Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Bác sĩDương Bích Tuyền
Tốt nghiệp tại Đại học Y Dược Cần Thơ và sở hữu chứng chỉ Chuyên khoa I - Y học gia đình tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời có hơn 7 năm kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực khám sàng lọc tiêm chủng.
Vòm hầu nằm trên lối đi cho không khí đi từ mũi đến họng. Ung thư vòm hầu là một loại ung thư hiếm gặp ảnh hưởng đến phần cổ họng nối phía sau mũi với phía sau miệng (hầu). Về mặt giải phẫu, vòm hầu là một phần của cổ họng. Không nên nhầm lẫn với các loại ung thư khác cũng ảnh hưởng đến cổ họng, chẳng hạn như ung thư thanh quản và ung thư thực quản. Do đó, việc tầm soát và điều trị sớm là vô cùng cần thiết.
Ung thư vòm hầu là một loại ung thư thuộc vào khu vực đầu cổ. Ung thư vòm hầu thường bắt đầu trong các tế bào vảy lót vòm họng. Ung thư phát triển và bắt đầu khi các tế bào phát triển mất trật tự vượt ngoài tầm kiểm soát.
Về cơ bản, ung thử vòm hầu được chia làm 5 giai đoạn chính:
Giai đoạn 0: Ở giai đoạn 0, các tế bào bất thường được tìm thấy trong niêm mạc vòm hầu. Chúng có thể trở thành ung thư và xâm lấn tới các mô lành gần đó. Giai đoạn 0 được xem là ung thư biểu mô tại chỗ.
Giai đoạn I: Ở giai đoạn I , ung thư đã hình thành và được tìm thấy trong vòm hầu hoặc đã lan từ vòm hầu đến hầu họng và/hoặc đến khoang mũi.
Giai đoạn II: Ung thư đã lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết ở một bên cổ và/hoặc đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết ở một hoặc cả hai bên phía sau cổ họng. Các tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết bị nhiễm virus Epstein-Barr (một loại vi-rút có liên quan đến ung thư vòm họng).
Giai đoạn III: Trong giai đoạn III, ung thư đã lan đến một hoặc nhiều hạch bạch huyết ở cả hai bên cổ, khoang cạnh hầu và/hoặc các cơ gần đó. Ung thư có thể cũng đã lan đến xương ở đáy hộp sọ, xương ở cổ, cơ hàm và/hoặc các xoang quanh mũi và mắt.
Giai đoạn IV:
Ung thư vòm hầu có các dấu hiệu và triệu chứng sau:
Ung thư vòm hầu khó nhận biết và phân biệt vì các triệu chứng không đặc hiệu và dễ nhầm với các tình trạng bệnh khác. Không những thế, nhiều người bị ung thư vòm hầu sinh hoạt rất bình thường, khoẻ mạnh và chỉ được phát hiện khi bệnh chuyển sang giai đoạn tiến triển.
Những dấu hiệu và triệu chứng kể trên có thể do ung thư vòm hầu hoặc các bệnh lý khác gây ra. Gặp và thăm khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong số đó, đặc biệt nếu chúng không cải thiện sau 3 tuần.
Các nhà khoa học không chắc chắn chính xác nguyên nhận cụ thể gây ra ung thư vòm hầu. Tuy nhiên, bệnh ung thư vòm hầu có mối liên hệ chặt chẽ với virus Epstein-Barr (EBV).
Không phải ai nhiễm EBV cũng bị ung thư vòm hầu. Các nhà khoa học hiện vẫn cố tìm ra lời giải làm thế nào EBV dẫn đến ung thư vòm hầu, nhưng mọi giả thuyết đều dựa trên sự liên quan đến vật chất di truyền (DNA) của virus và tác động của nó đến DNA trong các tế bào của vòm hầu. Sự thay đổi DNA dẫn đến sự phân chia bất thường của tế bào, gây ra ung thư.
https://www.cancer.gov/types/head-and-neck/patient/adult/nasopharyngeal-treatment-pdq
https://www.nhs.uk/conditions/nasopharyngeal-cancer/
https://www.cancer.org/cancer/types/nasopharyngeal-cancer/about/what-is-nasopharyngeal-cancer.html
https://www.webmd.com/cancer/nasopharyngeal-cancer
Không có cách chắc chắn nào để ngăn ngừa ung thư vòm hầu. Nhưng nếu bạn lo lắng về nguy cơ mắc bệnh ung thư này, hãy tránh ăn quá nhiều cá và thịt ướp muối, không hút thuốc, không uống nhiều rượu.
Các nhà khoa học không chắc chắn chính xác nguyên nhân cụ thể gây ra ung thư vòm hầu. Tuy nhiên, bệnh ung thư vòm hầu có mối liên hệ chặt chẽ với virus Epstein-Barr (EBV). Không phải ai nhiễm EBV cũng bị ung thư vòm hầu. Các nhà khoa học hiện vẫn cố tìm ra lời giải làm thế nào EBV dẫn đến ung thư vòm hầu, nhưng mọi giả thuyết đều dựa trên sự liên quan đến vật chất di truyền (DNA) của virus và tác động của nó đến DNA trong các tế bào của vòm hầu. Sự thay đổi DNA dẫn đến sự phân chia bất thường của tế bào, gây ra ung thư.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, tỷ lệ sống sót của bệnh ung thư vòm hầu phụ thuộc vào mức độ ung thư theo 3 nhóm:
Ung thư vòm hầu có thể chữa được nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tỷ lệ chữa khỏi phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, sức khỏe tổng quát của bệnh nhân, và phương pháp điều trị. Ung thư vòm hầu ở giai đoạn sớm (giai đoạn I và II) có tỷ lệ chữa khỏi cao hơn nhiều so với các giai đoạn muộn. Phương pháp chính để điều trị ung thư vòm hầu là xạ trị và hóa trị. Trong giai đoạn sớm, xạ trị đơn lẻ có thể mang lại kết quả tốt. Trong các giai đoạn muộn hơn, hóa trị kết hợp xạ trị thường được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư và kiểm soát sự lan rộng. Mỗi bệnh nhân có khả năng đáp ứng khác nhau với điều trị. Nếu ung thư vòm hầu đáp ứng tốt với xạ trị và hóa trị, khả năng hồi phục sẽ cao hơn.
Ung thư vòm hầu có thể di căn đến các cơ quan khác, đặc biệt là khi bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn. Các cơ quan thường bị ảnh hưởng như hạch bạch huyết, phổi, gan, xương và não.
Hỏi đáp (0 bình luận)