Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Bệnh trẻ em/
  4. Bệnh mèo cào

Bệnh mèo cào là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin

Bệnh mèo cào (sốt do mèo cào) là một bệnh nhiễm trùng mà bạn có thể mắc phải do bị mèo cào hoặc cắn. Các triệu chứng bao gồm phát ban hoặc nổi mụn trên da, sưng hạch bạch huyết và sốt. Bệnh thường có thể tự khỏi trong 2 đến 4 tuần nhưng đối với một số trường hợp đặc biệt có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. 

Nội dung chính

Tìm hiểu chung bệnh mèo cào

Bệnh mèo cào là gì?

Bệnh mèo cào là bệnh do vi khuẩn Bartonella henselae (B.henselae) gây ra. Nó gây ra sưng hạch bạch huyết, nổi sẩn và sốt. Bạn có thể lây nhiễm bệnh nếu bị mèo cắn, cào hoặc liếm vết thương hở của bạn.

Bệnh mèo cào hiếm khi gây bệnh nghiêm trọng và thường tự khỏi. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 2 đến 4 tuần. Bệnh nặng hơn và lan rộng hơn có thể xảy ra ở người bị suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, ung thư...

Triệu chứng bệnh mèo cào

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mèo cào

Các triệu chứng thường gặp của bệnh mèo cào:

  • Nổi sẩn hoặc phát ban;
  • Sưng đau hạch bạch huyết;
  • Sốt;
  • Đau cơ, xương hoặc khớp;
  • Chán ăn hoặc sụt cân;
  • Mệt mỏi;
  • Đau đầu;
  • Đau họng.

Biến chứng có thể gặp phải khi mắc bệnh mèo cào

Bệnh mèo cào có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu nó lây lan sang các cơ quan khác. Một số biến chứng bao gồm:

  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Viêm niêm mạc xung quanh tim có thể gây đau cơ khớp, đau ngực, khó thở. Viêm nội tâm mạc là bệnh lý có thể đe dọa tính mạng;
  • Hội chứng Parinaud: Tình trạng một phần mắt (kết mạc) của bạn bị viêm đỏ và các hạch bạch huyết gần tai của bạn bị sưng lên.
  • Viêm thần kinh võng mạc: Viêm võng mạc và viêm dây thần kinh thị giác có thể gây ra vấn đề về thị lực của bạn.
  • Bệnh não: Các vấn đề về chức năng não, bao gồm nhầm lẫn, đau đầu dữ dội và đôi khi co giật.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu vết cào hoặc vết cắn của mèo trở nên đỏ hoặc sưng lên và bạn xuất hiện các triệu chứng giống cúm, bao gồm nhức đầu, chán ăn, mệt mỏi, đau khớp hoặc sốt, hãy liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh mèo cào là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 1
Sốt là triệu chứng thường gặp của bệnh mèo cào

Nguyên nhân bệnh mèo cào

Nguyên nhân dẫn đến bệnh mèo cào

Bệnh mèo cào là do vi khuẩn Bartonella henselae gây ra. Bệnh lây lan qua tiếp xúc với mèo bị nhiễm bệnh (vết cắn hoặc vết xước) hoặc tiếp xúc với bọ chét mèo. Nó cũng có thể lây lan qua tiếp xúc với nước bọt của mèo trên vùng da bị tổn thương hoặc bề mặt niêm mạc như ở mũi, miệng và mắt.

Bọ chét gây lây lan vi khuẩn B. henselae. Đây là loại vi khuẩn gây bệnh mèo cào cho mèo. Mèo (đặc biệt là mèo con) có thể bị nhiễm trùng huyết do vi khuẩn này mà không có triệu chứng trong nhiều tháng. Sau đó, mèo có thể lây bệnh sang người khi nước bọt của chúng tiếp xúc với vết thương hở (như vết xước hoặc vết cắn).

Ngoài ra, việc bị bọ chét cắn trực tiếp có thể khiến bạn mắc bệnh mèo cào, nhưng điều này chưa được các nhà nghiên cứu chứng minh rõ ràng.

Bệnh mèo cào là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 2
Nhiễm Bartonella henselae là nguyên nhân thường gặp gây bệnh mèo cào
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo
  1. Cat Scratch Disease: https://kidshealth.org/en/parents/cat-scratch.html
  2. Cat Scratch Disease: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/23537-cat-scratch-fever
  3. Cat Scratch Disease: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK482139/
  4. Cat Scratch Disease: https://www.sahealth.sa.gov.au/wps/wcm/connect/public+content/sa+health+internet/conditions/infectious+diseases/cat+scratch+disease/cat-scratch+disease+-+including+symptoms+treatment+and+prevention
  5. Cat Scratch Disease: https://www.msdmanuals.com/professional/infectious-diseases/gram-negative-bacilli/cat-scratch-disease

Hỏi đáp (0 bình luận)