Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Bụng/
  4. Ung thư tá tràng

Ung thư tá tràng là gì? Những vấn đề cần biết về ung thư tá tràng

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Ung thư tá tràng chiếm tỉ lệ nhỏ trong các bệnh lý ác tính đường tiêu hóa và được xem là ung thư biểu mô ruột non. Bệnh thường ảnh hưởng âm thầm đến sức khỏe người mắc. Bệnh có thể phòng ngừa bằng thay đổi lối sống và ăn uống lành mạnh.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung ung thư tá tràng

Ung thư tá tràng là gì?

Tá tràng là một cấu trúc rất quan trọng và cần thiết cho quá trình tiêu hóa khỏe mạnh ở người. Dịch mật và dịch tụy đổ về đường tiêu hóa tại tá tràng, giúp phân hủy thức ăn thành các thành phần mà cơ thể có thể hấp thu được. Ung thư tá tràng ảnh hưởng đến quá trình phân giải các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sống của cơ thể.

Ung thư tá tràng được phân thành năm giai đoạn (0-4) nhằm đánh giá, tiên lượng và góp phần gợi ý lựa chọn các phương pháp điều trị bệnh.

Triệu chứng ung thư tá tràng

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư tá tràng

Các triệu chứng ung thư tá tràng thường xuất hiện ở giai đoạn sau của bệnh khi khối u tá tràng phát triển đủ lớn để ngăn chặn thức ăn đi qua đường tiêu hóa. Lúc này cơ thể không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng thiết yếu. Một số dấu hiệu của ung thư tá tràng:

  • Buồn nôn, nôn;
  • Táo bón xen kẽ tiêu chảy;
  • Sụt cân;
  • Đau bụng hoặc đau vùng thượng vị;
  • Khối u ở bụng;
  • Phân có máu;
  • Vàng da;
  • Thiếu máu.

Các triệu chứng trên cũng thường xuất hiện trong các bệnh lý khác của đường tiêu hóa.

Ung thư tá tràng là gì? Những vấn đề cần biết về Ung thư tá tràng1.jpg
Sụt cân không rõ nguyên nhân là một dấu hiệu gợi ý bệnh lý ung thư

Tác động của ung thư tá tràng với sức khỏe

Ung thư tá tràng ảnh hưởng đến sức khỏe người mắc một cách âm thầm, biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng liên quan tiêu hóa.

Biến chứng có thể gặp ung thư tá tràng

Biến chứng của ung thư tá tràng có thể là thiếu máu, xuất huyết tiêu hóa,... thậm chí tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bất cứ khi nào có các rối loạn ruột như tiêu chảy, táo bón, hoặc các đợt tiêu chảy và táo bón xen kẽ kéo dài đều nên gặp bác sĩ. Trước hết phải loại trừ được các nguyên nhân ung thư đối với những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao.

Nguyên nhân ung thư tá tràng

Nguyên nhân gây ung thư tá tràng

Hiện tại không có sự đồng thuận giữa các chuyên gia y tế về nguyên nhân gây ung thư tá tràng. Những yếu tố nguy cơ này thuộc các loại như lối sống, chế độ ăn uống, di truyền, tuổi tác và các tình trạng sẵn có.

Các yếu tố nguy cơ được công nhận có thể dẫn đến hoặc gây ra ung thư tá tràng:

  • Lối sống: Nghiên cứu hiện tại cho thấy hút thuốc và uống rượu có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tá tràng hoặc bất kỳ bệnh ung thư ruột non nào khác. Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác nhận những phát hiện này.
  • Chế độ ăn uống: Các nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều thịt đỏ, muối hoặc thực phẩm hun khói có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tá tràng.
  • Di truyền: Các bệnh di truyền như xơ nang và polyp tuyến gia đình, ung thư đại tràng,... có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tá tràng.
  • Tuổi tác: Tỷ lệ ung thư tá tràng cao hơn ở người lớn tuổi.
  • Bệnh lý đường tiêu hóa: Bị rối loạn tiêu hóa, chẳng hạn như bệnh Crohn hoặc bệnh celiac hoặc ung thư đại tràng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tá tràng.
Ung thư tá tràng là gì? Những vấn đề cần biết về Ung thư tá tràng2.jpg
Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến bệnh lý đường tiêu hóa nói chung và ung thư tá tràng nói riêng
Chia sẻ:
Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư tá tràng

Bệnh ung thư tá tràng có tiên lượng thế nào?

Tiên lượng ung thư tá tràng phụ thuộc vào giai đoạn chẩn đoán, sự hiện diện và số lượng các yếu tố nguy cơ như tuổi tác, chế độ ăn uống, lối sống, các bệnh có sẵn, di truyền và sự di căn của ung thư tá tràng, khả năng lây lan sang bộ phận khác của cơ thể. Triển vọng của bệnh ung thư tá tràng sẽ được cải thiện nếu ung thư được phát hiện và điều trị sớm hơn là ở giai đoạn muộn hơn, nguy hiểm hơn của bệnh.

Nếu ung thư tá tràng được phát hiện sớm, trước khi nó bắt đầu lan rộng, 86% những người mắc bệnh này sống được ít nhất 5 năm sau khi được chẩn đoán so với những người cùng tuổi không mắc bệnh ung thư. Nhưng tỷ lệ sống sót tương đối sau 5 năm giảm một nửa (xuống còn 42%) nếu ung thư được phát hiện sau khi nó đã lan xa ra khỏi ruột non.

Xạ trị trong điều trị ung thư tá tràng là gì?

Hóa trị trong điều trị ung thư tá tràng là gì?

Liệu pháp sinh học trong điều trị ung thư tá tràng là gì?

Ung thư tá tràng là bệnh lý tại tá tràng, vậy tá tràng nằm ở đâu?

Hỏi đáp (0 bình luận)