Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu

U trung thất là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Ngày 07/04/2023
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

U trung thất có thể lành tính hoặc là khối u ác tính. Hiện nay chưa có biện pháp nào để phòng ngừa bệnh u trung thất. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện cơ hội điều trị bằng cách khám sức khỏe tổng quát định kỳ, phát hiện sớm khối u nếu có. Nếu bạn bị khó thở, ho hoặc các triệu chứng khác kéo dài hơn hai tuần, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm, tránh nguy cơ tăng nặng của bệnh.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung

U trung thất là gì?

U trung thất là khối u nằm ở trong lồng ngực, khối u có thể là lành tính hoặc ác tính, thường phát triển âm thầm và ít khi được phát hiện sớm. Ở người lớn các khối u có thể không có triệu chứng hoặc gây ra triệu chứng tắc nghẽn đường thở xảy ra nhiều ở trẻ em.

Ở người lớn, các nguyên nhân phổ biến gây bệnh phụ thuộc vào vị trí khối u:

Trung thất trước:

  • U tuyến ức: Khối trước thường gặp nhất là u tuyến ức. Có nhiều loại u tuyến ức khác nhau. Sử dụng kỹ thuật CT/CT scan có thể đo kích thước khối u, đánh giá giai đoạn bệnh. Các khối u lớn với kích thước không đều, ung thư biểu mô tuyến ức ác tính mạnh hơn và có tiên lượng xấu hơn nhiều.
  • Lymphoma (U lympho): Là bệnh ung thư phát sinh trong các tế bào chống ung thư được gọi là tế bào lympho. Ung thư hạch thường bắt đầu trong các hạch bạch huyết, lá lách hoặc tủy xương. Có 2 loại ung thư hạch: bệnh Hodgkin và ung thư hạch không Hodgkin.
  • Tế bào mầm: Một khối trung thất hiếm gặp là tế bào mầm một khối u, rất hiếm và thường lành tính (60 đến 70%) và được tìm thấy ở cả nam và nữ.
  • Khối trung thất tuyến giáp: Thường là lành tính, ví dụ như bướu cổ.

Trung thất giữa: Khối mạch máu và phì đại hạch lympho.

  • U nang phế quản: U nang phế quản có bản chất bẩm sinh. Chúng là một phần của một loạt các bất thường bẩm sinh của phổi, bao gồm chứng tích tụ phổi, dị dạng u tuyến dạng nang bẩm sinh và thiếu thùy phổi bẩm sinh (khí thũng).
  • Nang màng ngoài tim: Nang màng ngoài tim là một dị tật bẩm sinh lành tính không phổ biến ở trung thất giữa. Chúng chiếm 6% khối lượng trung thất và 33% khối u trung thất.

Trung thất sau: Bất thường thực quản và các khối u thần kinh (Chúng thường lành tính, thường ở bên cạnh xương sống).

Ở trẻ em, khối trung thất phổ biến nhất là u nang và khối u thần kinh.

Cận lâm sàng chẩn đoán bao gồm chụp cắt lớp vi tính (chụp CT - CT với thuốc cản quang tĩnh mạch) cùng với sinh thiết và các xét nghiệm bổ trợ khác nếu cần.

Điều trị u trung thất thay đổi theo nguyên nhân.

Các triệu chứng phổ biến nhất là giảm cân và đau ngực. Ở trẻ em có các triệu chứng tắc nghẽn hô hấp và hiếm xảy ra ở người lớn.

Nhiều khối u không có triệu chứng, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gặp những biến chứng có nguy cơ gây tử vong.

Carcinoid tuyến ức và ung thư biểu mô tuyến ức là những khối u ác tính hiếm gặp với xu hướng xâm lấn tại chỗ và di căn xa.

