Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Nội tiết - chuyển hóa/
  4. Suy giáp

Suy giáp: Bệnh rối loạn hormone phổ biến và các phương pháp điều trị

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Bệnh suy giáp (hay còn gọi là giảm năng tuyến giáp, nhược giáp) là một dạng rối loạn chức năng tuyến giáp (một tuyến nội tiết ở cổ). Tuyến giáp kiểm soát cách các tế bào của cơ thể bạn sử dụng năng lượng từ thức ăn, một quá trình được gọi là quá trình trao đổi chất. Nếu bạn không có đủ hormone tuyến giáp, các quá trình trong cơ thể của bạn sẽ chậm lại, cơ thể bạn tạo ra ít năng lượng hơn và sự trao đổi chất của bạn trở nên trì trệ.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung suy giáp

Suy giáp là gì?

Suy giáp còn được gọi là bệnh tuyến giáp kém hoạt động, không sản xuất đủ hormone tuyến giáp. Tuyến giáp hoạt động yếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây rối loạn chức năng sinh lý, hoạt động của nhiều cơ quan trên cơ thể. Suy giáp có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn.

Có khả năng ngăn ngừa và điều trị suy giáp, một số trường hợp có thể gây biến chứng không phục hồi, cần phẫu thuật phức tạp, nguy hiểm. Suy giáp cần được phát hiện càng sớm càng tốt do bệnh diễn biến âm thầm và ngày càng nặng hơn. Việc chậm trễ phát hiện có thể làm giảm khả năng điều trị. Chứng suy giáp có thể bao gồm:

  • Suy giáp nguyên phát: Gây ra do bệnh lý tại tuyến giáp.
  • Suy giáp thứ phát: Gây ra bởi bệnh lý vùng dưới đồi hoặc tuyến yên.

Triệu chứng suy giáp

Những dấu hiệu và triệu chứng của suy giáp

Các dấu hiệu và triệu chứng của suy giáp khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự thiếu hụt hormone. Các dấu hiệu và triệu chứng suy giáp có thể bao gồm:

Biểu hiện chuyển hoá: Không chịu được lạnh, tăng cân nhẹ, hạ thân nhiệt.

Biểu hiện thần kinh: Hay quên, dị cảm đầu ngón tay và ngón chân, làm chậm pha phục hồi của phản xạ gân sâu.

Các biểu hiện tâm thần: Thay đổi về nhân cách, mờ các nếp nhăn trên khuôn mặt, chứng mất trí hoặc loạn thần (chứng điên phù niêm).

Biểu hiện da: Mặt phù; phù niêm; lông thưa, thô và khô; tóc khô, thưa, dễ gãy; da dày, khô, bong vảy, caroten huyết, đặc biệt đáng chú ý trên lòng bàn tay và lòng bàn chân, lưỡi to do lắng đọng chất nền có protein trong lưỡi.

Các biểu hiện mắt: Sưng phù quanh mắt, mí mắt giảm vận động do giảm kích thích giao cảm.

Biểu hiện đường tiêu hóa: Táo bón.

Biểu hiện phụ khoa: Rong kinh hoặc vô kinh thứ phát.

Các biểu hiện tim mạch: Nhịp tim chậm (giảm cả hormone tuyến giáp và kích thích giao cảm gây ra nhịp tim chậm), khám thấy tim to.

Các biểu hiện khác: Tràn dịch màng phổi hoặc ổ bụng, giọng khàn và nói chậm.

Suy giáp: Bệnh rối loạn hormone phổ biến cần được hiểu đúng và phương pháp điều trị hiệu quả 3
Táo bón có thể là triệu chứng của suy giáp

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Đi khám bác sĩ nếu bạn cảm thấy mệt mỏi không có lý do hoặc có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác của bệnh suy giáp, chẳng hạn như da khô, mặt nhợt nhạt, sưng húp, táo bón hoặc khàn giọng. Nếu bạn đang điều trị hormone điều trị suy giáp, hãy lên lịch tái khám thường xuyên theo khuyến nghị của bác sĩ.

Nguyên nhân suy giáp

Nguyên nhân dẫn đến suy giáp

Suy giáp là kết quả khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone. Suy giáp có thể do một số nguyên nhân sau đây bao gồm:

Bệnh tự miễn: Nguyên nhân phổ biến nhất của suy giáp là một rối loạn tự miễn dịch được gọi là viêm tuyến giáp Hashimoto. Rối loạn tự miễn dịch xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra các kháng thể tấn công các mô của chính bạn.

Đáp ứng quá mức với điều trị cường giáp: Những người sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp) thường được điều trị bằng iốt phóng xạ hoặc thuốc kháng giáp. Đôi khi, điều chỉnh cường giáp có thể làm giảm sản xuất hormone tuyến giáp quá nhiều, dẫn đến suy giáp vĩnh viễn.

Phẫu thuật tuyến giáp: Loại bỏ tất cả hoặc một phần lớn tuyến giáp của bạn có thể làm giảm hoặc ngừng sản xuất hormone.

Xạ trị: Bức xạ được sử dụng để điều trị ung thư đầu và cổ có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp của bạn và có thể dẫn đến suy giáp.

Thuốc men: Một số loại thuốc có thể góp phần vào chứng suy giáp. Một loại thuốc như vậy là lithium, được sử dụng để điều trị một số rối loạn tâm thần.

Bệnh bẩm sinh: Một số trẻ sinh ra với một tuyến giáp bị khiếm khuyết hoặc không có tuyến giáp. Trong hầu hết các trường hợp, tuyến giáp không phát triển bình thường vì những lý do không rõ, nhưng một số trẻ có dạng rối loạn di truyền.

Rối loạn tuyến yên: Một nguyên nhân tương đối hiếm của suy giáp là do tuyến yên không sản xuất đủ hormone kích thích tuyến giáp (TSH) - thường là do một khối u lành tính của tuyến yên.

Thai kỳ: Một số phụ nữ phát triển chứng suy giáp trong hoặc sau khi mang thai (suy giáp sau sinh), thường là do họ tự sản xuất kháng thể cho tuyến giáp của mình.

Thiết cân bằng chất iot: Quá ít i-ốt có thể dẫn đến suy giáp và quá nhiều i-ốt có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy giáp ở những người đã mắc bệnh này.

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo
  1. Msdmanuals.com: https://www.msdmanuals.com/vi-vn/
  2. Webmd.com: https://www.webmd.com/women/hypothyroidism-underactive-thyroid-symptoms-causes-treatments
  3. Mayoclinic.org: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hypothyroidism/symptoms-causes/syc-20350284

Câu hỏi thường gặp về bệnh suy giáp

Suy giáp có nguy hiểm không?

Có, suy giáp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng và đe dọa tính mạng. Các tình trạng nguy hiểm có thể bao gồm:

  • Vấn đề về sức khỏe tâm thần.
  • Khó thở.
  • Thay đổi nhiệt độ cơ thể.
  • Các bệnh lý về tim.
  • Bướu cổ.
  • Hôn mê phù niêm.

Nếu bạn nghi ngờ mình có triệu chứng suy giáp, nên thăm khám bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn điều trị kịp thời.

Xem thêm thông tin: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-suy-giap-co-nguy-hiem-khong-cach-phong-ngua-benh-hieu-qua-ban-nen-biet.html

Bệnh suy giáp có chữa khỏi được không?

Vì sao suy giáp gây táo bón?

Tại sao nữ giới lại có nguy cơ mắc suy giáp cao hơn so với nam giới?

Yếu tố di truyền ảnh hưởng thế nào đến nguy cơ mắc bệnh suy giáp?

Hỏi đáp (0 bình luận)