Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Danh mục | Thuốc dạ dày |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim tan trong ruột |
Quy cách | Hộp 10 Vỉ x 10 Viên |
Thành phần | Esomeprazol |
Nhà sản xuất | AN THIÊN |
Nước sản xuất | Việt Nam |
Xuất xứ thương hiệu | Việt Nam |
Số đăng ký | VD-27788-17 |
Thuốc cần kê toa | Có |
Mô tả ngắn | Esomeprazol 20 tab của Công ty CPDP An Thiên, thành phần chính là esomeprazol. Đây là thuốc dùng để điều trị: Loét dạ dày - tá tràng, hội chứng Zollinger – Ellison, bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (viêm thực quản trợt xước, loét hoặc thắt hẹp được xác định bằng nội soi), phòng và điều trị loét dạ dày - tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid, phòng và điều trị loét do stress, xuất huyết do loét dạ dày - tá tràng nặng, sau khi điều trị bằng nội soi (để phòng xuất huyết tái phát). |
Lưu ý | Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo. |
Thuốc A.T Esomeprazol là gì?
Kích thước chữ
Mặc định
Lớn hơn
Thông tin thành phần | Hàm lượng |
---|---|
Esomeprazol | 20mg |
Thuốc Esomeprazol 20mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Ðiều trị:
Loét dạ dày - tá tràng.
Hội chứng Zollinger - Ellison.
Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (viêm thực quản trợt xước, loét hoặc thắt hẹp được xác định bằng nội soi).
Phòng và điều trị loét dạ dày - tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid.
Phòng và điều trị loét do stress.
Xuất huyết do loét dạ dày - tá tràng nặng, sau khi điều trị bằng nội soi (để phòng xuất huyết tái phát).
Esomeprazol là dạng đồng phân S của omeprazol, được dùng tương tự như omeprazol trong điều trị loét dạ dày - tá tràng và bệnh trào ngược dạ dày - thực quản.
Esomeprazol gắn với H+K+-ATPase (còn gọi là bơm proton) ở tế bào thành của dạ dày, ức chế đặc hiệu hệ thống enzym này, ngăn cản bước cuối cùng của sự bài tiết acid vào lòng dạ dày. Vì vậy, esomeprazol có tác dụng ức chế dạ dày tiết acid cơ bản và cả khi bị kích thích do bất kỳ tác nhân nào. Thuốc tác dụng mạnh, kéo dài.
Hấp thu
Esomeprazol hấp thu nhanh sau khi uống, đạt nồng độ cao nhất trong huyết tương sau 1 - 2 giờ. Sinh khả dụng của esomeprazol tăng lên theo liều dùng và khi dùng nhắc lại, đạt khoảng 68% khi dùng liều 20mg và khoảng 89% khi dùng liều 40mg. Thức ăn làm chậm và giảm hấp thu esomeprazol, nhưng không làm thay đổi có ý nghĩa tác dụng của thuốc đến độ acid trong dạ dày. Diện tích dưới đường cong (AUC) sau khi uống 1 liều duy nhất esomeprazol 40mg vào bữa ăn so với lúc đói giảm từ 43% đến 53%. Do đó esomeprazol phải uống ít nhất 1 giờ trước bữa ăn.
Phân bố
Khoảng 97% esomeprazol gắn vào protein huyết tương. Thể tích phân bố khi nồng độ thuốc ổn định ở người tình nguyện khỏe mạnh là 16l.
Chuyển hóa
Thuốc chuyển hóa chủ yếu ở gan nhờ isoenzym CYP2C19, hệ enzym cytochrom P450, thành các chất chuyển hóa hydroxyl và desmethyl không còn hoạt tính. Phần còn lại được chuyển hóa qua isoenzym CYP3A4 thành esomeprazol sulfon. Khi dùng nhắc lại, chuyển hóa bước đầu qua gan và độ thanh thải của thuốc giảm, có thể do isoenzym CYP2C19 bị ức chế. Tuy nhiên, không có hiện tượng tích lũy thuốc khi dùng mỗi ngày 1 lần. Ở một số người vì thiếu CYP2C19 do di truyền (15-20% người châu Á), nên làm chậm chuyển hóa esomeprazol, dẫn đến giá trị AUC tăng cao khoảng 2 lần so với người có đủ enzym.
Thải trừ
Thời gian bán thải trong huyết tương khoảng 1,3 giờ. Khoảng 80% liều uống được thải trừ dưới dạng các chất chuyển hóa không có hoạt tính trong nước tiểu, phần còn lại được thải trừ trong phân. Dưới 1% thuốc được thải trừ trong nước tiểu. Ở người suy gan nặng, giá trị AUC ở tình trạng ổn định cao hơn 2 - 3 lần so với người có chức năng gan bình thường, vì vậy phải giảm liều esomeprazol ở những người bệnh này.
