Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Thuốc/
  3. Thuốc tiêu hoá & gan mật/
  4. Thuốc lợi tiểu
Thuốc Mekoindocin 25mg Mekophar điều trị bệnh khớp do viêm (100 viên)
Thuốc Mekoindocin 25mg Mekophar điều trị bệnh khớp do viêm (100 viên)
Thương hiệu: Mekophar

Thuốc Mekoindocin 25mg Mekophar điều trị bệnh khớp do viêm (100 viên)

000216150 đánh giá0 bình luận

Danh mục

Thuốc lợi tiểu

Dạng bào chế

Viên nang cứng

Quy cách

Hộp 100 viên

Thành phần

Chỉ định

Chống chỉ định

Xơ gan, Suy gan, Suy thận, Loét dạ dày tá tràng, Suy tim

Nhà sản xuất

CTCP HÓA-DƯỢC PHẨM MEKOPHAR

Nước sản xuất

Việt Nam

Xuất xứ thương hiệu

Việt Nam

Số đăng ký

VD-32145-19

Thuốc cần kê toa

Mô tả ngắn

Thuốc Mekoidocin 25 là sản phẩm của công ty cổ phần Hóa - Dược phẩm Mekophar, có thành phần chính là Indomethacin với hàm lượng 25 mg. Thuốc được chỉ định trong các trường hợp: Bệnh khớp do viêm (viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, hội chứng Reiter); điều trị tổn thương xương khớp trong các bệnh khác, tổn thương xương khớp khi điều trị giai đoạn tăng viêm và đau các cơ do thấp, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn; đau sau phẫu thuật; nhức đầu kiểu đau nửa đầu kịch phát kèm theo nhiều đợt đau hàng ngày ở vùng mắt, trán, thái dương ngày và đêm, kèm theo chảy nước mắt nước mũi; cơn cấp bệnh gout và điều trị thống kinh.

Lưu ý

Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.
Sản phẩm cần tư vấn từ dược sỹ.

Thuốc Mekoindocin 25mg là gì?

Kích thước chữ

  • Mặc định

  • Lớn hơn

Thành phần của Thuốc Mekoindocin 25mg

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Indometacin

25mg

Công dụng của Thuốc Mekoindocin 25mg

Chỉ định

Thuốc Mekoindocin 25 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị bệnh khớp do viêm, như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, hội chứng Reiter.
  • Điều trị tổn thương xương khớp trong các bệnh khác, tổn thương xương khớp khi điều trị giai đoạn tăng viêm và đau các cơ do thấp, nhưng chỉ trong một thời gian ngắn.
  • Điều trị đau sau phẫu thuật.
  • Điều trị nhức đầu kiểu đau nửa đầu kịch phát kèm theo nhiều đợt đau hàng ngày ở vùng mắt, trán, thái dương ngày và đêm, kèm theo chảy nước mắt nước mũi.
  • Điều trị cơn cấp bệnh gout.
  • Điều trị thống kinh.

Dược lực học

Nhóm dược lý: Thuốc kháng viêm không steroid.

Mã ATC: M01AB01.

Indomethacin là thuốc kháng viêm không steroid, dẫn xuất từ các acid indolacetic. Indomethacin có tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm và ức chế kết tập tiểu cầu. Cơ chế tác dụng của thuốc còn chưa được biết hết, nhưng người ta cho rằng thuốc tác động chủ yếu qua ức chế enzym prostaglandin synthetase và do đó ngăn cản tạo prostaglandin, thromboxan và các sản phẩm khác của enzym cyclooxygenase. Tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu mất đi trong vòng 24 giờ sau khi ngừng thuốc và thời gian chảy máu trở về mức ban đầu. Indomethacin ức chế tổng hợp prostaglandin D2, E2 và l2 nên làm giảm tưới máu thận.

