Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

Áp xe nướu răng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Ngày 16/01/2024
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Áp xe nướu răng xuất phát từ sâu răng hoặc viêm tủy, thường gây đau nhức dữ dội. Bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng, hãy cùng Long Châu tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé.

Áp xe nướu răng không chỉ là một vấn đề nha khoa thông thường mà còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng. Hãy cùng tìm hiểu cách giữ gìn sức khỏe răng miệng để tránh áp xe nướu răng và bảo vệ nụ cười của chúng ta nhé.

Áp xe nướu răng là gì?

Áp xe nướu răng là một dạng nhiễm trùng xuất phát từ biến chứng của sâu răng hoặc nứt răng do tác động mạnh từ bên ngoài. Những tình trạng này dẫn đến sự xâm nhập của vi khuẩn sâu vào tủy răng, gây ra nhiều biến chứng, trong đó nổi bật nhất là chết tủy.

Áp xe nướu răng: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, cách phòng ngừa và chữa trị 1
Áp xe nướu răng xuất phát từ biến chứng của sâu răng hoặc nứt răng

Áp xe xảy ra khi có sự tích tụ mủ tại vị trí bị viêm dưới mép nướu, tạo thành túi mủ. Nếu túi áp xe nướu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến nguy cơ vỡ túi mủ, gây ra nhiễm trùng nặng nề, hủy hoại cấu trúc xương hàm, răng và các mô mềm trong miệng.

Nguyên nhân gây ra áp xe nướu răng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng áp xe nướu răng, bao gồm:

  • Chăm sóc răng miệng không đúng cách và vệ sinh không đều đặn: Nếu không chăm sóc răng miệng kỹ càng, đúng khoa học, không giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, việc làm này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra tình trạng áp xe nướu.
  • Bị các bệnh lý nha khoa khác như sâu, vỡ răng, viêm tủy răng,... Các vấn đề về răng không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến áp xe nướu.
  • Tác động từ yếu tố bên ngoài: Răng bị nứt, vỡ do tác động từ môi trường xung quanh có thể làm cơ sở cho sự phát triển của áp xe nướu.
  • Tình trạng sức khỏe tổng thể: Nếu bạn đang mắc các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, khiến cơ thể kém miễn dịch, có thể tăng nguy cơ mắc áp xe nướu.
  • Thói quen ăn uống chứa nhiều đường: Lượng đường lớn trong chế độ ăn có thể gây sâu răng và ảnh hưởng đến tình trạng của răng và nướu.

Triệu chứng của bệnh áp xe răng là gì?

Áp xe nướu răng không phải là một bệnh hiếm gặp, nếu bạn đang gặp một trong những triệu chứng dưới đây, hãy đến thăm khám nha sĩ để được kiểm tra xem mình có bị áp xe răng không nhé.

  • Đau răng kéo dài, nhức dữ dội ở khu vực nướu gần chân răng.
  • Khi thay đổi nhiệt độ, ăn nóng hoặc lạnh, răng dễ bị nhạy cảm hơn.
  • Cảm giác đau khi nhai hoặc cắn.
  • Có thể xuất hiện các triệu chứng như phát sốt, có cảm giác lạnh, đổ mồ hôi.
  • Sưng ở mặt hoặc má, cũng như sưng nướu có mủ.
  • Sưng hạch bạch huyết ở khu vực hàm.
  • Chất lỏng có mùi khó chịu chảy ra từ miệng, có thể là do ổ áp xe đã vỡ.
Áp xe nướu răng: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, cách phòng ngừa và chữa trị 2
Hạch bạch huyết tăng lên ở khu vực hàm là triệu chứng điển hình

Biến chứng của áp xe răng

Khi phát hiện các dấu hiệu của áp xe răng, điều quan trọng là tìm đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.

Nếu không chủ động điều trị áp xe răng kịp thời, có thể phát sinh các túi mủ xung quanh cơ răng, gây tổn thương tủy răng và xuất hiện nhiều biến chứng như viêm tủy, viêm xương, mất răng, viêm hạch và giảm mật độ xương hàm. Những biến chứng này cũng có thể lan rộng đến khu vực tai hoặc cổ.

Áp xe răng có thể tự khỏi không?

Áp xe răng được coi là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện và hoạt động hàng ngày của người mắc bệnh. Nó sẽ không tự nhiên mà khỏi và cần có sự tư vấn tận tình và điều trị kịp thời từ các bác sĩ.

Lưu ý rằng quá trình điều trị áp xe nướu răng đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao từ phía bác sĩ và vì vậy, mọi người cần lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm, cũng như trang thiết bị hiện đại để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra hiệu quả và an toàn.

Áp xe nướu răng: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, cách phòng ngừa và chữa trị
Áp xe răng không tự nhiên mà khỏi và cần điều trị kịp lời

Cách phòng ngừa áp xe răng mà bạn cần biết

Để ngăn chặn tình trạng áp xe nướu răng, bạn cần duy trì một chế độ chăm sóc răng miệng khoa học và sạch sẽ. Dưới đây, Long Châu sẽ liệt kê cho bản những điều cần thực hiện:

  • Đánh răng hai lần mỗi ngày, sau khi ăn ít nhất 30 phút. Sử dụng nước súc miệng, nước muối sinh lý và chỉ nha khoa để giữ cho khoang miệng luôn sạch sẽ.
  • Thực hiện kiểm tra răng hai lần mỗi năm để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe răng.
  • Trám phòng ngừa đối với những trường hợp răng hàm có rãnh phức tạp, giúp ngăn chặn sự bám dính thức ăn và nguy cơ sâu răng, viêm nha chu.
  • Tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, bao gồm việc bổ sung muối khoáng và vitamin.
  • Hạn chế tiêu thụ đồ ngọt, đồ chua và đồ uống có thể gây hại cho sức khỏe răng miệng, như chất kích thích.

Thường xuyên theo dõi sức khoẻ nướu, răng miệng để kịp thời phát hiện các bệnh liên quan như áp xe nướu răng, từ đó chúng ta có thể tránh được những biến chứng nghiêm trọng cũng như duy trì sức khỏe nướu, răng miệng một cách hiệu quả bạn nhé.

Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm