Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Ung thư/
  4. Ung thư máu

Ung thư máu: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bác sĩHoàng Thị Lệ

Đã kiểm duyệt nội dung

Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Ung thư máu là một loại ung thư ác tính, xuất hiện khi cơ thể có hiện tượng gia tăng bạch cầu đột biến. Bệnh ung thư máu ác tính thường được chia thành nhiều dạng khác nhau. Việc điều trị bệnh ung thư máu cũng rất tốn kém phức tạp và có tỷ lệ tử vong rất cao.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung ung thư máu

Ung thư máu (bệnh bạch cầu cấp) là bệnh lý xảy ra do các tế bào máu bị ung thư hóa trong quá trình tạo ra tế bào, các tế bào bị ung thư hóa được nhân lên rất nhanh và nếu không được điều trị kịp thời nó sẽ ứ đọng lại trong tủy xương, cản trở quá trình tạo ra các tế bào máu bình thường khác.

Có ba loại ung thư máu: Ung thư hạch (46%), bạch cầu (36%) và u tủy (18%).

Lymphoma:

Lymphoma là một loại ung thư máu có ảnh hưởng rất lớn đến hệ bạch huyết - một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn và một số bệnh tật khác.

Khi có u lympho, nghĩa là các tế bào lympho được sản sinh quá mức một cách vô tổ chức và các tế bào lympho này tồn tại lâu gây nên tình trạng quá tải, gây tổn hại hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Lymphoma có thể phát triển trong nhiều bộ phận của cơ thể: Hạch bạch huyết, tủy xương, lá lách và các cơ quan khác.

Bệnh bạch cầu:

Bạch cầu có chức năng quan trọng trong việc chống nhiễm trùng trong hệ thống miễn dịch. Bệnh bạch cầu thường xảy ra đột ngột, tiến triển nhanh chóng và cần phải được điều trị khẩn cấp.

Khi mắc phải bệnh bạch cầu cấp tính, một số lượng lớn các tế bào máu trắng chưa trưởng thành được cơ thể sản sinh ra, các tế bào này làm tắc nghẽn tủy xương, ngăn chặn tủy xương sản xuất các tế bào máu cần thiết khác để xây dựng nên hệ thống miễn dịch cân bằng và dòng máu khỏe mạnh.

Đồng thời, khi tế bào bạch cầu tăng số lượng đột biến sẽ làm bản thân nó thiếu thức ăn và buộc phải ăn hồng cầu, gây nên hiện tượng thiếu hụt hồng cầu trong cơ thể.

Đa u tủy (thuộc loại ung thư máu dòng tủy):

Đây là một dạng bệnh ung thư máu liên quan đến các tế bào plasma. Tế bào plasma này được tìm thấy trong tủy xương, tạo ra kháng thể giúp chống lại sự nhiễm trùng của cơ thể.

Trong đa u tủy, số lượng lớn các tế bào plasma tập trung bất thường trong tủy xương gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch.

Triệu chứng ung thư máu

Các triệu chứng chính bao gồm:

  • Mệt mỏi và/hoặc thiếu máu (da nhợt nhạt, yếu đuối và khó thở);
  • Nhiễm trùng lặp đi lặp lại (loét miệng, đau họng, sốt, ra mồ hôi, ho, tiểu nhiều có kích ứng, vết cắt và trầy xước bị nhiễm trùng, và nhọt);
  • Tăng bầm tím và chảy máu.

Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm:

  • Đau xương;
  • Lợi sưng và đau;
  • Phát ban da;
  • Đau đầu;
  • Vấn đề về thị lực;
  • Nôn mửa;
  • Hạch bạch huyết to;
  • Lách to có thể gây đau hoặc khó chịu;
  • Đau ngực.

Các dấu hiệu, triệu chứng của từng loại ung thư máu khác nhau sẽ khác nhau:

Lymphoma:

Tế bào Lympho được sản xuất quá mức ngoài tầm kiểm soát, gây sưng hạch bạch huyết. Người bệnh có thể dễ dàng sờ thấy hạch sưng: Khối u ở cổ, bẹn hoặc nách. Những hạch bạch huyết sâu không sờ được nhưng sưng to gây chèn ép lên các cơ quan khác, gây đau bụng, khó thở, đau ngực, đau xương,…

Lá lách cũng trở nên to hơn khiến bệnh nhân cảm thấy no, đầy hơi. Khi uống rượu, các hạch sưng gây cảm giác đau đớn hơn.

Một số triệu chứng khác có thể gặp: Giảm cân nhanh chóng, sốt, mệt mỏi kéo dài, đồ mồ hôi ban đêm, ngứa da,…

Bệnh bạch cầu:

Diễn biến rất nhanh, triệu chứng ban đầu khá giống với bệnh cúm như: Cơ thể mệt mỏi đột ngột, ốm yếu. Nhiều trường hợp diễn biến bệnh lâu hơn, bệnh nhân không có triệu chứng bệnh trong nhiều năm. Hầu hết người mắc bệnh bạch cầu chỉ phát hiện bệnh khi xét nghiệm máu cho kết quả bất thường.

Thiếu máu do thiếu hồng cầu: Cơ thể mệt mỏi yếu ớt, chóng mặt, đau ngực, khó thở, da nhợt nhạt.