Dược động học

Indomethacin hấp thu tốt qua đường tiêu hóa, 90% liều uống được hấp thu trong vòng 4 giờ, sinh khả dụng là 100%. Nồng độ đỉnh trong huyết tương phụ thuộc vào liều đã uống và đạt khoảng 2 giờ sau khi uống. Hấp thu thuốc bị giảm nhẹ khi có thức ăn, nhưng sinh khả dụng không thay đổi. Ở liều điều trị thông thường, indomethacin gắn nhiều với protein huyết tương (99%). Thuốc ngấm vào dịch ổ khớp (tỷ lệ nồng độ trong dịch ổ khớp/nồng độ trong huyết thanh vào khoảng 20%), thuốc qua được nhau thai, hàng rào máu não, có trong sữa mẹ và nước bọt. Thời gian bán thải khoảng 2,5 -11,2 giờ, 60% liều uống thải qua nước tiểu dưới dạng không đổi hoặc đã chuyển hóa, khoảng 33% còn lại thải qua phân.

Cách dùng Thuốc Mekoindocin 25mg

Cách dùng

Nên uống thuốc ngay sau bữa ăn hoặc trong bữa ăn hoặc phối hợp với các thuốc kháng acid.

Liều dùng

Liều thông thường:

  • Các bệnh về cơ và khớp: 1 viên/lần, uống 2 - 3 lần/ngày. Nếu dung nạp tốt, có thể tăng hàng tuần 1 - 2 viên/ngày, cho đến tối đa là 6 - 8 viên/ ngày. Để giảm đau ban đêm và cứng khớp buổi sáng, có thể uống 4 viên trước lúc đi ngủ.
  • Đau nửa đầu mạn tính kịch phát: 1 viên/lần, 3 lần/ngày.
  • Điều trị cơn gout cấp: 2 viên/lần, 3 lần/ngày. Tránh dùng phối hợp với aspirin.
  • Điều trị thống kinh: Có thể dùng tới 3 viên/ngày.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Làm gì khi dùng quá liều?

Triệu chứng quá liều:

Buồn nôn, nôn, nhức đầu dữ dội, chóng mặt, rối loạn tâm thần, mất phương hướng, hôn mê. Một số triệu chứng khác đã được báo cáo dị cảm, tê và co giật.

Cách xử trí:

Thường điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Nếu dùng quá liều, cần áp dụng những biện pháp sau nhằm tăng đào thải và bất hoạt thuốc: Hút dạ dày, rửa dạ dày, gây nôn và lợi tiểu, cho uống than hoạt hay thuốc nhuận tràng. Trường hợp nặng phải xem xét đến các biện pháp khác như truyền máu, lọc máu bằng thận nhân tạo. Vì tác dụng không mong muốn gây loét dạ dày và xuất huyết xảy ra chậm nên cần theo dõi bệnh nhân trong vài ngày tiếp theo.

Tích cực theo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời.

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc Mekoidocin 25, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Indomethacin gây ADR trên 30 - 60% bệnh nhân sử dụng indomethacin; bệnh nhân bị ADR nghiêm trọng xảy ra và phải ngừng thuốc là 10%. Indomethacin thường gây nhiều ADR, đặc biệt là thời gian chảy máu kéo dài (nguy cơ chảy máu ổ loét ống tiêu hóa) và nguy cơ gây rối loạn chức năng thận (gây ứ nước).

Thường gặp, ADR > 1/100

  • Toàn thân: Nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ, hạ kali huyết.

  • Tiêu hóa: Nôn, buồn nôn, đau vùng thượng vị, tiêu chảy, táo bón.

  • Thần kinh: Trầm cảm, đau đầu (đặc biệt là đau nhiều về buổi sáng kèm theo mạch trán nổi lên), nôn và buồn nôn, run rẩy, co giật, chóng mặt.

Ít gặp, 1/ 100 > ADR > 1/1000

  • Toàn thân: Kém ăn, ngất.

  • Thính giác: Giảm sức nghe, điếc, rối loạn thính giác.

  • Máu: Giảm bạch cầu, ban xuất huyết, giảm tiểu cầu, đông máu nội mạch rải rác, thiếu máu thứ phát do chảy máu dai dẳng bên trong, thiếu máu tan huyết ức chế sinh tủy xương, thiếu máu không tái tạo.

  • Tuần hoàn: Loạn nhịp tim, suy tim.

  • Tiêu hóa: Loét nhiều ổ ở dạ dày và tá tràng, thủng dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa (là ADR nặng nhất), chảy máu ở các túi thừa hoặc ở khối u nếu có, viêm ruột, hẹp ruột, viêm loét miệng.

  • Thận: Giảm chức năng thận, suy thận.

  • Da: Tụ máu dưới da, chấm xuất huyết, mảng xuất huyết, ban đỏ, ngứa, đổ mồ hôi.

