Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Thần kinh - Tinh thần/
  4. Rối loạn ý thức

Rối loạn ý thức là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bác sĩLa Tấn Phát

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế, từng công tác tại Bệnh viện Nhân dân 115, tham gia nhiều hoạt động y tế quan trọng như phòng chống dịch Covid-19 và quản lý bệnh mạn tính, cũng như chương trình tiêm chủng mở rộng tại Trung tâm Y tế Quận Tân Phú. Hiện bác sĩ đang làm việc tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Rối loạn ý thức (Disorder of consciousness) hay suy giảm ý thức (Impaired consciousness) là một tình trạng mà ý thức bị ảnh hưởng do tổn thương não. Khi ý thức bị giảm sút, khả năng duy trì sự tỉnh táo, nhận thức và định hướng cũng bị suy giảm. Suy giảm ý thức có thể là một trường hợp cấp cứu y tế. 

Nội dung chính

Tìm hiểu chung rối loạn ý thức

Rối loạn ý thức là gì?

Các đặc điểm chính của ý thức là sự tỉnh táo, định hướng về không gian và thời gian. Thông thường, nếu tỉnh táo, bạn có thể phản ứng phù hợp với mọi người và mọi việc xung quanh. Định hướng được không gian và thời gian nghĩa là bạn biết mình là ai, đang ở đâu, sống ở đâu và biết thời gian hiện tại là lúc nào. Khi ý thức giảm sút, khả năng duy trì sự tỉnh táo, nhận thức và định hướng của bạn cũng bị suy giảm.

Rối loạn ý thức (Disorder of consciousness) hay suy giảm ý thức (Impaired consciousness) là tình trạng ý thức bị ảnh hưởng do tổn thương não. Các rối loạn chính của ý thức bao gồm:

  • Hôn mê (coma);
  • Trạng thái thực vật (vegetative state);
  • Trạng thái ý thức tối thiểu (minimally conscious state).
  • Hội chứng khóa trong (locked-in syndrome).

Triệu chứng rối loạn ý thức

Những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn ý thức

Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn ý thức sẽ tùy thuộc vào loại rối loạn ý thức.

Hôn mê

Hôn mê là tình trạng khi một người không có dấu hiệu tỉnh táo và không có nhận thức. Một người hôn mê nằm nhắm mắt và không phản ứng với môi trường, giọng nói hoặc nỗi đau. Tình trạng hôn mê thường kéo dài 2 đến 4 tuần, trong thời gian đó một người có thể tỉnh lại hoặc chuyển sang trạng thái thực vật hoặc trạng thái ý thức tối thiểu.

Trạng thái thực vật

Trạng thái thực vật là tình trạng một người tỉnh táo nhưng không có dấu hiệu nhận thức. Một người ở trạng thái thực vật có thể có biểu hiện như:

  • Mở mắt tự nhiên;
  • Thức và ngủ đều đặn;
  • Có phản xạ cơ bản (chẳng hạn như chớp mắt khi giật mình bởi tiếng động lớn, hoặc rút tay khi bị bóp mạnh).

Tuy nhiên, một người ở trạng thái thực vật không thể hiện bất cứ một phản ứng có ý nghĩa nào, chẳng hạn như nhìn theo hoặc phản ứng với giọng nói, và họ cũng không có dấu hiệu trải nghiệm cảm xúc.

Trạng thái ý thức tối thiểu

Một người có thể rơi vào trạng thái ý thức tối thiểu sau khi hôn mê hoặc trạng thái thực vật. Họ có thể có những khoảng thời gian giao tiếp và phản hồi các mệnh lệnh, chẳng hạn như di chuyển ngón tay khi yêu cầu.

Trong một số trường hợp, trạng thái ý thức tối thiểu là một giai đoạn trên con đường hồi phục, nhưng ở một số trường hợp, trạng thái này là vĩnh viễn.