Esomeprazol không ổn định trong môi trường acid, nên phải uống thuốc dưới dạng viên bao tan trong ruột để không bị phá hủy ở dạ dày và tăng sinh khả dụng. Phải nuốt cả viên thuốc, không được nghiền nhỏ hoặc nhai. Uống thuốc ít nhất 1 giờ trước bữa ăn. Có thể dùng cùng thuốc kháng acid khi cần thiết để giảm đau.
Liều dùng cho người lớn
Điều trị loét dạ dày - tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori
Esomeprazol là một thành phần trong phác đồ điều trị cùng với kháng sinh. Phác đồ 3 hoặc 4 thuốc (cùng với amoxicilin và clarithromycin hoặc clarithromycin, metronidazol và bismuth). Esomeprazol mỗi lần 20mg, ngày 2 lần trong 14 ngày, hoặc mỗi ngày một lần 40mg trong 10 ngày. Tùy tỷ lệ đề kháng thuốc từng địa phương để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp.
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản nặng (có viêm trợt thực quản)
Uống mỗi ngày một lần 40mg trong 4 tuần, có thể uống thêm 4 tuần nữa nếu cần, hoặc cách khác: Uống esomeprazol 20 hoặc 40mg ngày 1 lần, trong 4 - 8 tuần, có thể dùng dạng uống thêm 4 - 8 tuần nữa nếu vẫn còn triệu chứng hoặc biêu hiện của viêm qua nội soi. Trường hợp nặng có thể tăng liều lên 80mg/ngày chia 2 lần.
Điều trị duy trì khi đã khỏi viêm trợt thực quản hoặc để điều trị triệu chứng trong trường hợp không có viêm trợt thực quản
Esomeprazol 20mg ngày 1 lần.
Điều trị loét dạ dày - tá tràng do dùng thuốc chống viêm không steroid hoặc dự phòng loét do stress
Uống Esomeprazol 20mg ngày 1 lần, trong 4 - 8 tuần.
Dự phòng loét dạ dày ở những người có nguy cơ cao về biến chứng ở dạ dày - tá tràng, nhưng có yêu cầu phải tiếp tục điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid
Uống mỗi ngày 20mg hoặc 40mg.
Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison
Tùy theo cá thể và mức độ tăng acid của dịch dạ dày, liều dùng mỗi ngày có thể cao hơn trong các trường hợp khác, dùng 1 lần hoặc chia làm 2 lần trong ngày. Liều khởi đầu uống 40mg, ngày 2 lần, sau đó điều chỉnh liều khi cần thiết. Đa số người bệnh có thể kiểm soát được ở liều 80 - 160mg mỗi ngày. Các liều lớn hơn 80mg/ngày phải chia làm 2 lần.
Người suy gan
Không cần giảm liều ở bệnh nhân suy gan nhẹ và trung bình. Đối với bệnh nhân suy gan nặng, không nên dùng quá liều tối đa 20mg esomeprazol mỗi ngày ở người lớn và trẻ em > 12 tuổi và 10mg ở trẻ 1 - 11 tuổi.
Người suy thận
Không cần phải giảm liều ở người suy gan nhẹ và trung bình, thận trọng ở người suy thận nặng vì kinh nghiệm sử dụng ở những bệnh nhân này còn hạn chế.
Người cao tuổi
Không cần giảm liều ở người cao tuổi.
Liều dùng cho trẻ em
Trẻ em > 12 tuổi
Có thể dùng liều như người lớn.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Chưa có báo cáo về quá liều Esomeprazol ở người.
Không có thuốc giải độc đặc hiệu cho esomeprazol. Chủ yếu điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Thẩm tách máu không có tác dụng tăng thải trừ thuốc vì thuốc gắn nhiều vào protein.
Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Khi sử dụng thuốc Esomeprazol 20 tab, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR > 1/100
Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, ban ngoài da.
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khô miệng.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Toàn thân: Mệt mỏi, mất ngủ, buồn ngủ, phát ban, ngứa, dị cảm.
Mắt: Rối loạn thị giác.
Hiếm gặp, 1/10000 < ADR < 1/1000
Toàn thân: Sốt, toát mồ hôi, phù ngoại biên, mẫn cảm với ánh sáng, phản ứng quá mẫn (bao gồm mày đay, phù mạch, co thắt phế quản, sốc phản vệ).
Thần kinh trung ương: Kích động, trầm cảm, lú lẫn, ảo giác.
Huyết học: Giảm toàn thế huyết cầu, chứng mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
Gan: Tăng enzym gan, viêm gan, vàng da, suy chức năng gan.
