Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Da - Tóc - Móng/
  4. Cháy nắng

Cháy nắng là gì? Nguyên nhân gây bệnh và nguyên tắc phòng ngừa

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Cháy nắng được đặc trưng bởi ban đỏ, đôi khi và đau và phồng rộp do tiếp xúc với tia cực tím quá nhiều. Điều trị cháy nắng cũng tương tự như điều trị bỏng nhiệt, gồm có chườm lạnh, thuốc NSAIDs; đắp gạc vô trùng, kháng sinh tại chỗ nếu cháy nắng nặng. Phòng ngừa bằng cách tránh ánh nắng, dùng kem chống nắng.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung cháy nắng

Cháy nắng là hậu quả của việc tiếp xúc với tia cực tím (UV) quá mức, UVB có bước sóng khoảng 280 – 320 nm gây ra các triệu chứng rõ nhất. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà các triệu chứng (đỏ da, ngứa, đau, sưng, phồng rộp, mụn nước) sẽ diến tiến khác nhau, thường xảy ra sau 1 – 24 giờ sau khi bị cháy nắng. Sau đó sẽ da sẽ bị bong tróc trong từ 4 – 8 ngày tiếp theo và tiếp tục vài tuần ở một số trường hợp.

Triệu chứng cháy nắng

Những dấu hiệu và triệu chứng của cháy nắng

Triệu chứng và dấu hiệu cháy nắng xuất hiện trong 1 – 24 giờ (trừ các phản ứng quá nặng), đỉnh điểm trong vòng 72 giờ (thông thường là từ 12 – 24 giờ). Trên da xuất hiện ban đỏ nhẹ, bong vảy da và tiếp theo là đau, sưng tấy và hình thành bọng nước.

Các triệu chứng nặng hơn như sốt, ớn lạnh, sốc, suy nhược và các triệu chứng tương tự bỏng nhiệt, lan rộng khắp các vùng da bị ảnh hưởng. Da bị cháy nắng nhiều thường bong da vài ngày sau đó.

Biến chứng có thể gặp khi mắc cháy nắng

Biến chứng thường gặp nhất của cháy nắng là vết nám vĩnh viễn, nhiễm trùng thứ phát hay tăng đáng kể nguy cơ ung thư da. Vùng da bị bong rất dễ bị tổn thương do ánh nắng mặt trời trong vài tuần sau đó.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu các dấu hiệu và triệu chứng cháy nắng không thuyên giảm mà trở nên nghiêm trọng hơn thì nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời. Những trường hợp đau nghiêm trọng, buồn nôn, lú lẫn, sốt,.. cần đưa đi cấp cứu càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân cháy nắng

Cháy nắng do tiếp xúc với tia cực tím (UV) quá mức. Tia cực tím được chia thành 3 dải sóng gồm UVA, UVB và UVC. Chỉ có tia UVA và UVB đến được trái đất. Khi tiếp xúc tia UV, da nhanh chóng sản xuất sắc tố melanin để bảo vệ các lớp sâu dưới da, tạo các mảng tối màu hơn. Nếu da không sản xuất đủ melanin để bảo vệ da thì tia UV sẽ gây bỏng da, cháy nắng.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo
  1. MSD Manual: https://www.msdmanuals.com/professional/dermatologic-disorders/reactions-to-sunlight/sunburn

  2. Sức khỏe đời sống:

  • https://suckhoedoisong.vn/xu-tri-da-bi-chay-nang-169175147.htm
  • https://suckhoedoisong.vn/chay-nang-va-cach-xu-tri-169159955.htm

Câu hỏi thường gặp về bệnh cháy nắng

Những triệu chứng khi làn da của bạn bị cháy nắng là gì?

Triệu chứng của cháy nắng bao gồm da đỏ, đau rát hoặc cảm giác nóng, xuất hiện các bọng nước, da bong tróc, và đôi khi có triệu chứng toàn thân như sốt, ớn lạnh, hoặc mệt mỏi.

Da cháy nắng bao lâu thì phục hồi?

Cách chăm sóc da bị cháy nắng sạm đen khi mùa hè tới như thế nào?

Bị cháy nắng nên kiêng làm gì?

Cháy nắng có thể gây biến chứng gì không?

Hỏi đáp (0 bình luận)