Tốt nghiệp Đại học Y Dược Thái Nguyên, bác sĩ đã có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh Chuyên khoa Nội và Nhi. Với kiến thức chuyên môn vững chắc, bác sĩ luôn tận tâm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân. Đặc biệt, bác sĩ đã hoàn thành khóa học về An toàn và Quản lý Chất lượng tại Đại học Y Hà Nội, đảm bảo việc khám chữa bệnh diễn ra an toàn, hiệu quả.
Các khối u cột sống (Spinal cord tumor) chiếm khoảng 15% tổng số khối u của hệ thần kinh trung ương. Chúng thường lành tính và gây ra các triệu chứng chủ yếu do chèn ép tủy sống và dây thần kinh. Các khối u cột sống có thể được phân thành ba nhóm dựa trên vị trí của chúng. Bài viết này đề cập đến khối u phát triển ở trong tủy sống (Intramedullary spinal cord tumor).
Nội dung chính
Tìm hiểu chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Nguy cơ
Phương pháp chẩn đoán & điều trị
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa
Nội dung chính
Tìm hiểu chung
Triệu chứng
Nguyên nhân
Nguy cơ
Phương pháp chẩn đoán & điều trị
Chế độ sinh hoạt & phòng ngừa
Tìm hiểu chung u tủy sống
U cột sống (Spinal cord tumor) là những khối mô phát triển bất thường bên trong hoặc xung quanh tủy sống và/hoặc cột sống của bạn. Các khối u này có thể là lành tính (không ung thư) hay ác tính (ung thư).
Các khối u cột sống chiếm khoảng 15% tổng số các khối u của hệ thần kinh trung ương. Chúng thường lành tính và gây ra các triệu chứng chủ yếu là do chèn ép tủy sống và thần kinh. U cột sống có thể được phân thành ba nhóm, dựa vào vị trí của chúng:
Khối u ngoài màng cứng (Extradural): Những khối u này phát triển ngoài màng cứng, một lớp vỏ mỏng bao quanh tủy sống. Đây là u cột sống phổ biến nhất (chiếm khoảng 55% u cột sống), và thường là do ung thư di căn.
Khối u ngoài tủy và trong màng cứng (Intradural-extramedullary): Các khối u này nằm bên trong lớp màng cứng và nằm ngoài tủy sống. Khối u ngoài tủy và trong màng cứng phổ biến là u phát triển từ màng nhện của tủy sống (u màng não) hoặc từ các rễ thần kinh. Đây là u cột sống phổ biến thứ 2, chiếm khoảng 40%.
Khối u trong tủy sống (Intramedullary): Đây là các khối u phát triển bên trong tủy sống, thường xuất phát từ các tế bào thần kinh đệm hoặc tế bào nội ống tủy (ependymal cells), dẫn đến sự xâm lấn phá hủy chất xám và chất trắng. Các khối u tủy sống khá hiếm gặp, chiếm khoảng 5% u cột sống. U màng nội tủy và u tế bào hình sao là những khối u tủy sống thường gặp nhất, tiếp theo là u nguyên bào mạch máu, một số loại khác là u mỡ, u tế bào mầm, u lympho và di căn. Nhìn chung, u tủy sống thường lành tính, nhưng có thể khó để loại bỏ chúng.
Bài viết này đề cập đến u tủy sống (Intramedullary spinal cord tumors), là các khối u xuất phát từ tủy sống, chứ không phải từ các cấu trúc lân cận như màng tủy hay rễ thần kinh.
Triệu chứng u tủy sống
Những dấu hiệu và triệu chứng của u tủy sống
Các triệu chứng lâm sàng của u tủy sống rất khác nhau. Các triệu chứng thường không đặc hiệu và có thể xuất hiện trong bất kỳ bệnh lý tủy nào.
Do tính chất phát triển chậm của nhiều khối u tủy sống nên triệu chứng xuất hiện trước chẩn đoán trung bình là khoảng 2 năm. Người bệnh có khối u tủy sống ác tính hoặc di căn sẽ xuất hiện trong khoảng vài tuần đến vài tháng sau khi triệu chứng phát triển.
Đau và yếu là triệu chứng phổ biến nhất của khối u tủy sống.
Đau thường là triệu chứng sớm nhất, điển hình là cơn đau xảy ra vào ban đêm khi nằm ngửa. Cơn đau có thể cục bộ, đau ở cổ hoặc lưng, và có thể được mô tả là nóng rát ở hai bên.
Vì u tủy sống có thể tác động lên dây thần kinh vận động hoặc cảm giác, nên có thể thấy các thay đổi về cảm giác như dị cảm, sau đó là rối loạn vận động.
Yếu tiến triển có thể xảy ra ở cánh tay (u ở tủy cổ) hoặc chân (u ở tủy cổ, ngực hoặc chóp tủy). Ngoài tình trạng yếu vận động, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như:
Vụng về;
Mất điều hòa;
Teo cơ;
Co cơ;
Giật bó cơ;
Giảm phản xạ gân cơ;
Mất chức năng ruột và bàng quang, biểu hiện như bí tiểu, tiểu không tự chủ hoặc các rối loạn chức năng tình dục có thể xảy ra.
