Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng trẻ thiếu hụt kẽm đang là một vấn đề đáng lo ngại trong cộng đồng trẻ em ở Việt Nam. Ba mẹ cần chú ý bổ sung khoáng chất này cho trẻ một cách hợp lý để đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện cho bé. Vậy 1 năm bổ sung kẽm mấy lần? Khi nào cần bổ sung kẽm cho trẻ?
Kẽm là khoáng chất quan trọng cho sự phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Tuy nhiên, thống kê từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy tỷ lệ trẻ em thiếu kẽm rất cao. Trong đó, khoảng 7 trong mỗi 10 trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm, chiếm tỷ lệ lên đến 69,4%.
Thông thường, trẻ em nhận được lượng kẽm cần thiết thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Trẻ 6 tháng tuổi trở xuống, sẽ nhận kẽm qua lượng sữa bú mẹ, trong khi trẻ lớn hơn thường hấp thụ từ thức ăn. Tuy nhiên, có những trường hợp khi trẻ thiếu hụt kẽm do các vấn đề cơ địa hoặc sức khỏe.
Nhận biết tình trạng thiếu kẽm ở trẻ có thể qua một số biểu hiện như chán ăn, nôn mửa bất thường, rối loạn giấc ngủ, phát triển thể chất chậm, dễ dị ứng, giảm trí nhớ và dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy hay bệnh nhiễm khuẩn hô hấp. Thường xuyên xuất hiện các vấn đề về da như tổn thương không rõ nguyên nhân, vết thương chậm lành, viêm niêm mạc, rụng tóc hoặc lông, và viêm lưỡi.
Khi phát hiện những biểu hiện này, việc đưa trẻ đến cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm kẽm huyết thanh là cần thiết. Kết quả xét nghiệm sẽ xác định liệu trẻ có thiếu hụt kẽm và mức độ thiếu hụt như thế nào. Dựa trên kết quả này, bác sĩ sẽ đưa ra hướng dẫn về việc bổ sung kẽm cho trẻ và thời gian cụ thể cần thiết để cải thiện tình trạng sức khỏe của bé.
Theo khuyến cáo từ Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), nhu cầu bổ sung kẽm của trẻ theo từng độ tuổi là khác nhau:
Sữa mẹ được coi là nguồn cung cấp kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Khi bổ sung kẽm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, có thể sử dụng các thực phẩm giàu kẽm theo hướng dẫn từ bác sĩ.
Các thực phẩm giàu kẽm bao gồm: Tôm, sữa, lươn, hàu, sò, gan lợn, thịt bò... Để tăng cường khả năng hấp thụ kẽm, có thể bổ sung thêm vitamin C từ các loại trái cây như cam, chanh, quýt, bưởi... Mặc dù vitamin C và kẽm có chức năng riêng biệt, nhưng khi được kết hợp, chúng có thể cải thiện hiệu quả hấp thu lẫn nhau. Điều này có nghĩa là vitamin C có thể tăng khả năng hấp thu của kẽm và ngược lại. Việc này giúp cơ thể trẻ hấp thụ khoáng chất tốt hơn, thúc đẩy sự phát triển và tăng cường đề kháng.
Thống kê cho thấy tỉ lệ thiếu hụt kẽm và sắt ở trẻ đang tăng cao. Vì vậy, cha mẹ cần tự tính toán và bổ sung đúng nhu cầu hàng ngày cho trẻ. Đề xuất bổ sung ít nhất 2 - 3 đợt trong năm, mỗi đợt kéo dài từ 2 - 3 tháng để tránh tình trạng thiếu hụt các dưỡng chất ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Khi bổ sung kẽm cho trẻ, có một số lưu ý quan trọng:
Thời điểm uống thuốc: Nếu trẻ được chỉ định sử dụng thuốc bổ sung kẽm cha mẹ nên cho trẻ dùng các thuốc chứa kẽm như kẽm gluconat hay kẽm sulfat dạng viên, hãy cho trẻ uống sau khi ăn khoảng 30 phút. Điều này giúp tối ưu hóa sự hấp thu của kẽm trong cơ thể.
Tương tác với sắt: Kẽm có khả năng ảnh hưởng đến việc hấp thu sắt khi dùng đồng thời. Do đó, tốt nhất là cho trẻ dùng sắt và kẽm cách xa nhau ít nhất 2 tiếng để tránh tình trạng cạnh tranh hấp thu giữa hai loại vi khoáng này.
Tương tác với canxi: Kẽm và canxi cũng có khả năng tương tác. Canxi có thể làm tăng bài tiết kẽm và dẫn đến giảm hấp thu kẽm trong cơ thể. Do đó, nên tách canxi và kẽm ra khỏi thời gian dùng để tránh tác động tiêu cực đến hấp thu kẽm.
Bổ sung qua thực phẩm chức năng: Nhu cầu kẽm của trẻ thường không được đáp ứng đầy đủ thông qua bữa ăn hàng ngày. Bố mẹ có thể bổ sung thêm thực phẩm chức năng giàu kẽm theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo trẻ nhận đủ lượng kẽm cần thiết.
Việc thiếu hụt kẽm có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm lý cho trẻ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Việc bổ sung đúng lượng kẽm cần thiết, cùng với chế độ dinh dưỡng và các dưỡng chất khác, giúp trẻ phát triển toàn diện, tăng cường đề kháng và sức khỏe tổng thể.
Cha mẹ cần quan sát và đảm bảo rằng trẻ nhận đủ kẽm thông qua thức ăn hoặc thực phẩm bổ sung kẽm và các vi khoáng chất cần thiết như lysine, crom, selen, vitamin B1... để đảm bảo cơ thể trẻ nhận đủ dưỡng chất quan trọng. Những chất này cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất, cải thiện tình trạng ăn uống của trẻ.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.