Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bảo Quyên
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ung thư sụn là một dạng ung thư xương, thuộc nhóm ung thư mô liên kết, một tình trạng hiếm gặp bắt nguồn từ sự biến đổi của mô sụn trong cơ thể. Các triệu chứng thường gặp có thể bao gồm đau xương, sự hình thành cục u hoặc sưng ở một vùng cơ thể và cảm giác mệt mỏi. Phương pháp điều trị phổ biến nhất thường bắt đầu bằng việc phẫu thuật loại bỏ khối u, sau đó có thể tiếp tục bằng phẫu thuật tái tạo. Theo thống kê, khoảng 79% số người mắc bệnh ung thư sụn vẫn sống sót sau ít nhất năm năm kể từ khi được chẩn đoán.
Ung thư sụn là một loại ung thư xuất phát từ mô sụn trong cơ thể, thuộc vào nhóm ung thư mô liên kết, đây là một tình trạng hiếm gặp. Chúng có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào có sụn trên cơ thể.
Có nhiều loại ung thư sụn khác nhau bao gồm:
Loại ung thư này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào có sụn và dẫn đến tình trạng đau, ví dụ như:
Và tùy vào vị trí khác nhau mà các triệu chứng của ung thư sụn cũng sẽ khác nhau. Nhìn chung, các triệu chứng phổ biến nhất có thể bao gồm:
Cần nhớ rằng ung thư sụn là một loại bệnh hiếm. Nhiều triệu chứng của ung thư sụn có thể tương đồng với các vấn đề ít nghiêm trọng khác. Do đó, một cục u ở chân không nhất thiết phải là dấu hiệu của ung thư xương.
Biến chứng của ung thư sụn là các biến chứng do khối u lớn gây chèn ép tại chỗ. Sau khi điều trị, ung thư sụn cũng có thể tái phát hoặc tiến triển di căn xa. Vị trí di căn thường bị ảnh hưởng nhất của ung thư sụn đó là phổi.
Nếu bạn có xuất hiện khối u ở tay, chân hoặc các vị trí khác trên cơ thể. Đồng thời chúng không biến mất sau hai tuần hay bạn cảm thấy mệt mỏi liên tục, hãy đến gặp bác sĩ để khám bệnh. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng thể của bạn để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng bạn đang gặp phải.
Các nhà nghiên cứu không biết nguyên nhân chính xác nhưng cho rằng tình trạng này có liên quan đến các rối loạn di truyền, bao gồm:
Trong một số trường hợp, các nhà nghiên cứu thấy rằng, các biến đổi di truyền không phải lúc nào cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư sụn.
Ung thư sụn có thể được chia thành 3 cấp độ tùy thuộc vào sự phát triển và lan rộng của khối u.
Trong một số ít trường hợp, khối u sụn thông thường, kích thước nhỏ, phát triển chậm có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, đa số trường hợp ung thư sụn sẽ tái phát, do đó cần được theo dõi sau khi điều trị. Các trường hợp khối u đã phát triển hoặc di căn, thì hầu như không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Hiện vẫn chưa có cách để phòng ngừa tình trạng ung thư sụn. Vì các nguyên nhân dẫn đến ung thư sụn vẫn chưa được hiểu rõ, đồng thời các yếu tố di truyền có thể liên quan thì không phòng ngừa được.
Ung thư xương bắt đầu ở xương và thường ảnh hưởng đến trẻ em. Ung thư sụn bắt đầu ở sụn và thường ảnh hưởng đến người lớn. Việc điều trị ung thư sụn thường chỉ bằng phẫu thuật và điều trị ung thư xương bằng hóa trị và phẫu thuật.
Tỷ lệ sống sót của ung thư sụn thay đổi tùy thuộc vào loại khối u và liệu khối u có lan sang các bộ phận khác của cơ thể hay không. Nhìn chung, 79% số người mắc bệnh ung thư sụn vẫn sống sau năm năm kể từ khi được chẩn đoán.