U tủy sống có thể dẫn đến các triệu chứng về rối loạn tiêu tiểu
Ở trẻ em, rối loạn dáng đi thường xuyên được quan sát thấy. Việc chẩn đoán ở trẻ em tương đối khó khăn vì u tủy sống ở trẻ có thể không có triệu chứng trong một thời gian dài. Trẻ em có thể than phiền triệu chứng không đặc hiệu và dễ nhầm lẫn.
Nếu bạn gặp các triệu chứng như đã mô tả ở trên, bao gồm đau ở cột sống, đặc biệt là đau về đêm hay đau liên tục không giảm. Hoặc khi gặp các triệu chứng như yếu liệt khu trú, vụng về, rối loạn tiêu tiểu… Hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân u tủy sống
Nguyên nhân dẫn đến u tủy sống
Nguyên nhân của u tủy sống vẫn còn chưa được biết rõ, các trường hợp u tủy sống chủ yếu xảy ra lẻ tẻ, một số có thể liên quan đến các hội chứng lâm sàng như bệnh u xơ thần kinh 1, 2 (NF-1, NF-2) và bệnh Von Hippel-Lindau (VHL).
NF-1 là do đột biến trên nhiễm sắc thể 17, mã hóa gen ức chế khối u. Khoảng 19% người bệnh mắc NF-1 phát triển u tủy sống, u tế bào hình sao là thường gặp nhất.
NF-2 là do đột biến trên nhiễm sắc thể 22 và có thể gặp ở khoảng 2% người bệnh mắc u tủy sống. Chúng thường liên quan đến u tế bào ống nội tủy (ependymal cells) và đôi khi là u màng não (ngoài tủy).
Trong bệnh Von Hippel-Lindau, là một rối loạn thần kinh di truyền hiếm gặp và đặc trưng bởi các khối u lành hoặc ác tính ở khắp cơ thể. Ở bệnh lý này, u nguyên bào mạch máu là loại u tủy sống thường gặp nhất.
Hội chứng Von Hippel-Lindau là một rối loạn di truyền có thể phát triển u tủy sống
Spinal Cancer and Spinal Tumors: https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/spinal-cancer-and-spinal-tumors
Brain and Spinal Cord Tumors: https://www.ninds.nih.gov/health-information/disorders/brain-and-spinal-cord-tumors
Risk Factors for Brain and Spinal Cord Tumors: https://www.cancer.org/cancer/types/brain-spinal-cord-tumors-adults/causes-risks-prevention/risk-factors.html
Bệnh nhân cần làm gì sau phẫu thuật u tủy sống để phục hồi tốt nhất?
Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần thực hiện vật lý trị liệu để phục hồi khả năng vận động và giảm thiểu biến chứng thần kinh. Chế độ dinh dưỡng hợp lý và tái khám định kỳ là cần thiết để theo dõi tiến trình hồi phục và ngăn ngừa tái phát bệnh.
Khi nào cần phẫu thuật u tủy sống?
Phẫu thuật u tủy sống thường được chỉ định khi khối u chèn ép tủy sống hoặc dây thần kinh, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như đau kéo dài, yếu cơ, mất cảm giác hoặc rối loạn chức năng tiểu tiện và đại tiện. Ngoài ra, phẫu thuật cần thiết khi khối u có nguy cơ phát triển ác tính hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác như xạ trị hay hóa trị. Việc quyết định phẫu thuật phụ thuộc vào vị trí, kích thước và tính chất của khối u.
Tiên lượng và khả năng phục hồi sau điều trị u tủy sống phụ thuộc vào yếu tố nào?
Tiên lượng phụ thuộc vào kích thước, vị trí và tính chất của khối u, cũng như thời điểm phát hiện bệnh. Việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách giúp cải thiện khả năng hồi phục. Sau phẫu thuật, bệnh nhân cần thực hiện vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động và giảm thiểu di chứng thần kinh.
Triệu chứng u tủy sống thường xuất hiện như thế nào?
Triệu chứng u tủy sống bao gồm đau lưng kéo dài, đau tăng về đêm, yếu cơ, tê bì hoặc mất cảm giác ở tay chân, và mất kiểm soát tiểu tiện. Dấu hiệu tiến triển chậm nhưng không cải thiện khi nghỉ ngơi. Tùy vào vị trí khối u, triệu chứng sẽ khác nhau.
U tủy sống là gì và cơ chế gây bệnh diễn ra như thế nào?
U tủy sống là sự hình thành khối u bất thường bên trong hoặc xung quanh tủy sống. Các khối u này có thể là lành tính hoặc ác tính, phát triển từ mô thần kinh hoặc lan từ các khối u khác trong cơ thể. Chúng chèn ép vào tủy sống và dây thần kinh, gây đau, suy giảm chức năng vận động và đôi khi dẫn đến liệt.