Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Nhiễm Echinococcus: Nguyên nhân, triệu chứng và con đường lây nhiễm

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Echinococcus là một bệnh nhiễm trùng do một loại sán dây ký sinh thuộc giống Echinococcus gây ra. Một số loại sán dây khác nhau có thể gây ra echinococcus ở người, bao gồm: E. granulosus, E. multilocularis và E. vogeli. Trong một số trường hợp, các cơ quan bị ảnh hưởng phụ thuộc vào loại sán dây gây nhiễm trùng. Nhiễm Echinococcus xảy ra thường xuyên hơn ở Địa Trung Hải, Trung Đông, Châu Phi và Trung Á. Nếu không được điều trị, nó có thể gây tử vong.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Nhiễm Echinococcus là gì? 

Echinococcosis là nhiễm ấu trùng của sán dây Echinococcus granulosus (bệnh nang sán, bệnh hydatid) hoặc Echinococcus multilocularis (bệnh phế nang). Các triệu chứng phụ thuộc vào cơ quan liên quan ví dụ vàng da và khó chịu ở bụng với nang gan hoặc ho, đau ngực và ho ra máu với nang phổi. Vỡ nang có thể gây sốt, nổi mày đay và phản ứng phản vệ nghiêm trọng. Chẩn đoán bằng hình ảnh, xét nghiệm dịch nang hoặc xét nghiệm huyết thanh. Điều trị bằng albendazole, phẫu thuật, hoặc cả hai hoặc bằng cách chọc hút u nang.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm Echinococcus

Các triệu chứng sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ quan nào bị ảnh hưởng. Theo Đại học Stanford:

  • Nhiễm trùng ảnh hưởng đến gan ở khoảng 75% những người mắc bệnh này. Các triệu chứng có thể bao gồm đau bụng và hình thành các u nang trên gan.

  • Nhiễm trùng ảnh hưởng đến phổi ở khoảng 22% số người mắc bệnh. Các triệu chứng về hô hấp có thể bao gồm đau ngực và ho ra chất nhầy có máu.

  • Các vùng khác trên cơ thể cũng có thể bị ảnh hưởng, bao gồm da, lá lách hoặc thận.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh nhiễm Echinococcus

Echinococcus có thể gây ra các khối u ký sinh có thể hình thành trong gan, phổi, não và các cơ quan khác. Nếu không được điều trị, có thể tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm Echinococcus

Nếu nhiễm sán dây, Echinococcus sẽ phát triển. 

Ký sinh trùng xâm nhập vào vật chủ, thường là động vật, chẳng hạn như chó, cừu hoặc dê. Giun sống trong ruột của động vật và thải trứng vào phân của động vật.

Vì vậy, nhiễm trùng do ăn thực phẩm bị nhiễm phân động vật. Sau khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, thời gian ủ bệnh thường kéo dài vài tháng.

Một số chủng ký sinh trùng có thể có thời gian ủ bệnh lâu hơn, có thể kéo dài đến vài năm.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải nhiễm Echinococcus?

Một yếu tố nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng là tiếp xúc với phân của chó, gia súc, lợn hoặc cừu. Ví dụ, làm việc trong một trang trại.

Các trường hợp nhiễm trùng đã được báo cáo ở Hoa Kỳ, nhưng nguy cơ cao hơn ở các quốc gia nơi ký sinh trùng phổ biến hơn.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải nhiễm Echinococcus

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhiễm Echinococcus, bao gồm:

  • Dùng thức ăn hoặc nước bị nhiễm trứng sán dây.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm Echinococcus

Thăm khám triệu chứng và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm trùng. Ví dụ, chụp X-quang phổi để loại trừ các loại nhiễm trùng khác, MRI bụng hoặc CT scan để chẩn đoán.

Bởi vì thời gian ủ bệnh có thể kéo dài, ký sinh trùng echinococcus có thể được phát hiện trong khi đang thực hiện các xét nghiệm y tế vì những lý do khác.

Phương pháp điều trị nhiễm Echinococcus hiệu quả

Một số loại thuốc có thể tiêu diệt ký sinh trùng. Trong một số trường hợp, có thể phẫu thuật. Kế hoạch điều trị cụ thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, cũng như các cơ quan bị ảnh hưởng.

Thuốc

Thuốc hầu như luôn được sử dụng để điều trị echinococcus, ví dụ mebendazole hoặc albendazole.

Nếu bị viêm thì dùng thêm thuốc kháng viêm.

Hóa trị nếu có u nang nội tạng do ký sinh trùng gây ra.

Phẫu thuật

Trong một số trường hợp, phẫu thuật để điều trị u nang do nhiễm trùng. Nếu tình trạng nhiễm trùng đã ảnh hưởng đến não và chất lỏng đã tích tụ ở đó, phẫu thuật để lắp đặt ống dẫn lưu.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của nhiễm Echinococcus

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. 

  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng.

  • Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị.

  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

  • Bệnh nhân cần lạc quan. Tâm lý có ảnh hưởng rất lớn đến điều trị, hãy nói chuyện với những người đáng tin cậy, chia sẻ với những thành viên trong gia đình, nuôi thú cưng hay đơn giản là đọc sách, làm bất cứ thứ gì khiến bạn thấy thoải mái.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng.

Phương pháp phòng ngừa nhiễm Echinococcus hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tẩy giun định kỳ.

  • Dùng thực phẩm đã qua kiểm định chất lượng.

  • Rửa sạch thực phẩm trước khi dùng.

Nguồn tham khảo
  1. Healthline: https://www.healthline.com/health/echinococcus#prevention 
  2. Medlineplus: https://medlineplus.gov/ency/article/000676.htm

Các bệnh liên quan

  1. Thủy đậu

  2. Ebola

  3. Lao hệ tiết niệu-sinh dục

  4. Sốt xuất huyết Dengue

  5. Nhiễm Candida

  6. Viêm màng não mô cầu

  7. Sán lợn gạo

  8. HIV/AIDS

  9. Lao xương

  10. Bệnh ấu trùng da di chuyển