Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Phì đại tuyến vú là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng ngừa

Ngày 08/09/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Phì đại tuyến vú (hay còn gọi là phì đại vú) là một trạng thái khi kích thước của tuyến vú phát triển quá mức so với bình thường, làm cho ngực trở nên tăng kích thước và phồng lên. Đây là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến phụ nữ, nhất là trong độ tuổi trưởng thành và người già. Phì đại tuyến vú có thể do sự thay đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt là tăng sản xuất estrogen hoặc giảm sản xuất androgen. Một số yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển phì đại tuyến vú bao gồm: Di truyền, rối loạn nội tiết, tác động môi trường, sử dụng thuốc hormon hoặc thuốc khác, tuổi tác và sự tăng cường hoạt động của tuyến vú.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

Phì đại tuyến vú là gì?

Phì đại tuyến vú, được định nghĩa là tình trạng mô vú phát triển quá mức, dẫn đến mô vú tăng lên gây ra sự phì đại và sưng tấy của tuyến vú và nặng vượt quá mức bình thường (>3% trọng lượng cơ thể), có thể xảy ra 1 bên hoặc đối xứng cả 2 bên ngực.

Tùy vào kích thước của tuyến vú dựa trên mức độ phì đại khác nhau mà chia thành hai loại, là macromastia (ngực phì đại) có khối lượng bầu vú <2,5kg, ở cả nam và nữ trong độ tuổi từ 6-25 và gigantomastia (ngực khổng lồ) có khối lượng bầu vú >2,5kg, tỷ lệ cao ở nữ giới sau mang thai và ít xảy ra ở nam giới.

Mặc dù phì đại tuyến vú được coi là một tình trạng lành tính, nhưng lại khiến vóc dáng cơ thể mất cân đối và tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe nếu không được điều trị. Trong một số trường hợp, tình trạng này sẽ tự khỏi nhưng nhiều phụ nữ mắc bệnh phì đại tuyến vú sẽ cần phải phẫu thuật thu nhỏ ngực hoặc cắt bỏ vú.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của phì đại tuyến vú

Triệu chứng chính của phì đại tuyến vú là sự phát triển quá mức của mô vú ở một bên vú hoặc đối xứng cả hai. Sự phát triển có thể xảy ra chậm trong khoảng vài năm, tuy nhiên ở một số phụ nữ có thể diễn ra nhanh chóng chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:

  • Vú trở nên phình to lớn hơn so với bình thường, có thể là ở một hoặc cả hai vú.
  • Vùng vú đau nhức, nhạy cảm hoặc khó chịu, có thể đau ở vùng ngực, lưng, vai, cổ.
  • Ngực bị xệ, mức độ phì đại càng lớn thì độ sa xệ càng nặn.
  • Khó chịu và cảm giác nặng nề.
  • Da vùng vú có thể căng, sần sùi hoặc bị rạn nứt và nhão.
  • Nổi mẩn đỏ, ngứa và ấm trên hoặc bên dưới vú.
  • Mất cảm giác núm vú.
  • Nhiễm trùng hoặc áp xe vùng vú.
  • Vùng vú trở nên đỏ hoặc tối sẫm hơn so với bình thường.
Phì đại tuyến vú 3.jpg
Ngực bị xệ, mức độ phì đại càng lớn thì độ sa xệ càng nặn

Biến chứng có thể gặp khi phì đại tuyến vú

Phì đại tuyến vú có thể gây ra một số biến chứng sau:

  • Phì đại tuyến vú có thể gây ra cảm giác đau, sưng và khó chịu trong vùng vú và vùng cổ, vai, lưng.
  • Phì đại tuyến vú có thể gây ra tình trạng lo lắng, tự ti hình dáng cơ thể không cân xứng.
  • Vùng da bị ngứa, viêm hoặc loét trên da dễ gây nhiễm trùng.
  • Mất cảm giác núm vú
  • Phì đại tuyến vú không phải là một loại ung thư, nhưng nó có thể tăng nguy cơ phát triển ung thư vú
Phì đại tuyến vú 4.jpg
Vùng vú trở nên đau, sưng tấy

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu phình to vùng vú và kèm đau, da đỏ, sưng tấy hoặc ấm và sốt hoặc có các triệu chứng trên nặng lên. Hãy lập tức đến bác sĩ thăm khám và được chẩn đoán điều trị kịp thời, giúp kiểm soát tình trạng bệnh và làm giảm nhẹ các triệu chứng, đồng thời tránh các diễn tiến xấu nguy hại đến sức khỏe. 