  • Chuyển hóa: Phù, ứ nước.

  • Thần kinh: Loạn cảm, bệnh thần kinh ngoại biên.

  • Tiết niệu - sinh dục: Tiểu ra máu, chảy máu âm đạo, chứng to vú ở đàn ông.

  • Hô hấp: Ngừng thở.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

  • Toàn thân: Mày đay, viêm mũi, hen, choáng phản vệ, phù, sốc.

  • Thị giác: Nhìn mờ, thay đổi ở giác mạc, nhiễm độc ở võng mạc.

  • Thính giác: Rối loạn thính giác, điếc.

  • Máu: Thiếu máu thiếu sản, giảm bạch cầu hạt.

  • Tuần hoàn: Tăng huyết áp, hạ huyết áp.

  • Tiêu hóa: Loét dạ dày ruột, hẹp dẫn đến tắc ruột, thủng đại tràng sigma.

  • Thần kinh: Ðau hố mắt hay quanh hố mắt, động kinh, Parkinson, co giật, loạn thần.

  • Da: Viêm da, hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens - Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc.

  • Gan: Viêm gan (đã có những trường hợp tử vong), vàng da, tăng men gan.

  • Chuyển hóa: Tăng đường huyết, đường niệu, tăng kali huyết.

  • Tiết niệu - sinh dục: Protein niệu, viêm thận kẽ, hội chứng thận hư.

  • Xương khớp: Làm thay đổi tốc độ phá hủy sụn.

Không rõ tần suất: Mạch máu (nguy cơ huyết khối tim mạch).

Thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Có thể giảm thiểu tác dụng ADR đường tiêu hóa của indomethacin bằng cách uống thuốc ngay sau bữa ăn hoặc uống trong bữa ăn, hoặc uống với các thuốc kháng acid. Với người bệnh có nguy cơ loét dạ dày, nên cân nhắc phối hợp với misoprostol hoặc thuốc chẹn bơm proton để giảm ADR trên đường tiêu hóa của thuốc. Cần định kỳ kiểm tra phân về biểu hiện chảy máu dai dẳng bên trong ở người đang điều trị indomethacin dài ngày.

Tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu của indomethacin sẽ hết sau khi ngừng thuốc 24 giờ.

Cần cho người bệnh ngừng sử dụng thuốc nếu xảy ra các trường hợp như chảy máu đường tiêu hóa, có các biểu hiện hoặc triệu chứng phản ứng nặng ở gan, các ADR nặng ở thần kinh trong quá trình điều trị indomethacin, đau đầu dai dẳng mặc dù đã giảm liều.

Lưu ý

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo thông tin bên dưới.

Chống chỉ định

Thuốc Mekoidocin 25 chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Người có tiền sử mẫn cảm với indomethacin và các chất tương tự, kể cả với aspirin (viêm mũi, hen, nổi mày đay khi dùng aspirin hay các thuốc kháng viêm không steroid khác).

  • Mẫn cảm với các thành phần khác của thuốc (Tá dược: Tinh bột ngô, povidon K29/32, natri lauryl sulfat, colloidal silicon dioxyd, magnesi stearate, lactose, crospovidon).

  • Loét dạ dày, tá tràng hoặc có tiền sử loét dạ dày tá tràng.

  • Suy gan nặng, xơ gan.

  • Suy thận nặng (mức lọc cầu thận dưới 30 ml/phút).

  • Suy tim.

  • Trẻ em từ 2 - 4 tuổi, trừ các trường hợp thật đặc biệt và phải theo dõi trẻ thật chặt chẽ khi trẻ dùng thuốc.

Thận trọng khi sử dụng

Tránh dùng thuốc cho người bệnh cao tuổi vì người cao tuổi thường có nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa hay các rối loạn thần kinh trung ương (nhức đầu, lú lẫn, ảo giác).

Indomethacin có thể làm cho bệnh tình nặng thêm ở những người rối loạn tâm thần, động kinh và bệnh Parkinson.

Indomethacin có thể che lấp các triệu chứng nhiễm khuẩn.

Cần theo dõi chặt chẽ người có rối loạn về đông máu.

Cần đánh giá công thức máu thường xuyên ở người bệnh sử dụng indomethacin trong thời gian dài.