Mức độ nguy hiểm của khối u trung thất còn là ở sự phức tạp của kỹ thuật loại bỏ khối u, tránh tổn thương các tổ chức lân cận. Đây là một trong những kỹ thuật phẫu thuật lồng ngực cao, chỉ được thực hiện ở bệnh viện lớn, uy tín.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của u trung thất

Khối u trung thất thường tiến triển một cách âm thầm lặng lẽ, vì vậy giai đoạn đầu bệnh nhân gần như không có triệu chứng. Một số triệu chứng phổ biến khi có tổn thương ác tính hay khối u ở trẻ em như:

  • Đau ngực và gầy sút cân.
  • Sốt và gầy sút cân: U lympho.
  • Thở khò khè: Ở trẻ em do khối trung thất gây chèn ép khí phế quản hoặc các triệu chứng điển hình của viêm phế quản như ho, sốt cao hoặc hạ nhiệt độ, nghẹt mũi, buồn nôn, nôn…

Dấu hiệu và triệu chứng phụ thuộc vào vị trí của khối u trung thất:

  • Khó thở khi bệnh nhân nằm ngửa do khối trung thất trước lớn.
  • Hội chứng chèn ép tĩnh mạch chủ trên hoặc tắc nghẽn đường thở do tổn thương ở trung thất giữa gây chèn ép mạch máu hoặc tắc nghẽn đường hô hấp.
  • Khó nuốt hoặc nuốt đau do tổn thương ở trung thất sau có thể xâm lấn vào thực quản.

Biến chứng có thể gặp khi bị u trung thất

Việc điều trị khối u trung thất lành tính hay ác tính là cần thiết. Vì khối u trung thất nếu không điều trị, khi khối u phát triển chúng sẽ chèn ép các cơ quan và mô xung quanh, gây ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan này.

Bên cạnh đó, các khối u trung thất ác tính có thể xâm lấn, di căn sang các cơ quan khác của cơ thể, chẳng hạn như: Khối u xâm lấn vào cột sống gây chèn ép tủy sống hoặc xâm xâm lấn vào tim, các mạch máu của tim người bệnh, có nguy cơ gây tử vong.

Điều trị u trung thất bằng phương pháp phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Đối với phương pháp phẫu thuật, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: Đau, sưng tấy, nhiễm trùng…

  • Đối với phương pháp xạ trị, tác dụng phụ có thể gặp là: Chán ăn, khó nuốt, đau cổ họng, da bị bỏng rát, phồng rộp, viêm loét da…

  • Đối với phương pháp hóa trị, tác dụng phụ có thể là: Nhiễm trùng, mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, rụng tóc, thiếu máu…

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi bạn có các dấu hiệu hoặc có nguy cơ cao của bệnh u trung thất như như: Đau ngực, ho, sốt, khó thở, sút cân... Chẩn đoán và điều trị sớm, giảm tình trạng tăng nặng của bệnh, giúp người bệnh mau chóng phục hồi sức khỏe.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến u trung thất

Nguyên nhân gây u trung thất ở trẻ em:

  • Trung thất trước: Tuyến giáp lạc chỗ, lymphoma, ung thư mô liên kết, u quái.
  • Trung thất giữa: U nang phế quản, u cơ tim, nang bạch huyết, hạch to, lymphoma, u nang màng ngoài tim, bất thường mạch máu.
  • Trung thất sau: Thực quản đôi, thoái vị màng tủy - tủy sống, bất thường về ống thần kinh ruột, khối u thần kinh.

Một số nguyên nhân gây u trung thất ở người lớn:

  • Trung thất trước: Phình mạch, u mạch, bướu giáp (bướu cổ), u mỡ, lymphoma, u cận giáp, nang ngoài tim, u quái, u tuyến ức…
  • Trung thất giữa: Nang phế quản, u phế quản, lymphoma, nang màng ngoài tim phổi…
  • Trung thất sau: Phình mạch, u phế quản, nang ruột, u thực quản, u thần kinh…

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ gặp u trung thất?

U trung thất là một bệnh lý hiếm gặp và thường nằm trong độ tuổi từ 30 đến 50, tuy nhiên u trung thất có khả năng hiện diện ở mọi lứa tuổi. Tùy theo độ tuổi của người bệnh, các khối u trung thất có thể có ở tại nhiều vị trí khác nhau.

Ở trẻ em: Phần lớn là các khối u lành tính, thường mắc bệnh u trung thất sau.

Ở người lớn: Hầu hết là các khối u hạch bạch huyết hoặc u tuyến ức ác tính, thường mắc u trung thất khu vực phía trước.

Người cao tuổi (> 65 tuổi): Tuổi tác là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với sự hình thành những bệnh ung thư nói chung. Phần lớn sau 65 tuổi thường dễ bị ung thư hơn so với khi còn trẻ.

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán u trung thất

X - quang ngực.

Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc CT với thuốc cản quang tĩnh mạch.

MRI: Nếu cấu trúc là nang, xác định khối u có chèn ép hoặc xâm nhập vào các cấu trúc lân cận không.

Xét nghiệm mô bệnh học: Chọc tế bào bằng kim nhỏ hoặc với sinh thiết khối u trung thất. Bất cứ khi nào nghi ngờ ung thư hạch, tuyến ức hay khối u thần kinh thì cần thực hiện sinh thiết kim cắt. Chọc hút kim nhỏ thường là đủ cho tổn thương ung thư. Nên được định lượng hormon tuyến giáp nếu nghi ngờ tuyến giáp lạc chỗ.

Chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết được chỉ định để chấn đoán chính xác loại khối u mà bạn đang mắc phải.

Phương pháp điều trị u trung thất hiệu quả

Điều trị phụ thuộc vào loại khối u, vị trí, tùy vào thể trạng bệnh nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp như: Sinh thiết, phẫu thuật cắt bỏ hoặc dùng hóa trị/xạ trị đối với các trường hợp phát hiện tế bào ung thư trung thất.

  • Một số tổn thương lành tính có thể theo dõi định kỳ, ví dụ như nang màng ngoài tim.
  • Bệnh u hạt, được điều trị bằng thuốc kháng sinh thích hợp.
  • U lympho: Phương pháp hóa trị liệu là phương pháp tốt nhất để điều trị u lympho.
  • Ung thư tuyến ức luôn cần phẫu thuật, sau đó là hóa trị và xạ trị.

Lưu ý: Phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ các loại thuốc trước khi sử dụng.

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt dưới đây có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của u trung thất

Chế độ sinh hoạt:

  • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị.
  • Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng, ngủ đủ giấc 6 - 8 giờ mỗi đêm.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn tiến của bệnh u trung thất thường âm thầm ít hoặc không có triệu chứng và để có thể làm chậm lại sự tiến triển của bệnh nếu được phát hiện và điều trị sớm, cũng như để bác sĩ tìm hướng điều trị mới nếu bệnh của bạn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

Chế độ dinh dưỡng:

Ăn thức ăn lỏng, chia nhỏ bữa ăn ra thành nhiều lần sẽ giúp người bệnh dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và ngon miệng hơn.

Bạn có thể bổ sung các thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng như: Sữa, các sản phẩm từ sữa, trái cây, tỏi...

Vitamin A có khả năng tiêu diệt và tấn công các tác nhân gây hại xâm nhập từ bên ngoài cũng như tế bào ung thư do vitamin A làm tăng số lượng tế bào lympho. Cà rốt, đu đủ, xoài, đào, khoai lang, bí đỏ… là nguồn cung cấp beta-carotene, cơ thể sẽ chuyển hóa beta-carotene thành vitamin A, giúp tăng cường sức đề kháng.

Vitamin C có nhiều trong cam chanh, bưởi, táo… cải thiện hệ miễn dịch bằng cách giúp cơ thể tăng cường sản sinh các tế bào bạch cầu và kháng thể.

Bên cạnh việc bổ sung Vitamin từ thực phẩm, để tránh thiếu hụt vitamin bạn cũng có thể bổ sung vitamin từ vitamin tổng hợp.

Uống nhiều nước: Các u hạch thần kinh hay u nguyên bào thần kinh sẽ dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, thường là tiêu chảy.

Phương pháp phòng ngừa u trung thất

Hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa bệnh u trung thất. Tuy nhiên, để cải thiện hiệu quả trong điều trị, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Tránh hút thuốc.

  • Cần trang bị các thiết bị bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường có hóa chất độc hại, để hạn chế tối đa nguy cơ mắc ung thư. Cẩn thận khi sử dụng hoá chất như: Dầu động cơ, thuốc trừ sâu, các loại hoá chất hay dung môi khác như benzen, chloroform...

  • Khám sức khỏe định kỳ, kết hợp chụp X-quang tim phổi thẳng hoặc CT-scan ngực theo chỉ định để phát hiện u trung thất sớm và làm các xét nghiệm theo dõi.

Nguồn tham khảo

https://www.msdmanuals.com/cac-benh-ly-bat-thuong-mang-phoi-va-u-trung-that

Các bệnh liên quan