Máu khó đông do thiếu tiểu cầu: Trên da có vết chấm đỏ do mạch máu bị vỡ, nướu chảy máu, xuất hiện các vết bầm tím bất thường, dễ bị chảy máu cam, máu chảy nhiều bất thường ở các vết cắt nhỏ, kinh nguyệt nhiều,…

Dấu hiệu hệ miễn dịch suy giảm: Nhiễm trùng thường xuyên, mệt mỏi kéo dài, dễ bị chảy máu và bầm tím, đau xương, ra nhiều mồ hôi, giảm cân nhanh chóng, hạch bạch huyết sưng to,…

Đa u tủy (thuộc loại ung thư máu dòng tủy):

Sự tăng các tế bào Plasma một cách mất kiểm soát gây tác động xấu tới sự sản sinh và phát triển của tế bào khỏe mạnh trong cơ thể, gây tổn thương mô và các cơ quan.

Ung thư máu thể đa u tủy xương cũng có nhiều dạng khác nhau, thường triệu chứng không xuất hiện sớm. Một số triệu chứng thường thấy như:

  • Đau xương: Bệnh nhân thường bị đau lưng, đau xương sườn nghiêm trọng và kéo dài. Tổn thương cột sống làm tăng áp lực lên dây thần kinh, gây đau yếu tay chân, các vấn đề về ruột.
  • Tăng calci trong máu: Táo bón, buồn nôn, đau dạ dày, hay khát nước, tiểu nhiều, đãng trí, cơ thể yếu ớt, tổn thương thận, ngứa da, khó thở, mắt cá chân sưng,…

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu ung thư máu tuyệt đối không thể bỏ qua

Tác động của ung thư máu đối với sức khỏe

Ung thư máu là một căn bệnh nguy hiểm và thường thì bệnh nhân phải tới giai đoạn bệnh nặng với các triệu chứng biểu hiện rõ ràng mới phát hiện ra bệnh. Bệnh ung thư máu thường đi kèm với sự sụt giảm số lượng các tế bào máu (hồng cầu). Nếu không được điều trị sớm thì tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân mắc bệnh này rất cao.

Biến chứng có thể gặp khi mắc ung thư máu

Trong hầu hết các trường hợp, thời gian sống của bệnh nhân ung thư máu phụ thuộc vào tình trạng phát triển bệnh, giai đoạn và những tổn thương thực thể gây ra. Bệnh nhân cần làm các xét nghiệm chẩn đoán để kiểm tra để có thể tiên lượng chính xác.

  • Bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính: Nếu phát hiện sớm và tích cực điều trị, khoảng 20 – 40% bệnh nhân sống thêm ít nhất 5 năm. Người càng lớn tuổi thì tiên lượng bệnh càng kém.
  • Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính: Nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu thường sống trung bình khoảng 8 năm, 5,5 năm nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và thời gian sống trung bình chỉ khoảng 4 năm nếu bệnh tiến triển sang giai đoạn cuối.
  • Bệnh bạch cầu lympho cấp tính: Bệnh tiến triển rất nhanh, nếu điều trị tích cực sớm, bệnh nhân chỉ sống được 4 tháng. Trẻ em là đối tượng thường mắc bệnh bạch cầu lympho cấp tính, điều trị giai đoạn đầu đạt tỷ lệ chữa khỏi hoàn toàn tới 80%.
  • Bệnh bạch cầu lympho mạn tính: Bệnh nhân thường có tiên lượng sống khá tốt, khoảng 10 – 20 năm. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh có tế bào T thì tiên lượng rất xấu.

Nhìn chung, trẻ em 3 – 7 tuổi mắc ung thư máu có cơ hội phục hồi cao, giảm dần ở người trưởng thành và người cao tuổi. Phát hiện và điều trị sớm ung thư máu đem đến cơ hội khỏi bệnh cao, tiên lượng thời gian sống kéo dài cho bệnh nhân.

ung thư máu 4.jpg
Bệnh bạch cầu lympho cấp tính là biến chứng nguy hiểm của ung thư máu

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nhận thấy sự xuất hiện của bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng nào thì tốt nhất nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám, xét nghiệm và được các bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị.

Tuyệt đối không được thờ ơ trước các bất thường của cơ thể, vì có thể khiến bệnh tiến triển đến mức trầm trọng, việc chữa trị vô cùng khó khăn và gặp không ít rủi ro, biến chứng.

Nguyên nhân ung thư máu

Nguyên nhân dẫn đến ung thư máu

Hiện nay, nguyên nhân gây ung thư máu vẫn chưa xác định được chính xác. Tuy nhiên, một số tác nhân có thể gây ra bệnh như:

  • Bệnh nhân ung thư điều trị bằng hóa xạ trị, thuốc.
  • Người tiếp xúc với nguồn phóng xạ: Nạn nhân bom nguyên tử, nổ lò hạt nhân, rò rỉ phóng xạ hoặc bệnh nhân điều trị xạ trị.
  • Người làm việc trong môi trường tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại: Benzene, formaldehyde,…
  • Người mắc hội chứng, bệnh thay đổi gene: Bệnh về máu, hội chứng di truyền, bệnh virus,…

Tìm hiểu thêm: Những nguyên nhân gây ung thư máu mà bạn nên biết

Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư máu

Nguyên nhân nào gây ung thư máu?

Nguyên nhân gây ung thư máu chưa được xác định chính xác, nhưng một số tác nhân có thể liên quan bao gồm: Điều trị ung thư bằng hóa trị và xạ trị, tiếp xúc với nguồn phóng xạ như nạn nhân bom nguyên tử hoặc rò rỉ phóng xạ, làm việc trong môi trường có hóa chất độc hại như benzene và formaldehyde, cũng như mắc các hội chứng di truyền hoặc bệnh về máu khác.

Xem thêm thông tin: Những nguyên nhân gây ung thư máu mà bạn nên biết

Ung thư máu thường phát hiện ở độ tuổi nào?

Ung thư máu có điều trị được không?

Thay tủy có điều trị dứt điểm được ung thư máu không?

Ung thư máu sống được bao lâu?

Hỏi đáp (0 bình luận)