Tiêu hóa: Rối loạn vị giác, viêm miệng.
Cơ - xương: Đau khớp, đau cơ, loãng xương, gãy xương.
Tiết niệu: Viêm thận kẽ.
Da: Ban bọng nước, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, viêm da.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.
Thuốc Esomeprazol 20 tab chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Quá mẫn cảm với esomeprazol hoặc các thuốc ức chế bơm proton khác, hoặc quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Trước khi dùng thuốc ức chế bơm proton, phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày vì thuốc có thể che lấp triệu chứng, làm chậm chẩn đoán ung thư.
Thận trọng khi dùng ở người bị bệnh gan, người mang thai hoặc cho con bú.
Phải thận trọng khi dùng esomeprazol kéo dài vì có thể gây viêm teo dạ dày hoặc tăng nguy cơ nhiễm khuẩn (như viêm phổi mắc phải cộng đồng).
Có thể tăng nguy cơ tiêu chảy do Clostridium difficile khi dùng các thuốc ức chế bơm proton.
Khi dùng các thuốc ức chế bơm proton, đặc biệt khi dùng liều cao và kéo dài (> 1 năm), có thể tăng nguy cơ gãy xương chậu, xương cổ tay hoặc cột sống do loãng xương. Cơ chế của hiện tượng này chưa được giải thích, nhưng có thể do giảm hấp thu calci không hòa tan do tăng pH dạ dày. Khuyến cáo dùng liều thấp nhất có tác dụng trong thời gian ngắn nhất có thể, phù hợp với tình trạng lâm sàng, ở những bệnh nhân có nguy cơ gãy xương do loãng xương nên dùng đủ vitamin D và calci, đánh giá tình trạng xương và quàn lí theo hướng dẫn.
Hạ magnesi huyết (có hoặc không có triệu chứng) hiếm khi gặp ở người bệnh dùng thuốc ức chế bơm proton kéo dài ít nhất 3 tháng hoặc hầu hết các trường hợp dùng kéo dài trên 1 năm.
Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như chóng mặt, nhức đầu, buồn ngủ, ngủ gà, choáng váng, ảo giác, nhìn mờ và buồn nôn nên cần thận trọng khi dùng esomeprazol cho người lái xe và vận hành máy móc.
Chưa có nghiên cứu đầy đủ khi dùng esomeprazol ở người mang thai. Tuy nhiên, chỉ sử dụng esomeprazol khi thật cần thiết trong thời kỳ mang thai.
Chưa biết esomeprazol có bài tiết vào sữa người hay không. Tuy nhiên đã đo được nồng độ của esomeprazol trong sữa của phụ nữ sau khi tiêm 20mg Esomeprazol có khả năng gây ra các tác dụng không mong muốn nghiêm trọng ở trẻ bú mẹ, vì vậy phải quyết định ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc, tùy theo tầm quan trọng của việc dùng thuốc đối với người mẹ.
Do ức chế bài tiết acid, esomeprazol làm tăng pH dạ dày, ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc hấp thu phụ thuộc pH như ketoconazol, muối sắt, digoxin.
Esomeprazol tương tác dược động học với các thuốc chuyển hóa bởi hệ enzym cytochrom P450, isoenzym CYP2C19 ở gan. Dùng đồng thời esomeprazol với cylostaxol làm tăng nồng độ cylostazol và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó, xem xét giảm liều cylostazol. Dùng đồng thời esomeprazol với voriconazol có thể làm tăng tiếp xúc với esomeprazol hơn gấp 2 lần, xem xét ở những bệnh nhân dùng liều cao esomeprazol (240mg/ngày) như khi điều trị hội chứng Zollinger - Ellison.
Dùng esomeprazol với các thuốc gây cảm ứng CYP2C19 và CYP3A4 như rifampin làm giảm nồng độ esomeprazol, tránh dùng đồng thời.
Có thể tăng nguy cơ hạ magnesi huyết khi dùng esomeprazol cùng với các thuốc cũng gây hạ magnesi huyết như thuốc lợi tiểu thiazid hoặc thuốc lợi tiểu quai. Kiểm tra nồng độ magnesi huyết trước khi bắt đầu dùng thuốc ức chế bơm proton và định kỳ sau đó.
Atazanavir: Có thể làm thay đổi sự hấp thu khi uống atazanavir, làm giảm nồng độ thuốc này trong huyết tương, có thể làm giảm tác dụng kháng virus. Không nên dùng đồng thời thuốc ức chế bơm proton và azatanavir.
Clopidogel: Dùng các thuốc ức chế bơm proton làm giảm nồng độ trong huyết tương của các chất chuyển hóa có hoạt tính của clopidogel, làm giảm tác dụng kháng tiểu cầu.
