tổn thương, ⅔ trong số đó phát sinh ở bàn chân.
  • Vùng da bị ảnh hưởng có nhiệt độ bình thường nhưng thường tăng sắc tố.
  • Nhiều nốt cứng xuất hiện và tự chảy ra một cách tự nhiên hoặc dưới áp lực.
  • Dịch thoát ra từ xoang có thể có chứa các hạt đặc trưng.
  • Đau ở mức độ nhẹ hoặc không đau, đau nặng hơn ở giai đoạn sau với tổn thương mô dưới da nhiều hoặc do nhiễm trùng thứ phát.
Chân madura là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 4
Biểu hiện bệnh thường phát sinh ở bàn chân với nhiều nốt cứng xuất hiện, dịch và các hạt tại vị trí tổn thương có thể chảy ra ngoài

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh chân madura

Các biến chứng của bệnh chân madura bao gồm:

  • Nhiễm khuẩn thứ phát như nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương (viêm màng não, viêm não);
  • Khối u sưng và biến dạng;
  • Cứng khớp và mất chức năng;
  • Phù mạn tính;
  • Teo chi do không sử dụng;
  • Hoại tử chi;
  • Nhiễm khuẩn huyết, tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn gặp các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh chân madura, hãy đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Việc chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp có thể giúp tránh các biến chứng của bệnh cũng như giảm gánh nặng bệnh tật liên quan đến tình trạng này.

Nguyên nhân chân madura

Nguyên nhân dẫn đến chân madura

Bệnh chân madura (mycetoma) có thể do nguyên nhân vi khuẩn (actinomycetoma) hoặc do nấm (eumycetoma). Bệnh xảy ra khi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thông qua chấn thương nhẹ hoặc vết thương xuyên thấu, thường là do gai đâm.

Bệnh chân madura do nhiễm vi khuẩn (actinomycetoma)

Bệnh chân madura do nhiễm vi khuẩn với 70% số ca nhiễm trùng là do Actinomyces israelii hoặc Actinomyces gerencseriae. Các tác nhân khác có thể liên quan đến nhiễm trùng bao gồm:

  • Aggregatibacter actinomycetemcomitans;
  • Prevotella;
  • Streptococcus;
  • Enterobacteriaceae;
  • Peptostreptococcus;
  • Staphylococcus.

Bệnh chân madura do nhiễm nấm (eumycetoma)

Bệnh chân madura do nhiễm nấm phổ biến nhất là Madurella mycetomatis. Các tác nhân nấm khác được phân loại dựa trên các hạt mà loại nấm tạo thành, được chia làm ba nhóm gồm hạt màu đen hay sậm màu, hạt màu trắng hay vàng nhạt, hạt màu vàng hay nâu vàng:

Hạt màu đen hoặc sẫm màu

Do các tác nhân bao gồm:

  • Trematosphaeria grisea (Madurella grisea);
  • Exophiala jeanselmei;
  • Medicopsis romeroi (Pyrenochaeta romeroi);
  • Falciformispora senegalensis (Leptosphaeria senegalensis);
  • Falciformispora thompkinsii;
  • Curvularia lunata.

Hạt màu trắng hoặc vàng nhạt

Các tác nhân bao gồm:

  • Acremonium spp.;
  • Fusarium spp.;
  • Neotestudina rosatii;
  • Aspergillus nidulans;
  • Aspergillus flavus;
  • Microsporum ferrugineum;
  • Microsporum audouinii;
  • Microsporum langeronii;
  • Scedosporium apiospermum;
  • Scedosporium boydii (Pseudallescheria boydii).

Hạt màu vàng hoặc nâu vàng

Tác nhân bao gồm:

  • Nocardia brasiliensis;
  • Nocardia otitidiscaviarum (Nocardia caviae);
  • Actinomadura madurae;
  • Streptomyces somaliensis;
  • Pleurostomophora ochrac.
Chân madura là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5
Tác nhân phổ biến nhất của bệnh chân madura do nấm là Madurella mycetomatis
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo