Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Cơ - Xương - Khớp/
  4. Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ là gì? Nguyên nhân gây bệnh, phương pháp điều trị và nguyên tắc phòng ngừa

Bác sĩNguyễn Lê Băng Giang

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp ngành Y học cổ truyền tại Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền. Với phương châm lấy người bệnh làm trung tâm, bác sĩ luôn giúp đỡ người bệnh, mang những kiến thức và kinh nghiệm để chia sẻ với mọi người, góp phần nâng cao hiểu biết về sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ là một bệnh nhiễm trùng khớp tiến triển trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày. Nhiễm trùng trong các mô hoạt dịch hoặc nhu mô và thường do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra. Tuy nhiên, nhiễm trùng do vi khuẩn không phải mô cầu cũng có thể xảy ra và phá hủy nhanh chóng các cấu trúc khớp. Các triệu chứng bao gồm cơn đau khởi phát nhanh chóng, tràn dịch, hạn chế cử động chủ động và thụ động, thường là ở một khớp. Chẩn đoán bệnh cần phân tích và nuôi cấy dịch khớp. Điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch và dẫn lưu mủ ra khỏi khớp.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ là gì?

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ (pyogenic/ suppurative arthritis) là tình trạng viêm khớp do vi khuẩn sinh mủ không đặc hiệu (không phải do nấm, ký sinh trùng, virus hay vi khuẩn phong, lao) gây nên.

Viêm khớp nhiễm trùng sinh mủ gây đau đớn ở khớp, do vi trùng di chuyển qua dòng máu từ các bộ phận khác của cơ thể hoặc do vết thương xuyên thấu, như động vật cắn hoặc chấn thương, truyền vi khuẩn trực tiếp vào khớp.

Trẻ sơ sinh và người lớn tuổi có khả năng bị viêm khớp nhiễm trùng nhất cao nhất, tiếp đến là những người có khớp nhân tạo. Đầu gối thường là vị trí dễ bị viêm nhất; ngoài ra, khớp hông, vai và các khớp khác cũng có thể bị ảnh hưởng. Nhiễm trùng có thể làm hỏng nghiêm trọng sụn và xương trong khớp một cách nhanh chóng, vì vậy rất cần phải điều trị kịp thời.

Triệu chứng viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ thường xảy ra cấp tính, gồm hai bệnh cảnh:

Viêm khớp nhiễm khuẩn không do lậu cầu

90% trường hợp xảy ra ở một khớp đơn độc, hay gặp nhất là khớp đầu gối.

Triệu chứng tại khớp: Sưng nóng đỏ đau (triệu chứng viêm), có thể tràn dịch khớp, co cơ và hạn chế vận động.

Hội chứng nhiễm trùng: Sốt kèm rét run, lưỡi bẩn, hơi thở hôi và môi khô.

Nhiễm khuẩn khớp do lậu cầu

Hội chứng nhiễm khuẩn lậu cầu phát tán: Rét run, sốt, mụn mủ và phát ban đỏ ngoài da kèm triệu chứng viêm khớp, triệu chứng tại bộ phận sinh dục như đái rắt, đái buốt, đái có lẫn máu và mủ… Tình trạng viêm xảy ra tại nhiều khớp nhỏ có tính chất di chuyển kèm viêm bao hoạt dịch gân.

Viêm khớp thực sự do lậu cầu: Tổn thương một khớp đơn độc như đầu gối, cổ tay, cổ chân, háng với triệu chứng sưng nóng đỏ đau và có thể tràn dịch khớp. Đôi khi kèm theo triệu chứng viêm nhiễm đường sinh dục tiết niệu, như đái rắt, đái buốt, đái lẫn máu mủ…

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ

Nếu trì hoãn điều trị, viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ tiến triển nặng, dẫn đến thoái hóa khớp và tổn thương vĩnh viễn. Nếu bệnh nhân viêm khớp nhiễm khuẩn tại các khớp nhân tạo, có thể gây lỏng khớp hoặc trật khớp.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ

Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ

Có hai nguyên nhân gây bệnh chính:

Viêm khớp nhiễm khuẩn do lậu cầu (gonococcal bacterial/ suppurative arthritis): Tác nhân gây bệnh là lậu cầu khuẩn (Neisseria gonorrhoeae), chiếm 70 - 75% trường hợp nhiễm khuẩn khớp ở người lớn < 40 tuổi.

Viêm khớp nhiễm khuẩn không do lậu cầu (nongonococcal bacterial/ suppurative arthritis): Thường do vi khuẩn gram dương như tụ cầu vàng Staphylococcus aureus (50 - 70% trường hợp), liên cầu Streptococcus (20%), phế cầu Streptococcus pneumoniae... Ít gặp vi khuẩn gram âm hơn (15 - 20%), bao gồm: E.coli, thương hàn Salmonella, trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenza; vi khuẩn kỵ khí chỉ chiếm khoảng 5% trường hợp. Khoảng 5 - 10% trường hợp bệnh nhân nhiễm đồng thời nhiều loại vi khuẩn và thường gặp sau chấn thương.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ có nguy hiểm không?

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ là tình trạng nghiêm trọng. Nếu trì hoãn điều trị, viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ có thể tiến triển nặng, dẫn đến thoái hóa khớp và tổn thương vĩnh viễn. Đặc biệt, nếu bệnh nhân bị viêm khớp nhiễm khuẩn ở các khớp nhân tạo, tình trạng này có thể gây ra lỏng khớp hoặc trật khớp.

Làm sao để nhận biết viêm khớp nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn?

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ phải điều trị trong bao lâu?

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ có phải phẫu thuật không?

Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ có tái phát không?

Hỏi đáp (0 bình luận)