Hội chứng khóa trong

Hội chứng khóa trong là tình trạng người bệnh tỉnh táo và nhận thức được môi trường xung quanh nhưng không thể cử động hoặc nói chuyện do liệt toàn bộ cơ thể ngoại trừ cử động mắt. Người bệnh có thể giao tiếp bằng cách chớp mắt hoặc cử động mắt.

Rối loạn ý thức là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 4
Hôn mê là một tình trạng rối loạn ý thức, khi người bệnh không tỉnh táo và không có nhận thức

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong các trường hợp chấn thương (chấn thương sọ não, tai nạn, bạo lực) hoặc tổn thương não không do chấn thương (đột quỵ, nhồi máu cơ tim…), bạn nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Các triệu chứng có thể liên quan, gợi ý rối loạn ý thức gồm:

  • Co giật;
  • Rối loạn tiêu tiểu;
  • Mất thăng bằng;
  • Đi lại khó khăn;
  • Choáng hoặc xỉu;
  • Nhịp tim không đều;
  • Mạch nhanh;
  • Huyết áp thấp;
  • Vã mồ hôi;
  • Sốt;
  • Yếu ở mặt, cánh tay hoặc chân.
  • Thay đổi hành vi đột ngột, lú lẫn hoặc mất trí nhớ tạm thời.

Hoặc đối với người bệnh Parkinson, Alzheimer, hãy nói chuyện ngay với bác sĩ nếu bạn nghi ngờ rằng mình có thể bị suy giảm ý thức, để có thể được điều trị càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân rối loạn ý thức

Nguyên nhân dẫn đến rối loạn ý thức

Rối loạn ý thức xảy ra nếu các phần não chịu trách nhiệm về ý thức bị tổn thương. Các nguyên nhân chính bao gồm:

Chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não xảy ra khi một vật hoặc ngoại lực nào đó gây chấn thương vùng đầu nặng. Điều này thường gây ra bởi:

  • Ngã;
  • Tai nạn giao thông;
  • Bạo lực.
  • Chấn thương thể thao.

Tổn thương não không chấn thương

Tổn thương não không do chấn thương thường do các tình trạng bệnh lý gây ra khiến não bị thiếu oxy hoặc bị tổn thương trực tiếp mô não. Cụ thể có thể bao gồm các nguyên nhân:

  • Nhồi máu não;
  • Nhồi máu cơ tim;
  • Nhiễm trùng não (bao gồm viêm màng não, viêm não);
  • Quá liều thuốc;
  • Độc chất;
  • Các loại nghẹt thở (hít phải khói, đuối nước);
  • Vỡ mạch máu não (xuất huyết não).
  • Hạ đường huyết nặng.
Rối loạn ý thức là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 5
Bệnh Alzheimer có thể dẫn đến rối loạn ý thức theo thời gian

Tổn thương não tiến triển

Trong một số trường hợp, tổn thương não có thể xảy ra dần dần theo thời gian. Ví dụ về các tình trạng gây tổn thương não tiến triển bao gồm:

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh rối loạn ý thức

Rối loạn ý thức do những nguyên nhân nào gây ra?

Rối loạn ý thức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Bệnh lý ở não: Như đột quỵ, chấn thương sọ não, u não, viêm não.
  • Ngộ độc: Do dùng thuốc quá liều, sử dụng chất kích thích, hoặc tiếp xúc với các chất độc hại.
  • Rối loạn tâm thần: Như tâm thần phân liệt.
  • Rối loạn chuyển hóa: Như tiểu đường không kiểm soát.
  • Thiếu oxy não: Do ngừng thở hoặc các vấn đề về hô hấp.
  • Căng thẳng hoặc chấn thương tâm lý: Có thể gây ra trạng thái rối loạn ý thức tạm thời.

Cách nhận biết một người bị rối loạn ý thức là gì?

Tình trạng rối loạn ý thức kéo dài bao lâu?

Rối loạn ý thức có phải là một tình trạng cấp cứu không?

Sử dụng thuốc an thần kéo dài có gây rối loạn ý thức không?

Hỏi đáp (0 bình luận)