Indomethacin làm tăng huyết áp hoặc làm nặng hơn bệnh tăng huyết áp.

Indomethacin có thể làm giảm dòng máu qua thận. Dùng thuốc này cho người tăng huyết áp, suy tim, bệnh về thận, đái tháo đường, bệnh gan, đặc biệt là người bệnh đang dùng thuốc lợi tiểu cần phải được theo dõi cẩn thận để phát hiện sớm các dấu hiệu ứ nước, phù.

Indomethacin làm tăng các yếu tố về tim mạch. Nguy cơ biến cố tim mạch của indomethacin tăng ở các bệnh nhân có bệnh tim mạch hoặc có yếu tố mắc bệnh tim mạch.

Nguy cơ huyết khối tim mạch: Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), không phải aspirin, dùng đường toàn thân, có thể tăng nguy cơ xuất hiện biến cố huyết khối tim mạch, bao gồm cả nhồi máu cơ tim và đột quỵ, có thể dẫn đến tử vong. Nguy cơ huyết khối tim mạch được ghi nhận chủ yếu ở liều cao.

Bác sĩ cần đánh giá định kỳ sự xuất hiện các biến cố tim mạch, ngay cả khi bệnh nhân không có các triệu chứng tim mạch trước đó. Bệnh nhân cần được cảnh báo về các triệu chứng của biến cố tim mạch nghiêm trọng và cần thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng này. Cần thông tin cho người bệnh về các triệu chứng độc tính trên tim mạch (đau ngực, khó thở, yếu, nói khó) và hướng dẫn người bệnh xử trí khi các triệu chứng này xảy ra.

Để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến cố bất lợi, cần sử dụng indomethacin ở liều hàng ngày thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất có thể.

Cần theo dõi chặt chẽ kali huyết, vì nguy cơ tăng kali do indomethacin có thể xảy ra ở người bệnh có chức năng thận bình thường.

Uống rượu khi dùng indomethacin có thể gây kéo dài thời gian chảy máu.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Indomethacin có thể gây nhức đầu, chóng mặt, làm mất tập trung chú ý. Cần thận trọng khi sử dụng cho người lái xe, vận hành máy, người làm việc trên cao và các trường hợp khác.

Thời kỳ mang thai

Tuy thực nghiệm không thấy có bằng chứng gây rối loạn phát triển thai ở động vật. Giống như các thuốc chống viêm không steroid khác, thuốc có thể làm ống động mạch của bào thai đóng lại sớm nếu dùng trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Do đó, chống chỉ định tuyệt đối trong thời kỳ mang thai.

Thời kỳ cho con bú

Indomethacin tiết qua sữa mẹ, không nên dùng indomethacin trong thời kỳ cho con bú.

Tương tác thuốc

Vì indomethacin liên kết mạnh với protein nên nó cạnh tranh liên kết protein với các thuốc khác.

Không nên dùng indomethacin phối hợp với:

  • Thuốc chống đông đường uống và heparin: Nguy cơ gây xuất huyết nặng.

  • Aspirin và các salicylate khác: Làm giảm nồng độ indomethacin trong huyết tương và làm tăng nguy cơ, mức độ tổn thương dạ dày ruột.

  • Diflunisal: Dùng diflunisal đồng thời với indomethacin có thể làm tăng nồng độ indomethacin trong huyết tương, làm giảm độ thanh thải indomethacin và có thể gây chảy máu ở đường tiêu hóa dẫn đến tử vong.

  • Lithi: Indomethacin có thể làm tăng nồng độ lithi trong huyết thanh đến mức gây độc. Nếu buộc phải dùng đồng thời, thì cần theo dõi người bệnh thật cẩn thận để phát hiện kịp thời dấu hiệu ngộ độc lithi và phải kiểm tra thường xuyên nồng độ lithi trong máu. Phải điều chỉnh liều lithi trong và sau điều trị bằng indomethacin.

  • Digoxin: Indomethacin có thể làm tăng nồng độ digoxin trong huyết thanh và kéo dài thời gian bán thải của digoxin. Cần định lượng nồng độ digoxin trong máu và cần giảm liều digoxin nếu dùng đồng thời cả 2 thuốc.

  • Ticlopidin: Làm tăng nguy cơ chảy máu.

