Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Ung thư/
  4. Ung thư xương

Ung thư xương: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

Bác sĩNguyễn Văn Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe da liễu, hiện tại đang công tác tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu.

Xem thêm thông tin

Ung thư xương là một dạng khối u ác tính phát triển từ các tế bào trong xương. Bệnh này bao gồm sự phát triển nhanh chóng của các tế bào ung thư, có khả năng phá hủy mô xương khỏe mạnh và có thể lan rộng ra các bộ phận khác của cơ thể.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung ung thư xương

Ung thư xương là một dạng ung thư phát triển từ khối u ác tính trong xương. Bao gồm hai loại chính: ung thư xương nguyên phát, hình thành trực tiếp từ các tế bào xương, và ung thư xương thứ phát, phát sinh từ tế bào ung thư di căn từ các cơ quan khác đến xương. Các khối u này có thể phá hủy mô xương khỏe mạnh và gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Các loại ung thư xương phổ biến nhất bao gồm:

  • U xương: U xương là dạng ung thư xương phổ biến nhất. Trong khối u này, các tế bào ung thư tạo ra xương. Loại ung thư xương này xảy ra thường xuyên nhất ở trẻ em và thanh niên, ở xương chân hoặc cánh tay. Trong một số trường hợp hiếm hoi, u xương có thể phát sinh bên ngoài xương (u xương ngoài xương).
  • Chondrosarcoma: Chondrosarcoma là dạng ung thư xương phổ biến thứ hai. Trong khối u này, các tế bào ung thư tạo ra sụn. Chondrosarcoma thường xảy ra ở xương chậu, chân hoặc tay ở người trung niên và lớn tuổi.
  • Ewing sarcoma: Các khối u sarcoma Ewing thường phát sinh ở xương chậu, chân hoặc cánh tay của trẻ em và thanh niên.

Triệu chứng ung thư xương

Những triệu chứng của ung thư xương

Trong giai đoạn đầu của bệnh, triệu chứng thường mờ nhạt và không dễ nhận biết, khiến người bệnh có xu hướng bỏ qua. Các biểu hiện thường gặp bao gồm cảm giác đau nhức chân tay, đau xương, và sức vận động suy giảm.

Khi bệnh tiến triển, kích thước của khối u tăng lên, các triệu chứng cũng biến đổi tương ứng với sự phát triển của khối u. Người bệnh sẽ thấy xuất hiện thêm một số dấu hiệu như:

  • Cơn đau xương gia tăng, kéo dài, và lan rộng ra khu vực xung quanh: Đau xương mạnh mẽ, không ngừng nghỉ, có xu hướng lan tỏa ra vùng lân cận.
  • Khu vực xương bị đau hiện tượng phù nề và đỏ: Phần xương bị đau bị sưng và đỏ, biểu hiện của tình trạng viêm hoặc bị tổn thương.
  • Cảm giác kiệt sức thường xuyên, đôi khi đi kèm sốt nhẹ: Mệt mỏi liên tục không do vận động và thỉnh thoảng kèm theo sốt không cao.
  • Mất cân bất thường: Giảm trọng lượng cơ thể đáng kể mà không do thay đổi chế độ ăn hoặc mức độ hoạt động.
  • Xương yếu và dễ vỡ: Xương trở nên mong manh và dễ gãy, ngay cả khi chịu lực nhẹ.
  • Cảm nhận được khối u cứng trong các xương dài của chi: Phát hiện các cục cứng bất thường trong xương, thường là dấu hiệu của sự phát triển của khối u.

Xem thêm: Các dấu hiệu ung thư xương ở trẻ em

ung thư xương 4.jpg
Đau xương có thể là dấu hiệu và triệu chứng của ung thư xương

Tác động triệu chứng ung thư xương đối với bệnh nhân

Các triệu chứng ung thư xương gây ảnh hưởng mãnh mẽ đến cuộc sống của bệnh nhân. Đau xương dữ dội cản trở các hoạt động hàng ngày, trong khi mệt mỏi liên tục và sụt cân không rõ nguyên nhân làm suy giảm sức khỏe tổng thể. Tình trạng này còn gây hạn chế vận động do tổn thương xương và mô xung quanh, ảnh hưởng đến khả năng tự chăm sóc bản thân và tham gia vào xã hội.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh ung thư xương

Biến chứng của ung thư xương là cắt cụt chi nếu các khối u lớn và nặng nhất là tử vong.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân ung thư xương

Nguyên nhân chính xác của ung thư xương chưa được hiểu rõ, tuy nhiên, một số yếu tố được biết đến có thể làm tăng nguy cơ phát triển các khối u bất thường trong xương. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Nguy cơ cao hơn nếu có tiền sử gia đình mắc ung thư xương hoặc sụn.
  • Tiếp xúc với xạ trị: Những người đã trải qua xạ trị có khả năng cao hơn phát triển ung thư xương.
  • Bệnh Paget: Một tình trạng làm cho xương bị gãy và tái phát triển một cách bất thường.
  • Khối u sụn: Sự hiện diện của nhiều khối u trong sụn, một loại mô liên kết trong xương, cũng có thể làm tăng nguy cơ.

Các yếu tố này không đảm bảo sự phát triển của ung thư xương nhưng làm tăng nguy cơ

Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư xương

Nguyên nhân nào gây ung thư xương?

Nguyên nhân chính xác gây ung thư xương vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng một số yếu tố như di truyền, tiếp xúc với xạ trị, bệnh Paget và sự hiện diện của nhiều khối u trong sụn có thể làm tăng nguy cơ phát triển khối u xương. Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh cũng có nguy cơ cao hơn.

Dấu hiệu nào giúp phát hiện sớm ung thư xương?

Ung thư xương có ảnh hưởng đến khả năng đi lại của người bệnh không?

Ung thư xương điều trị như thế nào?

Làm gì để nâng cao thời gian sống của người bị ung thư xương?

Hỏi đáp (0 bình luận)