Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Nội tiết - chuyển hóa/
  4. Tăng natri máu

Tăng natri máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tăng natri máu

Bác sĩ Chuyên khoa 1Trương Đình Ti Thi

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược Huế, hoàn thành Chuyên khoa 1 Bác sĩ Y Học Gia Đình tại Đại học Y Dược Huế năm 2023. Có 4 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tiêm chủng, hiện đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với vai trò bác sĩ.

Xem thêm thông tin

Tăng natri máu là vấn đề liên quan đến đến nồng độ natri trong máu quá cao. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm lượng nước nhập vào không đủ hoặc mất nước. Natri đóng vai trò thiết yếu trong hỗ trợ các chức năng của cơ thể như hoạt động của cơ bắp, thần kinh và cân bằng nội môi. Tăng natri máu thường nhẹ và không cần điều trị. Nhưng những trường hợp từ trung bình đến nặng đôi khi có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung tăng natri máu

Tăng natri máu là gì?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán tăng natri máu khi kết quả xét nghiệm máu của bạn có nồng độ natri cao hơn 145 mEq/l. Hai nguyên nhân phổ biến gây tăng natri máu là không uống đủ nước và mất nước quá nhiều. Trong một số ít trường hợp, tiêu thụ quá nhiều natri có thể gây tăng natri máu.

Ngược lại với tăng natri máu là hạ natri máu. Điều này có nghĩa là mức natri huyết thanh dưới 135mEq/l. Hạ natri máu đề cập đến mức natri quá thấp.

Triệu chứng tăng natri máu

Những dấu hiệu và triệu chứng của tăng natri máu

Những người bị tăng natri máu nhẹ có thể không có bất kỳ triệu chứng nào, đặc biệt nếu nồng độ natri tăng từ từ.

Ở trẻ sơ sinh, tăng natri máu có thể gây ra các triệu chứng như sau:

  • Tăng nhịp thở;
  • Yếu cơ;
  • Ngủ lịm;
  • Mất ngủ;
  • Quấy khóc;
  • Hôn mê.

Ở người trưởng thành bị tăng natri máu có thể có một số loại triệu chứng khác nhau, như:

  • Khát nước tăng dần;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Bồn chồn;
  • Yếu cơ.

Các triệu chứng của tăng natri máu sẽ nghiêm trọng hơn nếu mức natri tăng quá cao. Các triệu chứng cũng có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu người bệnh bị tăng natri máu đột ngột thay vì diễn tiến dần dần.

Nhìn chung, những người nhập viện vì tăng natri máu có nguy cơ xuất hiện biến chứng và tử vong cao hơn so với những người không bị tăng natri máu.

Một biến chứng có thể xảy ra của tăng natri máu là xuất huyết nội sọ (chảy máu bên trong não). Điều này có thể xảy ra khi tình trạng tăng natri máu khiến các tế bào não co lại, làm tăng nguy cơ vỡ mạch máu bên trong não. Đây là biến chứng tiềm ẩn nghiêm trọng nhất của tăng natri máu.

Tăng natri máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tăng natri máu 4.png
Tăng natri máu có thể gây ra triệu chứng buồn nôn hoặc nôn

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hoặc cơ thể có những thay đổi khác không rõ nguyên nhân, bạn nên đến gặp bác sĩ vì đây có thể là triệu chứng của tăng natri máu hoặc các tình trạng bệnh lý khác.

Thông thường, người bệnh sẽ không nhận ra rằng họ mắc bệnh này cho đến khi bác sĩ khám hoặc xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.

Nguyên nhân tăng natri máu

Nguyên nhân dẫn đến tăng natri máu

Tăng natri máu thường do mất nước trong cơ thể. Điều này có thể xảy ra do lượng nước nhập vào giảm hoặc lượng nước mất đi tăng lên. Hiếm gặp hơn, tăng natri máu có thể xảy ra khi người bệnh dùng quá nhiều natri (trường hợp những người bệnh nhập viện được truyền dịch có chứa quá nhiều natri).

Lượng nước nhập không đủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đơn giản là nước có thể không có sẵn. Hoặc vì nhiều lý do khác nhau, một người có thể không uống nhiều như mức cơ thể cần. Điều này có thể xảy ra, ví dụ:

  • Bệnh sa sút trí tuệ (Dementia);
  • Trầm cảm nặng hoặc rối loạn tâm thần khác;
  • Thuốc an thần;
  • Rối loạn não ảnh hưởng đến cảm giác khát và sản xuất ADH (ví dụ bệnh Parkinson, u não).

Cơ thể mất nước nhiều hơn cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, vì lượng nước thừa sẽ thoát ra ngoài qua đường tiêu hóa, nước tiểu hoặc qua các con đường khác. Chúng có thể bao gồm:

  • Tiêu chảy;
  • Nôn;
  • Sốt;
  • Đổ mồ hôi quá nhiều;
  • Bỏng nặng;
  • Thở rất nhanh;
  • Thuốc lợi tiểu;
  • Các loại bệnh thận di truyền và mắc phải;
  • Đường huyết tăng cao (ví dụ như bệnh đái tháo đường tuýp 2 không được điều trị);
  • Cường aldosteron;
  • Bệnh đái tháo nhạt.

Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây tăng natri máu như lithium, phenytoin và amphotericin.

Tăng natri máu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tăng natri máu 5.png
Bệnh sa sút trí tuệ có thể là nguyên nhân gây ra tăng natri máu
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh tăng natri máu

Tại sao natri quan trọng?

Natri giúp điều chỉnh lượng máu, huyết áp, độ pH của cơ thể và điện thế màng tế bào. Điều này có nghĩa là natri không chỉ giúp cân bằng lượng nước ở bên trong hoặc bên ngoài tế bào mà còn rất quan trọng đối với hoạt động của cơ và thần kinh. Thận giúp điều chỉnh lượng natri trong cơ thể, phần lớn được loại bỏ qua nước tiểu và một lượng nhỏ thoát ra ngoài qua mồ hôi.

Nguyên nhân chính của tăng natri máu là gì?

Điều gì xảy ra khi tăng natri máu?

Các triệu chứng của tăng natri máu là gì?

Biến chứng của tăng natri máu là gì?

Hỏi đáp (0 bình luận)