Digoxin: Hạ magnesi huyết do dùng kéo dài thuốc ức chế bơm proton làm cơ tim tăng nhạy cảm với digoxin, có thể tăng nguy cơ độc với tim của digoxin. Ở người bệnh đang dùng digoxin, kiểm tra nồng độ magnesi trước khi bắt đầu dùng thuốc ức chế bơm proton và định kỳ sau đó.
Sucrafat: Ức chế hấp thu và làm giảm sinh khả dụng của esomeprazol. Dùng các thuốc ức chế bơm proton ít nhất 30 phút trước khi dùng sucrafat.
Tacrolimus: Tăng nồng độ trong huyết thanh của tacrolimus.
Warfarin: Tăng INR và thời gian prothrombin khi dùng đồng thời warfarin với thuốc ức chế bơm proton, có thể gây chảy máu bất thường và tử vong. Theo dõi INR và thời gian prothrombin khi dùng đồng thời esomeprazol và warfarin.
Dùng đồng thời esomeprazol và clarithromycin làm tăng nồng độ esomeprazol và 14-hydroxyclarithromycin trong máu.
Dùng đồng thời esomeprazol và diazepam làm giảm chuyển hóa diazepam và tăng nồng độ diazepam trong huyết tương.
Nơi khô ráo, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.
Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Dược lực học là nghiên cứu các ảnh hưởng sinh hóa, sinh lý, và phân tử của thuốc trên cơ thể và liên quan đến thụ thể liên kết, hiệu ứng sau thụ thể, và tương tác hóa học. Dược lực học, với dược động học, giúp giải thích mối quan hệ giữa liều và đáp ứng, tức là các tác dụng của thuốc. Đáp ứng dược lý phụ thuộc vào sự liên kết của thuốc với đích tác dụng. Nồng độ thuốc ở vị trí thụ thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
Dược động học là những tác động của cơ thể đối với thuốc trong suốt quá trình thuốc đi vào, ở trong và đi ra khỏi cơ thể- bao gồm các quá trình hấp thụ, sinh khả dụng, phân bố, chuyển hóa, và thải trừ.
Tác dụng phụ là những triệu chứng không mong muốn xảy ra khi chúng ta uống thuốc. Các tác dụng phụ này có thể không nghiêm trọng, chẳng hạn chỉ gây đau đầu hoặc khô miệng. Nhưng cũng có những tác dụng phụ đe dọa tính mạng. Cẩn phòng tránh tác dụng phụ của thuốc như: Thông báo các loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ, các bệnh lý nền hiện tại, các tương tác của thuốc đến thực phẩm hằng ngày. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và nếu gặp tác dụng phụ cần báo ngay cho bác sĩ.
Sử dụng thuốc đúng cách là uống thuốc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ. Ngoài ra không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc. Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Chỉ nên uống cùng nước lọc.
Có các dạng bào chế thuốc như
Theo thể chất:
Theo đường dùng:
Trung bình
5
Lọc theo:
Tô Thị Hồng Anh
Chào bạn Tố Như
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và ủng hộ nhà thuốc FPT Long châu. Bất cứ khi nào bạn cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được hỗ trợ tư vấn và đặt hàng. Thân mến!
Lọc theo:
Mi Đào
Hữu ích
Trần Hà Ái Nhi
Chào bạn Mi Đào,
Dạ sản phẩm đang hết hàng, bạn có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Thuốc Esomeprazol 20mg điều trị trào ngược dạ dày, thực quản (10 vỉ x 10 viên) tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.
Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn đã để lại ạ.
Thân mến!
Hữu ích
CHỊ QUỲNH
Hữu ích
Nguyễn Thị Ngọc Hân
Chào chị Quỳnh,
Dạ chị có thể tham khảo sản phẩm tương tự là Thuốc Esomeprazol 20mg điều trị trào ngược dạ dày, thực quản (10 vỉ x 10 viên) tham khảo thêm thông tin sản phẩm tại link.
Dạ sẽ có tư vấn viên nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT chị đã để lại ạ.
Thân mến!
Hữu ích
lâm
Hữu ích
Nguyễn Thị Ngọc Lệ
Hữu ích
Chị Ái Trâm 0963xxxxxx
Hữu ích
DinhNT26
Chào chị Ái Trâm,
Thân mến!
Hữu ích
chị Trang
Hữu ích
HanNTN38
Hữu ích
Nhật
Hữu ích
Nguyễn Phương Lan
Chào bạn Nhật,
Dạ sản phẩm có giá 100,000 ₫/Hộp.
Dạ sẽ có tư vấn viên của Nhà thuốc Long Châu liên hệ theo SĐT bạn để lại ạ.
Thân mến!
Hữu ích
Tố Như