Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Dấu hiệu nhận biết bệnh u sụn xương ở trẻ em là gì? Cách chẩn đoán và điều trị bệnh ra sao? Để tìm hiểu rõ hơn về khối u xương sụn này, mời bạn đọc cùng tham khảo các nội dung trong bài viết dưới đây!
U sụn xương là những khối u hình thành do sự phát triển quá mức của xương và sụn ở gần các đầu xương. Phần lớn những trường hợp u sụn xương ở trẻ em không cần điều trị, nhưng phải được theo dõi để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc nắm được dấu hiệu nhận biết và cách điều trị cụ thể, tìm hiểu ngay nhé!
U sụn xương ở trẻ em là sự tăng sinh quá mức của xương và sụn. Các khối u này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, đặc biệt thường gặp ở gần các đầu xương như xương cánh tay, xương đùi, xương chày và các xương cẳng tay. Bên cạnh đó, một số vùng xương phẳng như xương bả vai và xương chậu cũng có khả năng bị ảnh hưởng. Đa số các khối u sụn xương đều là khối u lành tính, thường xuất hiện trong quá trình phát triển của hệ xương tức ở độ tuổi từ 10 - 25 tuổi.
Theo thống kê, tỷ lệ bị u sụn xương ở trẻ chiếm khoảng 3% trong dân số, trong số đó có khoảng 35% trường hợp lành tính. Các khối u sụn xương có thể phát triển đơn độc hoặc có thể là nhiều khối u. Tuy nhiên, phần lớn các khối u này là các tổn thương đơn độc không di truyền. Nguyên nhân dẫn đến các khối u này thường có liên quan đến yếu tố gen, nhưng điều này vẫn chưa được khẳng định chính xác.
Hầu hết các trường hợp bị u sụn xương thường không cần phải điều trị. Tuy nhiên, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định người bệnh theo dõi định kỳ để xác định sự biến đổi của khối u và các biến chứng liên quan để có kế hoạch chăm sóc phù hợp.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết tình trạng u sụn xương ở trẻ em phổ biến như:
Thông thường, mỗi cá nhân sẽ có những biểu hiện triệu chứng khác nhau. Thông thường, trẻ sẽ không có đầy đủ những dấu hiệu trên mà còn có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Một số trường hợp nghiêm trọng, các u sụn xương có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển xương bình thường của trẻ.
Vì vậy, khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường, cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và tìm kiếm sự tư vấn, chăm sóc từ các chuyên gia. Từ đó, đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.
Bệnh u sụn xương ở trẻ em có thể dẫn đến một số biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp khi bị u xương sụn:
Ngoài việc thực hiện các cuộc kiểm tra lâm sàng và tìm hiểu về lịch sử bệnh lý của người bệnh, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để xác định chẩn đoán chính xác như:
Phương pháp điều trị bệnh u sụn xương ở trẻ em sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước, số lượng, vị trí khối u và mức độ ảnh hưởng của khối u đối với khả năng vận động của khớp và toàn thân. Các phương pháp điều trị u sụn xương được áp dụng phổ biến bao gồm:
Trong một số trường hợp nếu không xuất hiện các triệu chứng thì trẻ không cần phải can thiệp điều trị, nhưng vẫn cần được theo dõi thường xuyên để phát hiện những bất thường có thể xảy ra và có biện pháp can thiệp sớm.
Việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt sẽ góp phần giúp ngăn ngừa u sụn xương tiến triển. Dưới đây là một số biện pháp giúp tăng cường sức khỏe cho trẻ như:
Nhìn chung, u sụn xương ở trẻ em đa số là những khối u lành tính và không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Hầu hết các trường hợp u xương sụn thường không cần điều trị nhưng sẽ được theo dõi để tránh biến chứng xảy ra. Vì vậy, mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn biện pháp khắc phục khi thấy con có các dấu hiệu bất thường nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.