Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Thận - Tiết niệu/
  4. Viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt ảnh hưởng sức khỏe nam giới như thế nào?

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin

Viêm tuyến tiền liệt có thể gặp ở nam giới thuộc bất kỳ độ tuổi nào. Bệnh gây đau đớn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và đôi khi gây nên các biến chứng sang những vùng xung quanh tuyến tiền liệt. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, hãy đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt là gì?

Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ nằm ngay dưới bàng quang ở nam giới, chịu trách nhiệm sản xuất tinh dịch, giúp vận chuyển tinh trùng. Viêm tuyến tiền liệt sẽ gây sưng, đau tuyến này và có thể ảnh hưởng cả các vùng xung quanh như háng, vùng chậu hoặc bộ phận sinh dục.

Có các dạng viêm tuyến tiền liệt sau:

  • Viêm tuyến tiền liệt mạn tính không do vi khuẩn: Đây là loại phổ biến nhất và thường kéo dài hàng tháng.

  • Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn: Đây là dạng viêm tuyến tiền liệt nặng nhất, ít phổ biến nhất và cần điều trị ngay lập tức. Các triệu chứng nghiêm trọng xuất hiện đột ngột (sốt, ớn lạnh và tinh dịch có máu) ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe bệnh nhân.

  • Viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn: Dạng nhiễm trùng này nhẹ hơn và ít phổ biến hơn, có thể xuất hiện và biến mất theo thời gian. Các triệu chứng có thể tương tự như viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn nhưng ít nghiêm trọng hơn.

  • Viêm tuyến tiền liệt không triệu chứng: Thông thường được phát hiện khi kiểm tra sức khỏe định kỳ và có thể tự khỏi, không cần thiết điều trị.

Triệu chứng viêm tuyến tiền liệt

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm tuyến tiền liệt

Viêm tuyến tiền liệt cấp tính do vi khuẩn thường gây ra:

  • Đau ở bụng dưới, thắt lưng hoặc trực tràng;

  • Đau xung quanh dương vật hoặc bìu;

  • Mắc tiểu gấp không kiềm được;

  • Tiểu khó hoặc tiểu không hết, luôn có cảm giác mắc tiểu;

  • Đi tiểu thường xuyên, lắt nhắt, đặc biệt vào ban đêm;

  • Đau, nóng rát khi đi tiểu và khi xuất tinh;

  • Cảm giác ớn lạnh;

  • Sốt;

  • Đau nhức cơ;

  • Buồn nôn, nôn;

  • Nước tiểu có máu, có mùi hôi hoặc đục.

Với viêm tuyến tiền liệt mạn tính do vi khuẩn, triệu chứng sẽ tương tự nhưng ở mức độ nhẹ hơn.

Tác động của viêm tuyến tiền liệt đối với sức khỏe

Viêm tuyến tiền liệt có thể làm bệnh nhân đau đớn, mệt mỏi đồng thời cũng gây khó khăn trong sinh hoạt thường ngày do tiểu khó, không tiểu hết được. Bên cạnh đó, việc đi tiểu thường xuyên cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và tâm lý của bệnh nhân.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh viêm tuyến tiền liệt

Trường hợp viêm tuyến tiền liệt do vi khuẩn (kể cả mạn tính và cấp tính), vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng đường tiết niệu cũng như các cơ quan lân cận khác (viêm tinh hoàn, nhiễm trùng vùng chậu...).

Bên cạnh đó, viêm tuyến tiền liệt có thể gây biến chứng rối loạn tình dục, rối loạn cương dương, thậm chí là vô sinh (do những thay đổi trong tinh dịch, tinh trùng), gây lo lắng, trầm cảm…

Không chỉ vậy, viêm tuyến tiền liệt còn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

Nguyên nhân viêm tuyến tiền liệt

Nguyên nhân dẫn đến viêm tuyến tiền liệt

Nguyên nhân chính gây ra viêm tuyến tiền liệt là vi khuẩn, phổ biến nhất là Escherichia coli, kế đến là các vi khuẩn gây những bệnh lây truyền qua đường tình dục (Neisseria gonorrhoeae, Chlamydia trachomatis).

Ngoài ra, chấn thương hoặc các vấn đề về hệ miễn dịch cũng có thể gây viêm tuyến tiền liệt mạn tính.

Chia sẻ:
Nguồn tham khảo
  1. Healthline: https://www.healthline.com/
  2. Mayoclinic: https://www.mayoclinic.org/
  3. WebMD: https://www.webmd.com/
  4. https://www.urologyhealth.org/
  5. https://www.nhs.uk/

Hỏi đáp (0 bình luận)