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây phì đại tuyến vú

Nguyên nhân gây phì đại tuyến vú có thể bao gồm nhiều yếu tố. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

  • Di truyền: Nếu trong gia đình có người mẹ hoặc chị em đã từng bị phì đại tuyến vú, thì khả năng bị phì đại tuyến vú cũng sẽ tăng cao.
  • Dư thừa estrogen: Sự phì đại tuyến vú có thể do mức độ estrogen tăng cao trong cơ thể. Điều này có thể xảy ra do sự thay đổi hormone trong quá trình tuổi dậy thì, thai kỳ, tuổi mãn kinh hoặc do sử dụng hormone nữ giới nhân tạo.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống dị ứng và thuốc điều trị bệnh tim có thể góp phần vào phát triển phì đại tuyến vú.
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý như u xơ tử cung, bệnh tuyến giáp hoạt động quá mức, có thể gây ra phì đại tuyến vú.
  • Sự thay đổi hormone: Nồng độ hormone tăng trưởng tiết ra quá ngưỡng cần thiết, làm kích thích phát triển mô biểu bì ở vú gây ra phì đại tuyến vú.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải phì đại tuyến vú?

  • Phụ nữ trung niên và người trưởng thành.
  • Người thừa cân hoặc béo phì.
  • Người sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc dị ứng,...

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải phì đại tuyến vú

Nguy cơ bị phì đại tuyến vú có thể được ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ thường gặp:

  • Tuổi: Phì đại tuyến vú thường xuất hiện ở phụ nữ trung niên và người trưởng thành. Nguy cơ tăng lên khi tuổi càng cao.
  • Di truyền: Nếu có thành viên trong gia đình từng bị phì đại tuyến vú, sẽ có nguy cơ cao hơn so với người bình thường.
  • Sự thay đổi nội tiết tố: Sự biến đổi này có thể xảy ra trong giai đoạn tiền mãn kinh, thai kỳ, quá trình dùng thuốc hoặc các vấn đề liên quan đến nội tiết tố.
  • Sử dụng một số loại thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống dị ứng và thuốc điều trị bệnh tim có thể góp phần vào phát triển phì đại tuyến vú.
  • Thừa cân hoặc béo phì: Mỡ cơ thể có thể chứa nhiều estrogen, một hormon có liên quan đến phát triển tuyến vú.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán phì đại tuyến vú

Để chẩn đoán về phì đại tuyến vú và đưa ra hướng điều trị hợp lý, bác sĩ sẽ kết hợp việc thăm khám lâm sàng và các phương pháp xét nghiệm khác, bao gồm:

  • Kiểm tra triệu chứng: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng như tăng kích thước vú, đau vú, cảm giác sưng, đỏ, hoặc có tiết chảy từ vú.
  • Khám vùng vú: Bác sĩ sẽ kiểm tra kích thước, hình dạng và cảm giác của vú bằng cách sờ và nhìn.
  • Siêu âm vú: Siêu âm vú được sử dụng để xem xét các khối u hoặc ánh sáng trong tuyến vú. Nó có thể giúp xác định kích thước và tính chất của khối u.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để kiểm tra mức hormone tuyến vú và các chỉ số khác.
  • Xét nghiệm tế bào tuyến vú: Xét nghiệm tế bào tuyến vú có thể được thực hiện để kiểm tra các tế bào bất thường.
  • Chụp X-quang vú: Có thể được thực hiện để xem xét cấu trúc bên trong của vú.
  • MRI vú: Sử dụng để xem xét chi tiết hơn về cấu trúc và tính chất của vú.
  • Sinh thiết vú: Đối với những trường hợp nghi ngờ ung thư.
Phì đại tuyến vú 5.jpg
 Bác sĩ thăm khám lâm sàng về dấu hiệu và triệu chứng

Phương pháp điều trị phì đại tuyến vú hiệu quả

Sau khi bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân và tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết, để chẩn đoán bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho phì đại tuyến vú.

