Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách là 2 bệnh lý tâm thần với nhiều biểu hiện tương tự nhau. Điều này khiến nhiều người không phân biệt và nhận diện được người bị tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách. Vậy 2 bệnh lý này giống hay khác nhau? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề giống và khác nhau giữa 2 bệnh lý tâm thần này.
Bên cạnh sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần cũng là nền tảng cho cơ thể khỏe mạnh toàn diện. Tuy nhiên, số lượng người mắc bệnh tâm thần đang ngày có xu hướng gia tăng trong cộng đồng. Bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể mắc bệnh lý tâm thần. Trong đó, tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách là một trong những bệnh lý tâm thần thường gặp.
Các bệnh lý này thường khiến người bệnh trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Đáng chú ý, do nhận thức hoặc không có đủ kiến thức để nhận biết bệnh tâm thần khiến cho người bệnh mất đi cơ hội thăm khám và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, việc hiểu rõ về tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách sẽ giúp chúng ta có nhận thức đúng đắn hơn về cách phòng ngừa và điều trị bệnh lý tâm thần này.
Tâm thần phân liệt là tình trạng rối loạn tâm thần làm gián đoạn quá trình hoạt động của não. Đồng thời can thiệp vào suy nghĩ, trí nhớ, các giác quan và hành vi của cơ thể, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, học tập và lao động. Tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, tinh thần người bệnh. Đặc biệt, người bị tâm thần phân liệt thường có nguy cơ tử vong sớm cao gấp 2 đến 3 lần so với người bình thường.
Tâm thần phân liệt nằm trong danh sách 20 nguyên nhân gây tàn tật trên toàn thế giới. Bệnh lý này thường gặp ở nam giới từ 15 đến 25 tuổi và nữ giới từ 25 đến 35 tuổi. Nếu mắc phải căn bệnh này, người bệnh sẽ phải điều trị suốt đời. Việc phát hiện và can thiệp sớm sẽ giúp kiểm soát triệu chứng trước khi bệnh biến chứng nghiêm trọng hơn, đồng thời giảm nguy cơ bị thương và mắc các bệnh lý khác.
Một số triệu chứng điển hình ở người bị tâm thần phân liệt như:
Rối loạn đa nhân cách là bệnh lý tâm thần phức tạp khi người bệnh có 2 hoặc nhiều nhân cách khác nhau. Những nhân cách này chi phối và kiểm soát hành vi của người bệnh ở những thời điểm khác nhau. Điều này khiến cho họ quên mất bản thân là ai, tâm trạng thay đổi bất chợt đang vui vẻ bỗng trở nên giận dữ, khóc lóc,...
Bệnh rối loạn đa nhân cách có thể tạo ra những khoảng trống trong trí nhớ và gây ra ảo giác khiến người bệnh tin tưởng dù điều đó không hề có thật. Căn bệnh này thường xuất hiện biểu hiện rõ rệt khi người bệnh bước vào tuổi vị thành niên và bắt đầu bước vào giai đoạn trưởng thành.
Người bị rối loạn đa nhân cách thường có cách nói chuyện, suy nghĩ tùy thuộc vào nhân cách tại thời điểm đó. Họ cũng sẽ không có ký ức về quãng thời gian giữa các nhân cách. Hơn nữa, các triệu chứng này thường xuất hiện đột ngột nên rất khó kiểm soát.
Tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách đều là những bệnh lý tâm thần nguy hiểm, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh và những người xung quanh. Người mắc 2 bệnh lý này đều có những triệu chứng, hành vi bất thường về suy nghĩ, hành xử khiến nhiều người cho rằng chúng cùng một bệnh. Thực tế, đây là 2 căn bệnh tâm thần hoàn toàn khác nhau. Nhầm lẫn giữa 2 bệnh lý này có thể khiến chẩn đoán và điều trị sai, dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường. Vậy tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách giống và khác nhau như thế nào?
Mặc dù là 2 bệnh lý riêng biệt nhưng chúng vẫn có một số điểm chung như người bệnh thường có những hành vi bất thường, tỏ ra sợ hãi, cư xử khác lạ. Người bệnh cũng gặp phải nhiều khó khăn trong sinh hoạt. Bên cạnh đó, cuộc sống không hạnh phúc, những biến cố đột ngột đều là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
Tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách có rất nhiều điểm khác nhau về bản chất, triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Trong đó, điểm khác biệt lớn nhất chính là người bệnh rối loạn đa nhân cách sẽ xuất hiện nhiều nhân cách và thường không thể nhớ ký ức của nhân cách khác. Các nhân cách này tồn tại trong một cơ thể và có xu hướng tính cách hoàn toàn khác nhau. Còn ở người bị tâm thần phân liệt, nhân cách vẫn chỉ có một và không hề thay đổi. Tuy nhiên, sự rối loạn ở não bộ dẫn đến những ảo giác, ảo thanh không có thật.
Một điểm khác biệt nữa chính là tâm thần phân liệt thường bộc lộ rõ ràng nên có thể phát hiện sớm. Trong khi đó, rối loạn đa nhân cách có thể xuất hiện từ khi còn nhỏ hoặc sau khi bị chấn thương và thường khó phát hiện hơn.
Cuối cùng, tâm thần phân liệt có thể xảy ra do di truyền, thay đổi cấu trúc não do chấn thương,... Trong khi đó, người bị rối loạn đa nhân cách thường do nguyên nhân tâm lý như bị bạo hành, hiếp dâm, ấu dâm, lạm dụng tình dục, gia đình ly tán, sự ra đi đột ngột của người thân yêu,...
Tóm lại, tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách là 2 bệnh lý riêng biệt nhưng đều có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về 2 căn bệnh này. Từ đó có thể phân biệt, nhận biết và có kiến thức xử trí phù hợp khi người thân mắc phải tình trạng này.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.