  • Methotrexate: Indomethacin làm tăng độc tính của methotrexate.

  • Dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung: Có tài liệu cho biết dùng thuốc làm mất tác dụng của dụng cụ tránh thai.

Có thể dùng indomethacin, nhưng phải theo dõi chặt chẽ người bệnh khi phối hợp cùng các thuốc sau:

  • Cyclosporin: Nguy cơ bị ngộ độc cyclosporin. Cần thường xuyên theo dõi chức năng thận của người bệnh.

  • Thuốc lợi niệu: Indomethacin và thuốc lợi tiểu giữ kali có thể làm tăng kali huyết.

  • Các thuốc trung hòa acid dạ dày như muối magnesi, nhôm và calci, các oxyd hay hydroxyd: Có thể làm giảm kích ứng ruột bởi indomethacin, nhưng lại có thể làm giảm nồng độ indomethacin trong huyết thanh.

  • Thuốc chữa tăng huyết áp (thuốc ức chế enzym chuyển dạng angiotensin, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu).

  • Aminoglycosid: Indomethacin làm tăng nồng độ đỉnh và đáy của các aminoglycoside ở trẻ sơ sinh thiếu tháng, nên cần theo dõi chức năng thận và nồng độ aminoglycoside chặt chẽ.

  • Prednisolone: Khi phối hợp với prednisolone trong điều trị viêm khớp dạng thấp, indomethacin làm tăng nồng độ tự do của prednisolone trong máu, nhưng nồng độ prednisolone toàn phần trong máu không đổi.

  • Phenylpropanolamin: Phối hợp với indomethacin gây tăng huyết áp nghiêm trọng.

  • Phenylbutazon: Indomethacin làm nặng tình trạng suy thận do phenylbutazon.

  • Penicillin, nafcilin: Khi dùng đồng thời với indomethacin gây suy thận cấp (xảy ra trên 2 bệnh nhân).

  • Dexamethason: Khi phối hợp indomethacin với dexamethasone làm giảm nồng độ cortisol máu.

  • Desmopressin: Làm tăng hiệu quả desmopressin.

  • Cimetidin bảo vệ tá tràng khỏi tác dụng có hại của indomethacin. Cimetidin có thể làm cho nồng độ indomethacin huyết thanh giảm ít nhưng không làm giảm tác dụng kháng viêm của thuốc.

  • Probenecid có thể làm nồng độ indomethacin tăng gấp đôi nếu dùng đồng thời. Ðiều này có thể có tác dụng lâm sàng tốt ở người bệnh viêm khớp, nhưng lại có thể xảy ra ngộ độc indomethacin, đặc biệt là ở những người suy giảm chức năng thận. Tác dụng đào thải acid uric niệu không bị ảnh hưởng. Nếu cần, thì giảm liều indomethacin.

  • Nếu dùng indomethacin, đáp ứng của cơ thể với miễn dịch bằng vaccin sống có thể xảy ra nặng hơn.

Tương kỵ của thuốc: Do không có các nghiên cứu về tính tương kỵ của thuốc, không trộn lẫn thuốc này với các thuốc khác.

Bảo quản

Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn TrịnhĐã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin

Câu hỏi thường gặp

  • Dược lực học là gì?

  • Dược động học là gì?

  • Tác dụng phụ của thuốc là gì? Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc

  • Sử dụng thuốc đúng cách như thế nào?

  • Các dạng bào chế của thuốc?

Đánh giá sản phẩm

Hãy sử dụng sản phẩm và trở thành người đầu tiên đánh giá trải nghiệm nha.

Hỏi đáp (0 bình luận)

Lọc theo:

Mới nhất
Cũ nhất
Hữu ích nhất
  • H

    HV

    Hộp này giá bao nhiêu ạ?
    1 tháng trước

    Hữu ích

    Trả lời
    • Nguyễn Khánh LinhDược sĩ

      Chào bạn HV,

      Dạ rất tiếc với sản phẩm này tạm thời nhà thuốc đang chưa hỗ trợ cho bạn ngay được. Mong bạn thông cảm. Bất cứ khi nào cần hỗ trợ bạn vui lòng liên hệ tổng đài miễn phí 18006928 để được hỗ trợ chi tiết hơn ạ.

      Thân mến!

      1 tháng trước

      Hữu ích

      Trả lời