  • Điều trị giảm triệu chứng: Giảm những triệu chứng như đau, sưng tấy hoặc loét, nhiễm trùng và các biến chứng khác, có thể khuyên dùng thuốc kháng sinh, chườm ấm và thuốc giảm đau.
  • Thuốc: Một số loại thuốc có thể được sử dụng như tamoxifen hoặc raloxifen, các loại thuốc chống estrogen. Chúng có tác dụng làm giảm kích thước và giảm sự phì đại của tuyến vú.
  • Phẫu thuật: Nếu phì đại tuyến vú gây ra khó chịu hoặc gây bất tiện trong cuộc sống hàng ngày, phẫu thuật có thể được cân nhắc. Các phương pháp bao gồm phẫu thuật cắt bỏ giảm phần mô tuyến vú và phẫu thuật nâng ngực thu gọn.
Phì đại tuyến vú 6.jpg
Phương pháp siêu âm vú kiểm tra tình trạng của vùng vú

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến phì đại tuyến vú

Chế độ sinh hoạt:

Phì đại tuyến vú là một tình trạng mà tuyến vú phát triển quá mức, gây ra sự không thoải mái và có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Để hạn chế diễn tiến của phì đại tuyến vú, có thể áp dụng những thói quen sinh hoạt sau

  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Hạn chế và tránh hút thuốc lá, rượu có thể tăng nguy cơ phì đại tuyến vú.
  • Giảm áp lực công việc và lo lắng quá mức.
  • Thăm khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Tập thể dục thường xuyên giúp giảm căng thẳng, áp lực như yoga, ngồi thiền.
  • Ngủ đủ giấc 7 - 8 tiếng/ngày giúp duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Chế độ dinh dưỡng:

  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, các loại hạt, và trái cây tươi. Chất xơ giúp tăng cường quá trình tiêu hóa và giảm mức độ estrogen trong cơ thể
  • Giảm tiếp xúc với các chất có chứa phytoestrogen như đậu, lúa mạch và đậu nành chứa các chất có tác động giống hormone estrogen.
  • Tránh và hạn chế sử dụng rượu bia.
  • Hạn chế ăn chất béo và duy trì cân nặng khỏe mạnh bằng cách ăn uống hợp lý và tập thể dục thường xuyên.
Phì đại tuyến vú 7.jpg
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ từ loại hạt, rau củ tươi

Phương pháp phòng ngừa phì đại tuyến vú

Để phòng ngừa phì đại tuyến vú, có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ với bác sĩ để phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào liên quan đến tuyến vú.
  • Tự kiểm tra vú hàng tháng để phát hiện sớm bất thường. Nếu thấy bất kỳ biến đổi nào như sưng, đau, khối u hoặc tiết sữa không bình thường, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ ngay lập tức.
  • Hạn chế tiếp xúc với các chất gây tác động lên tuyến vú, chẳng hạn như hormone tăng trưởng, thuốc kích thích tuyến vú hoặc các chất gây nổi mụn.
  • Duy trì một lối sống lành mạnh bằng cách ăn một chế độ ăn uống cân bằng, giàu chất xơ và thực hiện thường xuyên vận động. Hạn chế tiêu thụ chất béo và đường, và tránh thức ăn chế biến sẵn và thực phẩm có hàm lượng hormone cao.
  • Hạn chế sử dụng thuốc có tác động lên tuyến vú, nếu bạn đang sử dụng thuốc có tác động lên tuyến vú, hãy tham khảo với bác sĩ về các tác dụng phụ và tìm cách thay thế thuốc nếu cần thiết.
  • Hạn chế stress và tìm cách giảm căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Stress có thể ảnh hưởng đến cân bằng hormone và gây ra các vấn đề liên quan đến tuyến vú.
Phì đại tuyến vú 8.jpg
Tự kiểm tra vú hàng tháng để phát hiện sớm bất thường
Nguồn tham khảo
  1. Breast enlargement (implants): https://www.nhs.uk/conditions/cosmetic-procedures/cosmetic-surgery/breast-enlargement/
  2. Breast augmentation: https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/breast-augmentation/about/pac-20393178
  3. Breast Enlargement | Breast Augmentation: https://www.spirehealthcare.com/treatments/cosmetic-surgery/breast-enlargement/
  4. Breast enlargement (implants): https://www.rcseng.ac.uk/patient-care/cosmetic-surgery/about-your-procedure/breast-enlargement/
  5. Breast augmentation (breast implants): https://www.healthdirect.gov.au/breast-augmentation-breast-implants

Các bệnh liên quan