Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Ung thư/
  4. Ung thư ống hậu môn

Ung thư ống hậu môn: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Bác sĩHoàng Thị Lệ

Đã kiểm duyệt nội dung

Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Ung thư ống hậu môn là một bệnh lý ác tính không phổ biến, xảy ra ở ống hậu môn, phần cuối của hệ tiêu hóa. Khi được phát hiện sớm, ung thư ống hậu môn có khả năng chữa trị cao. Triệu chứng chính là chảy máu từ hậu môn hoặc trực tràng hoặc một khối u gần hậu môn. Các phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung ung thư ống hậu môn

Ung thư ống hậu môn là gì?

Ung thư ống hậu môn hay còn gọi là ung thư hậu môn là một loại ung thư không phổ biến xảy ra ở ống hậu môn.

Hậu môn là phần cuối của ruột già, bên dưới trực tràng, qua đó phân (chất thải rắn) được tống ra khỏi cơ thể. Hậu môn được hình thành một phần từ các lớp da bên ngoài của cơ thể và một phần từ ruột. Hai cơ dạng vòng, được gọi là cơ vòng , đóng mở cửa hậu môn và đưa phân ra khỏi cơ thể. Ống hậu môn, là 1 bộ phận của hậu môn nằm giữa trực tràng và lỗ hậu môn, dài khoảng 1-1½ inch.

Ung thư ống hậu môn là một căn bệnh mà các tế bào ác tính (ung thư) hình thành trong các mô của ống hậu môn. Ung thư hậu môn xảy ra khi các tế bào bình thường, khỏe mạnh bị đột biến thành các tế bào bất thường. Các tế bào khỏe mạnh phát triển và nhân lên theo một tốc độ nhất định, cuối cùng sẽ chết theo chu trình. Các tế bào bất thường phát triển và nhân lên ngoài tầm kiểm soát nhưng lại không chết đi.

Sự phát triển và tích tụ của các tế bào bất thường sẽ tạo thành khối u. Tế bào ung thư được gọi là di căn đến các nơi khác khi nó tách ra khỏi khối u ban đầu để di chuyển và xâm lấn các mô gần kề cũng như các cơ quan khác trong cơ thể .

Dựa trên các loại tế bào cấu tạo nên hậu môn, các nhà khoa học chia ra thành 5 loại ung thư hậu môn:

  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: Thường gặp nhất.
  • Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp (cloacogenic carcinoma): Chiếm 25%, khối u xuất phát từ những tế bào gần tương tự như tế bào vảy.
  • Ung thư biểu mô tuyến.
  • Ung thư biểu mô tế bào đáy: Tại vùng da xung quanh hậu môn xuất hiện sự tăng sinh quá mức của các tế bào.
  • Ung thư hắc tố Melanoma.

Triệu chứng ung thư ống hậu môn

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư ống hậu môn

Các triệu chứng sau có thể xảy ra ở bệnh nhân ung thư hậu môn:

  • Chảy máu hậu môn bất thường hoặc sau khi đi tiêu;
  • Đau vùng hậu môn;
  • Xuất hiện khối u, hạch bạch huyết trong hoặc ngoài hậu môn và vùng bẹn;
  • Ngứa hậu môn;
  • Tiết dịch bất thường ở hậu môn, khó kiểm soát khi đi tiêu;
  • Thay đổi thói quen đi tiêu như đi tiêu nhiều lần, táo bón, tiêu chảy kéo dài;
  • Thay đổi khuôn phân.

Ung thư ống hậu môn có thể không có triệu chứng gì hoặc triệu chứng khó nhận biết và phát hiện. Một số triệu chứng ung thư hậu môn thường tương tự như bệnh trĩ và nứt hậu môn, là những tình trạng phổ biến và ít nghiêm trọng hơn. Nhiều người ban đầu cho rằng họ bị chảy máu và ngứa hậu môn là do bệnh trĩ. Điều này có thể trì hoãn việc chẩn đoán ung thư ống hậu môn.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nói chuyện với bác sĩ về bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào khiến bạn bận tâm, đặc biệt nếu bạn có bất kỳ yếu tố nào làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Ung thư ống hậu môn: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị 1
Đến thăm khám ngay khi có những dấu hiệu của ung thư ống hậu môn

Nguyên nhân ung thư ống hậu môn

Nguyên nhân mắc phải ung thư ống hậu môn

Ung thư ống hậu môn hình thành khi các tế bào bình thường, khỏe mạnh bị đột biến thành các tế bào bất thường. Các tế bào bất thường phát triển và nhân lên ngoài tầm kiểm soát nhưng lại không chết đi. Sự phát triển và tích tụ của các tế bào bất thường sẽ tạo thành khối u.

Ung thư hậu môn có liên quan mật thiết đến một loại virus lây truyền qua đường tình dục được gọi là virus u nhú ở người (HPV). Bằng chứng về HPV được phát hiện trong phần lớn các trường hợp ung thư ống hậu môn. HPV được cho là nguyên nhân phổ biến nhất của ung thư ống hậu môn.

Bệnh nhân có thể bị nhiễm HPV từ:

  • Mọi tiếp xúc da kề da của vùng sinh dục;
  • Quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng;
  • Sử dụng chung đồ chơi tình dục.

Bên cạnh đó, còn các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:

  • Tuổi cao: Đa số bệnh nhân được chẩn đoán ung thư hậu môn ở độ tuổi từ 50-80.
  • Các kích thích thường xuyên ở hậu môn: Các kích thích hậu môn gây sưng phồng, đỏ, đau làm tăng nguy cơ phát triển ung thư ống hậu môn.
  • Rò hậu môn: Tình trạng lỗ rò thông thương giữa ống hậu môn và da bên ngoài. Lỗ rò thường xuyên chảy dịch, phân gây kích thích mô xung quanh lỗ hậu môn.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, trong đó có ống hậu môn. Người hút thuốc lá nguy cơ ung thư hậu môn tăng gấp 8 lần so với người không hút thuốc.
  • Suy giảm miễn dịch: Người suy giảm miễn dịch như HIV, người ghép tạng, người dùng các thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ mắc ung thư hậu môn cao.
Ung thư ống hậu môn: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị 2
Nhiễm virus HPV là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư ống hậu môn
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư ống hậu môn

Tỷ lệ sống sau phẫu thuật ung thư ống hậu môn là bao nhiêu?

Tỷ lệ sống sau phẫu thuật ung thư ống hậu môn thường được đánh giá dựa trên tỷ lệ sống sau 5 năm kể từ khi chẩn đoán. Tỷ lệ này phụ thuộc nhiều vào giai đoạn bệnh tại thời điểm chẩn đoán, nếu ung thư được phát hiện sớm, khi nó chưa lan rộng, tỷ lệ sống sót sẽ cao hơn so với khi ung thư đã di căn. Tuy nhiên, mỗi trường hợp có thể khác nhau do yếu tố sức khỏe cá nhân, điều kiện điều trị và khả năng phục hồi của từng người. Để hiểu rõ hơn về tiên lượng cụ thể của mình, bạn nên thảo luận với bác sĩ điều trị.

Ung thư hậu môn khác với ung thư trực tràng và ung thư ruột kết như thế nào?

Nên làm gì để giảm nguy cơ bị ung thư ống hậu môn?

Ai nên thực hiện tầm soát ung thư ống hậu môn?

Bệnh nhân ung thư ống hậu môn nên kiêng ăn gì?

Hỏi đáp (0 bình luận)